Bài viết của học viên Ngộ Không

[MINH HUỆ 30-12-2017] Thời gian trôi đi với tốc độ bất ngờ và trước khi nhận ra điều đó, tôi đã lãng phí nhiều năm khi không bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp [sớm]. Kể từ lần đầu tiên biết về pháp môn, tôi đã mất 15 năm mới bắt đầu sống theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.

Một đời người có thể có bao nhiêu giai đoạn 15 năm? Hai năm đầu tu luyện, tôi cảm thấy mình khá tinh tấn và có thể cảm nhận được Sư phụ Lý Hồng Chí đã giúp đỡ và khích lệ mình.

Năm nay tôi không cảm thấy tinh tấn nữa, tuy nhiên theo thời gian tôi ngày càng minh bạch ra nhiều điều mới. Nhìn lại những năm qua, tôi đã dao động giữa các giai đoạn tinh tấn và buông lơi. Tôi không thể nhớ được có thời điểm nào mà mình liên tục tinh tấn học Pháp và luyện công.

Khi còn rất nhỏ, tôi nhớ có một nguyên tắc từ câu chuyện của người xưa nói rằng “kiên trì thường hằng” là điều rất quan trọng. Khi nhỏ hơn, tôi nghĩ mình rất kiên trì và có thể dễ dàng hoàn thành một việc từ đầu đến cuối. Tôi cảm thấy như ý chí của mình ngày càng yếu hơn khi tôi lớn lên.

Điều tốt là hạt giống Đại Pháp đã được gieo trong tâm tôi. Hai năm qua, tôi ngày càng cảm nhận được sự trân quý của Đại Pháp. Ban đầu, cảm giác vui mừng của tôi rất mạnh mẽ, nhưng tôi không hiểu ý nghĩa thực sự của tu luyện.

Khi nhìn vào các học viên mà có thể duy trì trạng thái tu luyện ổn định hàng chục năm, tôi biết đó là vì họ học Pháp tốt và chứng thực Đại Pháp thông qua những trải nghiệm của chính bản thân. Khi tôi tĩnh tâm học Pháp và không có truy cầu nào, tôi cũng giữ được tinh tấn.

Học Pháp tốt tự nó đã là một phần của tu luyện tinh tấn và là nền tảng để tu luyện. Khi chúng ta học Pháp tốt, đầu não của chúng ta thanh tỉnh, và chúng ta có thể tự chính lại mình bằng việc áp dụng tiêu chuẩn Chân-Thiện- Nhẫn của Đại Pháp; chúng ta biết phải làm gì, vì tư tưởng của chúng ta logic và tự nhiên.

Khi một người không tinh tấn, dường như trạng thái đó phát sinh do họ học Pháp ít hơn. Trên bề mặt, có rất nhiều thứ cần giải quyết và người đó rất bận. Vì vậy dẫn đến việc họ muốn bỏ học Pháp một ngày, hoặc bỏ luyện công. Tuy nhiên, việc này cũng khiến những thứ khác bị kéo xuống.

Nó có thể biểu hiện ra một trạng thái tâm hơi khác. Ví dụ, vào cuối ngày chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Nếu chúng ta nghĩ, “mình nghỉ ngơi chút vậy” và thuận theo niệm này, bạn đã lãng phí cả ngày. Ngược lại nếu chúng ta nên nghĩ: “Mình mệt vì đã không học Pháp hay luyện công, bây giờ mình sẽ bù lại!” chúng ta sẽ nhận được rất nhiều năng lượng và cảm thấy đã tận dụng được tốt thời gian.

Trong hầu hết các tình huống, một niệm sinh ra kết quả khác nhau. Có lẽ đây là sự khác biệt giữa người và Thần.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách, không có tác dụng gì.” (Pháp giảng tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc vào Tết nguyên tiêu năm 2003)

Cách đây vài ngày, khi đang dâng hương cho Sư phụ, tôi cảm thấy xấu hổ và tránh nhìn ảnh của Ngài. Sau đó, tôi nhớ tới những lời trên của Sư phụ và nhận ra rằng mình thật ngốc nghếch. Tôi vẫn chưa dùng chính niệm để đối đãi với tu luyện của bản thân.

Gần cuối năm, thời gian dường như trôi qua ngày càng nhanh. Không có gì có thể diễn tả sự trân quý của việc trở thành đệ tử của Sư phụ. Tôi phải luôn tinh tấn để xứng đáng với danh hiệu là một đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/30/358607.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/23/167684.html

Đăng ngày 9-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share