Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-12-2017] Khi đọc các bài chia sẻ ở Pháp hội Trung Quốc, tôi nhận thấy các học viên thường bắt đầu bằng việc nói về những lợi ích mà họ nhận được qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một số nói về cách họ đã hồi phục bệnh tật, những người khác nói rằng họ đã trở thành những người tốt hơn, hoặc trí huệ của họ đã được khai mở, v.v.. Một số người viết rằng sau khi biết các học viên khác nhận được lợi ích như thế nào, họ cũng bắt đầu tu.

Tôi cũng tương tự như vậy. Khi lên Bắc Kinh để lên tiếng phản đối bức hại, tôi đã nói với các quan chức rằng Đại Pháp đã đem lại lợi ích cho tôi như thế nào cả về thể chất và tinh thần. Vì Đại Pháp đã cho tôi rất nhiều nên tôi cảm thấy cần phải lên tiếng.

Khi nghĩ về nó, tôi nhận ra cách nghĩ này về Đại Pháp vẫn là sự cảm kích mang cái tình của người thường. Tu luyện yêu cầu đề cao cảnh giới và nhận thức, nên chúng ta không thể ôm giữ nhận thức kiểu như vậy. Vì đó không phải là mục đích của tu luyện.

Con người đã bị lạc khỏi tín ngưỡng chân chính

Ở Trung Quốc, hầu hết mọi người đều làm bất cứ điều gì vì tiền, và mỗi suy nghĩ của họ đều tập trung vào việc kiếm tiền. Khi thứ gì đó mà họ đầu tư có vẻ đem lại lợi nhuận, họ đầu tư nhiều hơn. Ngay cả đối với tín ngưỡng, thay vì mong cầu làm người tốt hơn, họ thờ phụng Phật để được đáp ứng truy cầu vật chất của họ thay vì tìm cách đề cao bản thân.

Vì người dân Trung Quốc đã bị cắt đứt khỏi văn hoá truyền thống nên rất ít người biết rằng tín ngưỡng và bái Phật là trang nghiêm, thần thánh. Một số người phàn nàn khi họ không đắc được những gì họ muốn sau khi cầu nguyện hoặc thắp hương cho Phật. Một số người mắng chửi Phật khi họ cảm thấy việc thờ phụng không tạo ra sự khác biệt hoặc bệnh tật của họ vẫn không hết.

Khi toàn xã hội tập trung kiếm tiền và theo đuổi những lợi ích vật chất, rất ít người biết được tu luyện thực sự là gì. Kết quả là, một số người thờ Phật để tránh nạn, và một số cầu xin để ước nguyện của họ trở thành sự thực, như kiếm được nhiều tiền hơn hoặc sinh được con khỏe mạnh. Rất ít người biết hướng nội và thực tu là như thế nào. Ngay cả các tăng ni ở Trung Quốc cũng được trả lương.

Sẽ ra sao nếu chúng ta không thấy được những lợi ích qua tu luyện?

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được khoảng 20 năm. Vì cuộc bức hại, một số học viên đã qua đời, một số bị mất việc, và một số gia đình của các học viên bị ly tán. Khi cuộc đàn áp rất nghiêm trọng, tôi tự nhủ: “Các học viên đã phải chịu đựng rất nhiều. Nếu không nhận được lợi ích qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, liệu tôi có tiếp tục tu không?”

Tôi đã suy nghĩ về điều này suốt thời gian dài. Tôi biết rằng tu luyện nghĩa là chúng ta phải buông bỏ chấp trước và phải chủ động [buông bỏ].

Trong “Sách Job” thuộc Kinh Thánh, Job rất giàu có, gia đình ông rất hạnh phúc và hưng thịnh. Chúa đã cho phép Satan thử thách anh ta bằng cách lấy đi của cải và gia đình của anh, nhưng Job đã không phàn nàn; khi Chúa cho phép Satan tiếp tục thử thách anh ta bằng cách khiến anh đau khổ rất nhiều, Job vẫn trung thành và không mắng chửi Chúa. Cuối cùng, Chúa đã ban cho Job nhiều của cải hơn và đưa gia đình anh trở lại.

Tôi cảm thấy câu chuyện này cho thấy người tu nên tin tưởng vô điều kiện. Là những học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta nên làm tốt hơn Job.

Buông bỏ tâm truy cầu

Khi chúng ta đến thế gian con người, bản tính của chúng ta đã bị các loại quan niệm người thường chôn vùi. Chúng ta có thể cảm thấy rằng những gì chúng ta truy cầu là hợp lý. Bị bao quanh bởi những người thường xuyên truy cầu tiền bạc hoặc những thứ khác, tư tưởng của chúng ta có thể dễ dàng bị ô nhiễm. Chúng ta thậm chí có thể xem những suy nghĩ này là của mình và không muốn buông bỏ chúng. Những tâm truy cầu này là những quan niệm người thường chứ không phải chân ngã của chúng ta, nhưng chúng có thể khống chế và khiến chúng ta vĩnh viễn lưu lạc tại nhân gian, ngăn cản chúng ta tu viên mãn.

Chân ngã của chúng ta là vô tư vô ngã, nhưng truy cầu một cuộc sống hạnh phúc, vô tư lự bắt nguồn từ vị tư vị ngã. Khi truy cầu những thứ vật chất, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi được thỏa mãn. Nếu cảm thấy không nhận được lợi ích qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có thể thắc mắc tại sao chúng ta lại tu luyện hoặc thậm chí bắt đầu nghi ngờ Sư phụ.

Chúng ta cần phải tĩnh tâm học Pháp, chứ không nên để bị cuốn theo những thứ bên ngoài. Chúng ta cần loại bỏ tạp niệm, khi có thể tập trung vào từng từ từng chữ, chúng ta có thể tiếp thụ bài giảng. Sư phụ đã dạy chúng ta nhiều Pháp lý nhưng chúng ta phải hiểu và hành theo.

Trong sách Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

Công năng chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình tu luyện, [chúng] không đại biểu cho tầng, không phải đại biểu [rằng] tầng cao hay thấp của cá nhân, công lực lớn hay nhỏ;” (Chuyển Pháp Luân)

Vì sức khoẻ tốt và cuộc sống vô tư thoải mái không phải là một phần thiết yếu của tu luyện, nên chúng ta không nên truy cầu chúng. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc trở thành người tốt hơn.

Khi không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của Pháp, chúng ta sẽ không thể làm tốt ba việc và gặp khó khăn khi cứu người. Nếu bị phân tâm vì những truy cầu vật chất và quên đi lý do tại sao mình tu luyện, chúng ta có thể ngày càng lệch xa khỏi Pháp.

Nếu chúng ta không nhận ra và loại bỏ những chấp trước này, chúng ta có thể nuôi dưỡng chúng và khiến tình huống thậm chí tệ hơn.

Tu luyện là chịu khổ để tu tâm, mỗi khổ nạn là cơ hội để chúng ta tu luyện và đề cao. Như Sư phụ đã viết trong Hồng Ngâm,

“Viên mãn đắc Phật quả,

Cật khổ đương thành lạc.”

(Khổ Kỳ Tâm ChíHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Khổ cái tâm chí này

“Viên mãn rồi đắc quả vị Phật

Lấy đau khổ làm hỷ lạc.”

“Bất ký thường nhân khổ lạc

Nãi tu luyện giả

Bất chấp vu thế gian đắc thất

La Hán dã”

(Khiêu Xuất Tam GiớiHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Nhảy ra khỏi tam giới

Không nhớ (để bụng) chuyện sướng khổ của người thường

Chẳng phải là người tu luyện là gì

Không chấp vào việc được mất ngoài thế gian

Cũng là La Hán

“Đại giác bất uý khổ

Ý chí kim cương chú

Sinh tử vô chấp trước

Thản đãng Chính Pháp lộ”

(Chính Niệm Chính HànhHồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

Niệm Chân Chính Hành Sự Chân Chính

Bậc Đại Giác không e ngại khổ

Ý chí vốn hun đúc bằng kim cương

Không có chấp trước vào sống và chết

Đi trên con đường Chính Pháp một cách ung dung thanh thản

Trên đây là một chút nhận thức hữu hạn của bản thân, có điều gì không thích hợp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/25/357675.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/6/167833.html

Đăng ngày 16-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share