Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 13-12-2017] Vào ngày 10 tháng 11 năm 2017, ông Lưu Tích Vĩnh, 76 tuổi, đến từ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị Tòa án quận Tân Châu kết án ba năm tù vì phát tờ rơi phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, bản án được ghi ngày 19 tháng 9 năm 2017, hơn một tháng trước ngày ra tòa của ông Lưu vào tháng 10.

Cho dù thẩm phán bảo với ông Lưu rằng ông có thể kháng án, nhưng ông ta không giải thích gì về việc bản án rõ ràng là được quyết định từ trước.

Bản án của ông Lưu không phải là một vụ cá biệt ở Trung Quốc. Sau hàng thập kỷ cộng sản cai trị, các thẩm phán Trung Quốc đã trở thành con dấu của chế độ trong việc ban hành những bản án phi pháp, đã được quyết định từ trước, đối với những nhóm bất đồng chính kiến và những nhóm đối tượng khác thông qua những phiên xét xử.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, kết án phi pháp đã trở thành một trong những chiến thuật thông dụng nhất mà chính quyền Trung Quốc sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công.

Là tuyến đầu thu thập bằng chứng về các vụ bức hại Pháp Luân Công, trang Minghui.org (phiên bản tiếng Trung của Minh Huệ) đã ghi chép thông tin liên quan tới việc kết án phi pháp đối với các học viên mỗi tháng. Vào tháng 11 năm 2017, Minghui.org đã xác nhận 82 trường hợp kết án phi pháp các học viên, gồm 30 vụ trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 10 và 52 vụ trong tháng 11. Án tù trung bình khoảng 2.7 năm.

82 trường hợp kết án phi pháp các học viên, theo tỉnh thành, được báo cáo trong tháng 11 năm 2017

Ngoài việc quyết định thời hạn tù giam, các tòa án còn phạt các học viên tổng số 143.000 tệ. “Vắt kiệt tài chính” là một trong ba chỉ thị của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân khi ông ta ra lệnh xóa sổ Pháp Luân Công, kèm theo đó là hai chỉ thị khác, là “bôi nhọ thanh danh”, và “hủy hoại thân thể”.

Kết án trong khi thiếu bằng chứng

Vào ngày 28 tháng 11 năm 2017, tòa án Phổ Đông ở Thượng Hải đã thông báo về học viên Lâm Bảo Trân bị kết án một năm tù giam. Bản án được ban hành mà luật sư và gia đình bà không hay biết.

Bà Lâm từ Thượng Hải bị báo cảnh sát vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và bị bắt tại lối ra một ga tàu điện ngầm vào ngày 24 tháng 4 năm 2017.

Bà bị xét xử vào ngày 15 tháng 11 năm 2017. Luật sư của bà biện hộ vô tội cho bà và lập luận rằng không có bằng chứng chứng minh bà Lâm phạm bất kỳ điều luật nào. Ông lưu ý rằng cả nhân chứng và điều tra viên vụ án đều không có mặt tại tòa và công tố viên không đưa ra được bằng chứng liệt kê trong bản cáo trạng trong phiên tòa. Vì không có bằng chứng nào trong đó được kiểm chứng nên không thể dựa vào đó để buộc tội bà Lâm.

Mặc dù thiếu bằng chứng, hai tuần sau phiên xét xử tòa vẫn kết án bà Lâm có tội mà không thông báo cho luật sư của bà.

Cảnh sát tra tấn và thẩm vấn

Bà Đường Lợi Hoa từ thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, gần đây bị kết án ba năm tù vì học các bài giảng Pháp Luân Công với 17 học viên khác.

Cảnh sát bắt giữ tất cả các học viên trong buổi học nhóm vào ngày 16 tháng 5 năm 2016, trong đó,15 người bị đưa tới một khách sạn để thẩm vấn.

Bà Đường bị treo vào cửa sổ bằng còng tay, chỉ để hai ngón chân cái gần chạm đất. Bà còn bị đánh và bị cấm ngủ. Bà Đường bị treo như thế suốt 18 ngày rồi sau đó bị đưa tới trại giam.

Tòa đã xử bà ba lần trước khi đưa ra bản án.

Luật sư bị từ chối truy cập hồ sơ vụ án và không được thông báo về phiên xét xử

Bà Bùi Thục Mai từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị tuyên án hai năm tù và bị phạt 5.000 tệ trong một phiên xử kín vào ngày 8 tháng 11 năm 2017. Tuy nhiên, đến ngày bị tuyên án, luật sư của bà Bùi vẫn chưa được xem lại hồ sơ vụ án của bà do bị viện kiểm sát và tòa án liên tục cản trở. Ông cũng không được thông báo về phiên xử kín.

Khi luật sư tới viện kiểm sát lần đầu vào ngày 18 tháng 7 năm 2017, ông được bảo phải chờ tới khi kiểm sát viên thụ lý vụ án quay về sau kỳ nghỉ hai tuần, mặc dù luật pháp Trung Quốc quy định rằng kiểm sát viên không cần có mặt khi một luật sư bào chữa xem tài liệu vụ án.

Luật sư sau đó phải đến viện kiểm sát mấy lần để yêu cầu xem lại hồ sơ, nhưng lại bị chỉ đi hết cấp này đến cấp kia của viện kiểm sát và Phòng 610, một cơ quan ngoài hệ thống luật pháp chuyên trách tiêu diệt Pháp Luân Công và được trao quyền vượt trên cả hệ thống pháp luật.

Trong khi viện kiểm sát viện đủ lý do để ngăn cản luật sư xem xét hồ sơ, họ đã bí mật nộp hồ sơ lên tòa án, ở đây, luật sư tiếp tục bị từ chối được tiếp cận hồ sơ.

Bà Bùi bị bắt vào ngày 18 tháng 4 năm 2017, trong khi nói chuyện với một người về cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Cảnh sát đã không trình thẻ hay lệnh bắt giữ.

Bác sỹ Trung Quốc tiếp tục bị tuyên án chín năm sau khi mãn hạn 10 năm tù và bị tra tấn dưới hàng trăm hình thức

Bác sỹ Thiệu Thừa Lạc, 64 tuổi, từ Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, bị kết án chín năm tù và vợ ông bà Cao Văn Thục là bốn năm tù vào ngày 10 tháng 11 năm 2017. Cặp vợ chồng này bị bắt khi phân phát tài liệu phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 2 tháng 5 năm 2017.

07b4c9c2ba67857ce5669836da138414.jpg

Bác sỹ Thiệu Thừa Lạc

4ad054d4b8d8a8e3050396bade6614ee.jpg

Bà Cao Văn Thục

Đây là lần thứ ba bác sỹ Thiệu bị tuyên án tù. Bởi vì ông đã từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên ông đã bị tuyên án ba năm lao động cưỡng bức và bảy năm tù giam từ năm 2001 đến năm 2013.

Trong thời gian bị giam tại Trại Lao động cưỡng bức Vương Thôn và Nhà tù Nam Sơn Đông, ông phải chịu hàng trăm kiểu tra tấn, gồm cả đánh đập, bức thực, chọc vào nhãn cầu, ngồi lâu trên ghế đẩu nhỏ, bị đâm bằng kim tiêm, cạo xườn bằng bàn chải đánh răng, và nhiều hình thức khác. Các ngón tay của ông bị gãy, ngón chân trái bị dập, và ông đã gần chết.

Khi ông được thả vào 2013, ông bị thương khắp người và cân nặng chỉ còn 45kg.

Trong lần bị bắt mới đây, cảnh sát đã lục soát nhà ông mấy lần và tịch thu nhiều vật dụng cá nhân của ông cùng hơn 20.000 tệ tiền mặt.

Khi cháu gái của ông chất vất cảnh sát về tính pháp lý của việc lục soát để ngăn cản họ, cô đã bị đưa tới trại giam và bị giữ ở đó 10 ngày mà không qua thủ tục pháp lý nào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/13/357786.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/28/166902.html

Đăng ngày 24-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share