Bài viết của một học viên trẻ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-04-2018] Tôi bắt đầu tu luyện khi còn rất trẻ, lúc đó tôi theo cha mẹ học Pháp và luyện công. Nhưng khi lớn lên, tôi chuyển đến học tại một trường nội trú và dần dần đánh mất môi trường tu luyện của mình. Tôi chỉ còn tu luyện khi trở về nhà vì được nghỉ học hoặc nghỉ lễ.

Lời nhắc nhở nghiêm khắc

Tôi đã nhận ra sự nghiêm túc của tu luyện khi tôi bị nghiệp bệnh. Điều đó nhắc nhờ tôi phải tinh tấn trong tu luyện và tôi không thể xuôi theo dòng lâu hơn nữa. Tôi chưa bao giờ đối diện với thực tế rằng tôi là một người tu luyện. Mọi điều tôi đã làm trong quá khứ chỉ có một mục đích là để tránh bị bức hại.

Tìm kiếm vấn đề của bản thân

Một ngày tôi xem bài phỏng vấn một đồng tu trên ti vi, anh ấy đã chia sẻ rằng, khi bắt đầu tu luyện, anh đã đến trước ảnh của Sư phụ và khấu đầu ba lần để thể hiện quyết tâm tu luyện của mình. Tại thời điểm đó, tôi đã nghĩ: “Liệu có cần thiết phải làm như vậy? Không ai cấm bạn, cứ tu luyện thôi. Sao phải hình thức?”

Cho đến gần đây tôi mới nhận ra chính xác vấn đề của mình là gì. Tu luyện từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã không cảm nhận được rằng đó là thời điểm bắt đầu. Nhưng giờ đây khi đã trưởng thành, và tôi phải tự mình cân nhắc về những hành vi của bản thân.

Một người phụ nữ trẻ khác cũng chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân. Cô bắt đầu tu luyện từ khi còn rất trẻ và giờ đây cô ấy cũng thường xuyên tự hỏi mình: “Tại sao tôi lại tu luyện? Tôi có thực sự muốn tu luyện cho bản thân mình hay chỉ muốn giống mẹ mình?”

Tôi chưa bao giờ nghiêm túc suy nghĩ tại sao tôi lại tu luyện. Chắc chắn là tôi sẽ không từ bỏ tu luyện kể cả khi cuộc đàn áp diễn ra, nhưng tại sao? Hay tôi chỉ là nghe theo cha mẹ mình? Hay cảm thấy rằng Sư phụ là tuyệt vời nhất? Liệu tôi có hiểu những điều đó một cách đúng đắn, hay tôi chỉ nhận thức trên bề mặt?

Tôi nhận ra mình chưa bao giờ phân biệt rõ ràng giữa bản thân mình và một người thường, từ trong suy nghĩ và hành động. Tôi cũng chưa bao giờ hiểu rõ điểm khác biệt của bản thân mình dưới góc độ một người tu luyện, một người tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Buông bỏ

Một năm trước, tôi có một giấc mơ sống động. Trong giấc mơ, tôi nhìn thấy một cái đèn đốt hương to lớn vô cùng, và rất nhiều đồng tu đốt hương xung quanh. Khi đến lượt mình, tôi lấy một vài que hương, nhưng bất cứ khi nào tôi lấy chúng lên thì chúng đều vỡ vụn.

Nhìn thấy tôi gắng sức, Sư phụ đã đến chỗ tôi và lúc đó tôi thậm chí còn không thể khóc được. Sư phụ cười từ bi và nhẹ nhàng nói: “Hãy buông bỏ.”

Những lời của Sư phụ vang như sấm, và tôi nhận ra rằng Sư phụ muốn tôi buông bỏ những chấp trước của mình để trở thành một đệ tử chân tu.

Liệu tôi có phải là một đệ tử chân tu? Liệu tôi có trân quý cơ duyên tu luyện của mình? Liệu tôi có để tâm đến việc làm cho tốt hơn? Sư phụ có giảng rằng Ngài không coi trọng hình thức, mà chỉ coi trọng việc thay đổi nhân tâm. Tôi chưa bao giờ thực hiện đúng theo nguyên tắc, tôi chỉ là nghe theo cha mẹ mình và đã không nghiêm khắc với bản thân. Đây là thời điểm để cho tôi thay đổi tâm tính.

Tôi cảm ân sâu sắc đến Sư phụ bảo vệ tôi trong suốt những năm qua. Ngài đã chờ đợi tôi, nhắc nhở tôi và giúp tôi ngộ Pháp.

Tu luyện là nghiêm túc. Cuộc đời của mỗi học viên Pháp Luân Công là khác với người thường. Khi một học viên quyết định tu luyện thực sự, thì đường đời và số phận đó là do anh ta lựa chọn. Tôi cần thật sự chính lại bản thân mình và trở thành một đệ tử Pháp Luân Công chân tu. Tôi sẽ đi trên còn đường do Sư phụ an bài và mang trách nhiệm của một học viên, làm ba việc thật tốt, và trân quý cơ duyên vạn cổ này!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/9363876.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/5/169592.html

Đăng ngày: 16-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share