Bài viết của Lữ Cầm Nhi, một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 17-02-208] Bà Xa Bình Bình từ thị trấn Vi Tử Câu, một giảng viên đại học 45 tuổi, bị cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Đông Thành bắt giữ vào ngày 26 tháng 1 năm 2018, ba tháng sau khi bà được thả. Bà Xa bị bắt đến tám lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đang bị giữ ở trại tạm giam Vi Tử Câu.

4ba8422e048e652fff7caf98b6859b66.jpg

Bà Xa Bình Bình

Nhiều bạn bè của bà Xa đã thắc mắc về việc bắt giữ bà. Họ nghi ngờ cảnh sát đang cố gắng che đậy sự thật về việc bà Xa bị tra tấn nghiêm trọng tới mức mắt phải của bà bị mù. Họ lo lắng về sự an toàn của bà và đang kêu gọi mọi người cả trong và ngoài nước lên tiếng và yêu cầu thả bà.

Phá vỡ sự im lặng

Bà Vương Huệ Liên, một học viên Pháp Luân Công biết bà Xa, đã trốn khỏi Trung Quốc, rất buồn khi nghe tin. Nhìn gương mặt tươi cười của bà Xa trong bức hình, bà tự hỏi có ai ghé thăm bà Xa trong trại tạm giam vào dịp Tết Nguyên đán không, bởi vì người em gái duy nhất của bà Xa đang bị giám sát chặt chẽ. Hiện giờ ở Trường Xuân rất lạnh nên bà hy vọng sẽ có người mang quần áo ấm vào cho bà Xa. Bà lo người phụ nữ đã suy kiệt ấy rồi lại rơi vào tình trạng nguy kịch.

Có một câu ngạn ngữ: “Cái ác sẽ hoành hành khi người tốt giữ im lặng.”

Bà Vương đã quyết định đứng lên bảo về bà Xa. Bà nhấc điện thoại gọi tới trại tạm giam Trường Xuân vì muốn để những thủ phạm bức hại biết rằng mọi người trên thế giới đang dõi theo họ.

Dưới đây là những thông tin thu được của bà Vương về bà Xa.

Giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn trong đời

Chị Xa lần đầu gặp tôi vào năm 1997, khi tôi mới tốt nghiệp cao học và đang khốn khổ vì bệnh thấp khớp khiến ê buốt khắp mình. Thấy tôi khổ sở thế, chị ấy đã giới thiệu bản thân rồi trò chuyện với tôi. Tôi có thể cảm nhận được rằng chị thực lòng lo cho tôi.

Chị ấy bảo tôi rằng Pháp Luân Công có sức mạnh chữa bệnh và khuyên tôi thử xem.

Không giống như tôi, một người chỉ biết truy cầu danh lợi, chị ấy dường như không bị những quan niệm đó đè nặng. Lúc nào chị ấy cũng an hòa, vui vẻ, và sự bình thản của chị cho tôi một cảm giác khó tả, cứ như cảm nhận về mấy cô bạn ở cùng ký túc với tôi hồi sinh viên. Họ cũng là học viên Pháp Luân Công. Họ luôn cởi mở và tình nguyện dọn sạch phòng tắm ở ký túc xá.

Dù chị kể với tôi Pháp Luân Công, nhưng trước năm 1999, tôi không hiểu gì mấy về chị. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn và trở nên thân thiết hơn sau khi cuộc bức hại bắt đầu.

Vào thăm tôi trong một trại lao động

Tôi bị giữ trong một trại lao động vào năm 2004. Họ tăng cường các biện pháp nhằm “chuyển hóa” tôi trước ngày Giáng sinh. Để bảo vệ Đại Pháp và phản đối, tôi đã hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” ngay cả khi tôi biết là mình sẽ bị đánh đập tàn tệ vào hôm sau.

Ngạc nhiên thay, tôi không bị đánh đập gì hết mà lại được gặp một người đến thăm, chính là chị Xa.

Thông thường, một tù nhân không hợp tác sẽ bị cấm gặp bất kỳ ai tới thăm. Tôi biết chị Xa hẳn là đã dùng sự ảnh hưởng của chị để vào gặp tôi. Sự thăm nom của chị là sự động viên lớn lao và khiến tôi vô cùng dễ chịu, tiếp thêm sức mạnh và động lực cho tôi. Hôm sau, chị lại quay lại thăm tôi cùng mấy học viên nữa.

Chị ấy thật tốt bụng khi mạo hiểm đến thăm tôi và có thể bị bắt vì giúp người khác.

Tôi không biết chị Xa đã báo việc tôi bị tra tấn lên Minh Huệ Net để mọi người biết tin. Vì thế mà nhiều người gọi điện chia sẻ vì lo ngại cho sự an toàn của tôi. Nhưng trong trại lao động, tôi ngạc nhiên vì lính canh không đánh tôi sau lần chị đến thăm.

Khi tôi bị giam, chị Xa đã đi gặp nhiều người có ảnh hưởng để tìm cách giúp tôi được thả. Cuối cùng, hai tháng sau khi mãn hạn tù 18 tháng, tôi cũng được thả ra.

Những lần bị bắt giữ trước đó của bà Xa

Bà Xa bị bắt lần đầu vì nói về Pháp Luân Công vào năm 1999 khi cuộc bức hại bắt đầu. Vụ bắt giữ đã khiến cha bà Xa bệnh nặng hơn. Cụ qua đời ở tuổi 58.

Bà bị bắt lại trước khi nhận việc ở Singapore vào tháng 5 năm 2005. Mẹ bà mất vào tháng 10 năm đó, không lâu sau vụ bắt giữ.

Bà bị bắt lần thứ ba vào mùa đông năm 2005 vì nói với sinh viên của bà về những đau khổ mà gia đình bà đã phải chịu.

Lần bắt giữ thứ tư để lại hậu quả là bà bị liệt sau khi bà ngã từ căn hộ của bà vì cố chạy thoát.

Bà Xa bị bắt lần thứ năm tại nhà bạn của bà vào tháng 12 năm 2007. Bà được thả sau khi bà tuyệt thực và cận kề cái chết.

Bà bị bắt lần thứ sáu vào tháng 9 năm 2009. Bà tuyệt thực và bị bức thực tàn bạo.

Bà Xa bị bắt lần thứ bảy vào ngày 23 tháng 10 năm 2013, và bị tuyên án bốn năm tù vào năm 2015 trong một phiên xử kín. Bà bị tra tấn nghiêm trọng và đã tuyệt thực nhiều lần. Bà được thả vào 17 tháng 10 năm 2017.

Các bài báo liên quan

Nguyên giáo viên giáo dục thể chất ở tỉnh Cát Lâm bị bức hại ở trong tù

Giáo sư đại học bị kết án bốn năm tù sau bảy lần bị bắt giữ do từ chối từ bỏ đức tin của mình

Một giảng viên đại học ở tỉnh Cát Lâm bị giam giữ gần hai năm và bị tra tấn

Những người phải chịu trách nhiệm vì bức hại bà Xa

  • Vương Hiểu Minh, Giám đốc, Trại lao động Vi Tử Câu: +086-431-8459-2051
  • Tống Kiến Quốc, cảnh sát, Đồn Cảnh sát Đông Triệu Dương: +086-15568895423
  • Vương Nghị Hồng, Phó Giám đốc, Trại giam Số 4 Trường Xuân: +086-431-8416-2707

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/17/361778.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/23/168850.html

Đăng ngày 28-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share