Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-3-2018] Sư phụ giảng:
“Tôi nói tự nhiên là không tồn tại, ngẫu nhiên là không có, hết thảy đều là có nguyên nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu [1998])
Lần đầu tiên nghe được điều này, tôi cảm thấy mình đã hiểu được nội hàm. Tuy nhiên, khi đặt vào tình huống thực tế, tôi mới nhận ra rằng mình đã không thực sự hiểu sâu sắc.
Sư phụ giảng:
“Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(Thực tu, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,
Làm đến thế tức là tu.”
Tôi nghĩ mình không thể làm được như Sư phụ dạy, do đó với bất cứ điều gì gặp phải tôi đều coi đó là ngẫu nhiên.
Tới thăm một học viên đang bị nghiệp bệnh
Năm ngoái, tôi đến nhà một học viên, cô ấy tên là Thiếu Hoa. Cô đang bị nghiệp bệnh và tâm tính không đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Tôi nghe nói mỗi ngày cô đều truyền dịch.
Tôi muốn tới thăm cô ấy nhưng lại cảm thấy khá dè dặt. Mẹ chồng của cô ấy là một người khá hung dữ và bà phản đối Đại Pháp. Các thành viên trong gia đình tôi cũng có suy nghĩ tương tự. Tôi sợ để họ biết tôi định tới thăm Thiếu Hoa.
Tất nhiên, giải quyết vấn đề ấy với người nhà tôi sẽ dễ dàng hơn vì tôi có thể đi khi họ không ở quanh. Tuy nhiên tôi không thể suy đoán được tình huống về gia đình của Thiếu Hoa. Mẹ chồng cô ấy có thể sẽ ở đó. Các bác sĩ cũng có thể đang ở đó bận rộn với việc truyền dịch? Sẽ có những vị khách tới thăm? Tôi lo sợ phải đối mặt với họ. Sau khi suy xét tất cả những điều này, tôi trở nên bối rối về việc có nên đi thăm cô ấy hay không.
Một cách vô ý thức, tôi đã coi những tình huống có thể xảy ra với gia đình Thiếu Hoa như chuyện ngẫu nhiên và không thể đoán trước. Tôi không nghĩ rằng Sư phụ luôn ở bên và Sư phụ đã an bài tất cả. Càng nghĩ nhiều về việc ấy, tôi càng trở nên bế tắc và bắt đầu bị đau đầu.
Đột nhiên, suy nghĩ của tôi thay đổi. Đây chẳng phải là một chấp trước lớn hay sao? Tôi cần vứt bỏ tâm sợ hãi. Tới thăm một học viên khác có gì phải sợ đâu? Trước đây tôi đã từng tới Bắc Kinh. Sự việc nhỏ này sao có thể ngăn cản tôi được? Tôi sẽ đi! Ngay cả khi mẹ chồng của cô ấy ở ngay cạnh cô ấy; hay các bác sĩ đang bận rộn truyền dịch – tôi cũng sẽ tới đó gặp bạn đồng tu của mình. Đó là một việc ngay chính và cao thượng!
Tôi đã tới nhà của Thiếu Hoa sau bữa sáng. Có rất nhiều người ở bên ngoài nhà cô ấy. Tất cả họ đều là bạn bè trong xóm. Tôi phải bước qua đám đông ấy. Ngay khi tôi đến cổng, đột nhiên mọi người di chuyển đi xem thứ đi đó ở trên đường và không ai để ý đến tôi, và tôi đã vào nhà cô ấy.
Mẹ chồng của Thiếu Hoa đang ở trong sân. Khi nhìn thấy tôi, gương mặt bà buồn rầu và đầy nghi hoặc. Tôi hỏi bà: “Có chuyện gì xảy ra vậy thưa bác? Bác có nhận ra cháu không?” Thiếu Hoa xuất hiện sau khi nghe tiếng của tôi và mời tôi vào phòng. Cô đang mong tôi đến thăm.
Tôi bước vào phòng Thiếu Hoa. Hôm nay cô ấy không truyền dịch, không có bác sĩ, chỉ có mấy bạn đồng tu. Tôi đã không nghĩ rằng mẹ đẻ của Thiếu Hoa cũng ở đây và thật trùng hợp vì bà cũng là người tu luyện. Sau đó chúng tôi bắt đầu chia sẻ và thảo luận sâu. Chúng tôi đã giải quyết một số vấn đề và ai cũng cảm thấy hạnh phúc.
Sư phụ giảng:
“Tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ tư)
Khi tâm tính của chúng ta đạt tiêu chuẩn thì Sư phụ sẽ an bài tất cả mọi thứ tốt nhất cho chúng ta. Nếu bạn nghĩ rằng điều gì đó là ngẫu nhiên thì đó là do quan niệm người thường đang khởi tác dụng. Nếu không thể loại bỏ quan niệm này thì những vấn đề tương tự sẽ tiếp tục xảy ra.
Phân phát tài liệu ở một khu dân cư
Một vài ngày trước, tôi đã đến một khu dân cư để phân phát tài liệu giảng chân tướng. Bảo vệ ở khu vực này luôn tra hỏi và như thể bị khống chế. Tôi có đôi chút sợ hãi.
Tôi đã nghĩ tới việc mình sẽ làm gì nếu bị bảo vệ chặn lại và tôi sẽ không biết nói gì với anh ta. Đột nhiên một suy nghĩ xuất hiện. Không phải tôi đi theo an bài của Sư phụ hay sao? Tôi đang làm việc này để chứng thực Pháp và đồng hóa với Pháp. Sư phụ sẽ an bài những gì tốt nhất cho tôi. Tại sao tôi chỉ nghĩ về những trở ngại? Tôi không nên quan tâm quá nhiều đến chuyện ấy. Sư phụ sẽ có an bài cho tôi khi tôi đến cổng.
Khi tôi đạp xe qua cổng an ninh, bảo vệ bắt đầu lớn tiếng: “Chị là ai?” Anh ta rất thô lỗ và nói chuyện với tôi như thể tôi là một tên trộm. Tôi nghĩ rằng những lời nói và hành động này không phải dành cho một người đang chứng thực Đại Pháp. Do đó tôi sẽ không cho phép anh ta quát mắng tôi và tất nhiên cũng có những người khác đang đi qua cổng. Do đó tôi thậm chí đã không trả lời và bước vào khu vực bên trong mà không thèm quay đầu lại. Cùng lúc đó tôi phát chính niệm. Hôm đó, tôi đã phân phát tài liệu thành công.
Lấy lại các sách Đại Pháp bị cảnh sát tịch thu
Vài ngày trước, trạng thái tu luyện của tôi không thực sự tốt và tôi có chút bối rối. Tôi nhầm thứ Ba thành thứ Hai và trì hoãn đi làm một việc.
Tôi dự định tới sở cảnh sát để đòi lại các sách Đại Pháp vì một vài ngày trước cảnh sát đã tới nhà một đồng tu gây khó khăn và tịch thu các sách Đại Pháp. Tôi đã để rất nhiều ngày trôi qua vì lưỡng lự đi lấy lại sách và chịu trách nhiệm về việc này.
Tuy nhiên, hiện tại trạng thái của tôi không tốt và nếu tôi đi đòi lại sách, điều đó chẳng phải sẽ càng gây ra khó khăn cho tôi hay sao? Tôi lại đối đãi với việc này như thể nó là điều gì đó ngẫu nhiên.
Một suy nghĩ nảy lên: Không, nó sẽ không gây phiền phức cho tôi. Đây là hành động chứng thực Pháp, và tôi đã có Sư phụ bảo hộ. Chẳng nhẽ tôi không dám hoàn thành việc này chỉ đơn giản vì đang không trong trạng thái tốt nhất hay sao? Thời gian khá cấp bách và tôi không thể trì hoãn thêm nữa. Tôi có Sư phụ bảo hộ. Nếu tôi nghĩ quá nhiều thì những quan niệm người thường sẽ chiếm ưu thế. Nếu tôi muốn đi đòi lại sách thì tôi nên đi ngay.
Sư phụ luôn ở bên cạnh tôi. Sư phụ giảng:
“Chư vị càng coi cái khó đó là lớn, thì việc càng khó làm, ‘tướng do tâm sinh’, vậy thì việc đó càng phiền phức hơn.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])
Tôi bước vào sở cảnh sát và gặp một cảnh sát trẻ đang làm nhiệm vụ. Cậu ấy không biết chân tướng về Pháp Luân Công và cậu rất ngạc nhiên khi biết tôi muốn lấy lại những cuốn sách. Cậu ấy hỏi tôi còn tu luyện không. Thậm chí cậu ấy nói tôi phải bị bắt và nó đã vượt quá vấn đề tịch thu sách.
Sau đó tôi giảng chân tướng cho cậu ấy. Tôi cũng nói với cậu ấy về một tài liệu mới được Cơ quan Báo chí và Xuất bản Trung Quốc phát hành. Tôi nói cậu ấy có thể tìm nó trên Internet và sau đó cậu ấy đã im lặng.
Sau đó, tôi tới gặp một cảnh sát mà tôi quen biết và giảng chân tướng cho cậu ấy. Tuy nhiên, cảnh sát phụ trách về vấn đề sách lại đang không làm nhiệm vụ. Do đó tôi phải đi một chuyến nữa tới đồn cảnh sát. Cuối cùng, tôi đã có cơ hội khác giảng chân tướng khi ở đồn cảnh sát mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.
“Ngẫu nhiên” không hề tồn tại đối với những người tu luyện. Việc xem xét mọi thứ như chuyện ngẫu nhiên là quan niệm người thường. Con đường của người tu luyện là do Sư phụ an bài và Sư phụ luôn ở ngay bên cạnh chúng ta. Ngài đã an bài mọi thứ dựa theo tâm của chúng ta. Nếu tâm chúng ta ngay chính thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực.”
(Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)
Tạm diễn nghĩa
“Đệ tử chính niệm mà đầy đủ
Thì Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời”
Nếu tâm của một người lệch khỏi Pháp thì vấn đề có thể phát sinh.
Sư phụ giảng:
“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan.”
(Ma phiền, Hồng Ngâm III)
Diễn nghĩa:
“Trời đất khó mà cản nổi con đường Chính Pháp
Chỉ là do nhân tâm của đệ tử làm vướng víu.”
Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần xem xét lại tư tưởng của bản thân để biết mức độ tín Pháp tín Sư của mình.
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi, có hữu hạn về tầng thứ. Có điểm nào chưa đúng với Pháp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bài viết liên quan:
Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/23/363242.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/18/169406.html
Đăng ngày 19-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.