Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 8-12-2017] Lily (bí danh) đến nhà tôi để nói về học viên Mei (bí danh). Cô ấy nói với tôi rằng Mei vẫn chưa loại bỏ hết được các yếu tố văn hóa Đảng.
Chúng tôi đã chia sẻ với Mei vấn đề này, nhưng cô ấy không nghe. Khi các học viên khác phối hợp với cô ấy, họ cảm thấy không thoải mái. Nhưng Lily đã làm tốt và phối hợp vô điều kiện với Mei.
Tạo ra gián cách
Điều này nhắc nhở chúng ta rằng Sư phụ đã yêu cầu chúng ta phải hướng nội tìm khi chúng ta nhìn thấy vấn đề của người khác, vì rất có thể đó cũng là vấn đề của chúng ta. Chúng tôi hướng nội và nhận ra rằng chúng tôi có một số vấn đề nhưng không nghiêm trọng như của Mei. Chúng tôi quyết định buông bỏ chấp trước của mình và tu xuất tâm từ bi. Chúng ta không thể không thích một học viên khác vì họ có chấp trước, cũng không nên tạo ra gián cách giữa các học viên.
Nhóm của chúng tôi học Pháp và phát chính niệm vào mỗi tối. Tuy nhiên, một số học viên không đến đúng giờ, và Lily thường đến muộn hầu hết các buổi tối. Khi tôi chia sẻ điều này với cô ấy, cô ấy đã đồng ý và nói sẽ lưu tâm hơn thiếu sót này của mình. Tuy nhiên, cô ấy đã không thay đổi và tiếp tục đến trễ.
Tôi gọi cô ấy ra ngoài và nói: “Chúng ta có nên chú ý hơn vấn đề này? Việc cô đến muộn phải chăng không ảnh hưởng đến người khác? Chúng ta đều biết thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể phát chính niệm cùng nhau và chúng ta nên trân quý cơ hội này. Nếu cô cảm thấy chúng ta bắt đầu quá sớm, thì chúng ta có thể bắt đầu muộn hơn.” Cô ấy vẫn tiếp tục đến muộn và tôi quyết định không nhắc nhở cô ấy nữa, vì nó sẽ trở thành chấp trước. Tôi nghĩ tôi nên từ bi với cô ấy, mọi người đều có một số chấp trước mà khó buông bỏ ngay lập tức.
Khi tôi nhìn thấy các học viên khác gặp vấn đề, tôi nhận ra rằng rất có thể tôi cũng có những vấn đề khác mà tôi cần được họ tha thứ. Tôi hướng nội tìm và đã phát hiện ra một vài chấp trước của bản thân mình.
Tôi có tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ, suy nghĩ đơn giản, phản ứng chậm và không biết nghĩ cho người khác. Nếu người khác nói những điều khiến tôi khó hiểu, tôi sẽ cảm thấy khó chịu và đổ lỗi cho họ thay vì nhìn vào bản thân mình. Tôi luôn tập trung vào các vấn đề của các học viên khác và cảm thấy họ không chịu hướng nội tìm cũng như không thực tu. Tôi nghĩ rằng mình biết hướng nội và có suy nghĩ coi thường người khác. Tôi cảm thấy mình tốt hơn họ, nên đã vô tình tạo ra gián cách giữa tôi và các đồng tu.
Các học viên khác rất cẩn thận khi họ ở bên tôi. Khi tôi chỉ ra các vấn đề của họ, tôi thường nói thẳng với họ mà không nghĩ đến cảm thụ của họ. Tôi cảm thấy mình thành thực và thẳng thắn, nhưng tôi đã không nhớ đến những lời giảng của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’…”(Chuyển Pháp Luân).
Tôi nhận ra rằng các học viên rất từ bi, họ đã chịu đựng tôi và tha thứ cho tôi trong những năm qua.
Hướng ngoại thay vì hướng nội
Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp. Nhiều học viên đã trưởng thành, và họ hiểu rằng họ đang tu luyện bản thân mình. Bất cứ khi nào họ thấy các đồng tu gặp vấn đề, họ đều không chỉ ra mà chỉ hướng nội quy chính bản thân. Vì tôi thường hướng ngoại, nên tôi vẫn dậm chân tại chỗ trong khi các học viên khác đã nhanh chóng đề cao tâm tính của họ.
Tôi nhận thức được vấn đề của mình nhưng tôi lại không biết tu luyện như thế nào. Sư phụ đã nhìn thấy điều này và Ngài đã sử dụng lời nói của các học viên khác để điểm hóa cho tôi khi thấy tôi quá ngoan cố và chưa đủ từ bi.
Tôi hướng nội và nhận ra rằng sự hiểu biết của tôi về “từ bi” quá hạn hẹp. Từ bi không chỉ là giảng chân tướng mỗi ngày. Chúng ta tu Phật, và từ bi là đặc tính cơ bản của một Đại Giác Giả. Tu luyện là vô cùng nghiêm túc và sự tu luyện của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho mọi người. Chỉ khi chúng ta thực sự buông bỏ quan niệm người thường, thì chúng ta mới có thể chứng thực được Đại Pháp và những người khác mới thấy được vẻ đẹp cao quý của Đại Pháp.
Tôi không thể từ bi vì tôi có những chấp trước mạnh mẽ, như tâm đố kỵ, và nhiều tư tưởng tiêu cực khác.
Tôi nhận ra những chấp trước của mình và quyết định từ bỏ chúng. Tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào tôi học Pháp nhiều hơn, tôi đều có thể buông bỏ được chấp trước.
Sư phụ giảng:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh tấn yếu chỉ II)
Tu luyện chính mình
Khi tôi học Pháp nhiều hơn, suy nghĩ của tôi đã thay đổi. Tôi không còn bức xúc khi nhìn thấy vấn đề của người khác, cũng như không còn nghi hoặc những động cơ ẩn giấu trong tâm của người khác. Thay vào đó, tôi tu chính bản thân mình và dùng từ bi đối đãi với mọi người.
Khi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, tôi hỏi một học viên: “Bạn nghĩ gì khi bạn phải đối mặt với cảnh sát? Có phải tất cả những suy nghĩ của bạn đều dựa trên từ bi? Có phải bạn đang cứu họ?”
Người học viên đã giảng chân tướng về Đại Pháp với cảnh sát và bị bắt. Cô ấy đã làm rất tốt và cô ấy đã được thả ra, trong khi tôi làm không tốt, vì vậy tôi muốn học hỏi kinh nghiệm của cô ấy.
Tuy nhiên, cô ấy đã do dự trong giây lát và không nói gì. Nếu điều này xảy ra trước đây, tôi sẽ nghĩ: “Tại sao bạn không muốn giúp người khác khi bạn nhìn thấy vấn đề của họ? Chẳng lẽ chúng ta không nên ‘giúp đỡ lẫn nhau để cùng đề cao hay sao’? Phải vậy không?” Nhưng lần này, tôi đã không hướng ngoại và đổ lỗi cho người khác.
Tôi nhận ra rằng những gì người khác nói trước mặt mình, có thể không phải là sự phản chiếu những điều thực sự trong tâm của họ. Nó được bộc lộ ra là để chúng ta tu bỏ nó đi. Vì vậy, chúng ta không thể nghĩ rằng một học viên nào đó có vấn đề này hoặc vấn đề khác. Đây là cơ hội mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta để chúng ta đề cao tâm tính của bản thân mình.
Sư phụ giảng:
“Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/8/357627.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/5/167480.html
Đăng ngày 24-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.