[MINH HUỆ 9-1-2018] Năm 2017 đánh dấu kỷ niệm 25 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Hơn 10.000 học viên đã tập trung tại thành phố New York để tổ chức lễ mít-tinh, diễu hành và Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm. Trang web Minh Huệ đã nhận được hàng ngàn tấm thiệp chúc mừng từ các học viên cũng như những người không phải là học viên trên toàn thế giới, trong đó kể về những lợi ích vật chất và tinh thần mà họ thu được từ pháp môn này. Nhiều báo cáo và tuyên bố từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác thể hiện sự ủng hộ đối với sự bền bỉ của các học viên trong việc bảo vệ nhân quyền cơ bản.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn, đến nay là năm thứ 18. Hơn 900 học viên đã bị kết án tù vì đức tin của họ, trong khi các luật sư đã biện hộ cho các học viên trong hơn 500 vụ xét xử. Ít nhất đã có 40 học viên nữa mất mạng vì bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ. Điều này khiến nhiều người Trung Quốc hơn nữa muốn thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhân rộng sự hưởng ứng của cộng đồng quốc tế đối với các vụ kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, vì tội bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Đối lập với cuộc bức hại trầm trọng ở Trung Quốc, nhiều hội thảo miễn phí đã được tổ chức trên khắp thế giới, và đông đảo người trên khắp thế giới tham gia luyện tập Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), từ Châu Âu và Châu Á đến Mỹ.

Hội tụ và hội nghị quy mô lớn ở New York

672e7985aa98d76b3101f70ffacffb95.jpg

Khoảng 10.000 học viên đã tham dự Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp New York 2017 vào ngày 14 tháng 5 năm 2017.

Khoảng 10.000 học viên đến từ 58 quốc gia đã tham dự Hội nghị Chia sẻ Kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp New York 2017 vào Chủ Nhật, ngày 14 tháng 5 năm 2017, tại Trung tâm Barclays ở Brooklyn, New York. Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã lên sân khấu vào khoảng 2 giờ chiều để giảng Pháp và trả lời các câu hỏi trong khoảng hai giờ đồng hồ.

Hội nghị này là sự kiện thường niên ở New York. 13 học viên cũng lên sân khấu để chia sẻ về kinh nghiệm của họ trong việc áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống thường nhật. Họ thảo luận về việc làm sao để giúp nhiều người hơn nữa biết đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại pháp môn này ở Trung Quốc.

feature20172x.jpg

Lễ kỷ niệm bốn ngày của Ngày Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 18 tại thành phố New York bắt đầu tại Quảng trường Union Square với một màn biểu diễn công pháp tập thể lớn vào sáng ngày 12 tháng 5. Một cuộc diễu hành lớn diễn ra cùng ngày và hàng loạt sự kiện trong thành phố sau đó.

Hàng chục ngàn tấm thiệp chúc mừng

Trang web Minh Huệ đã nhận được ít nhất 12.200 tấm thiệp chúc mừng năm mới vào đầu năm 2017 từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp và những người ủng hộ trên toàn thế giới. Thiệp chúc mừng đến từ 31 tỉnh, thành ở Trung Quốc và 28 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu. Một số thiệp đến từ các nhóm học viên ở các điểm luyện công, một số là từ gia đình của các học viên, và một số là của cá nhân các học viên.

Những cá nhân gửi thiệp thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, từ quan chức chính phủ, sỹ quan quân đội, giáo viên, bác sỹ, luật sư, đến người nội trợ. Nhiều người bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ Lý Hồng Chí đã giúp họ lành bệnh, phục hồi sức khỏe và làm lại cuộc đời. Hầu hết những người gửi thiệp đều nói về nguyên lý chính của Pháp Luân Công, Chân – Thiện – Nhẫn đã mang lại hướng đi mới cho cuộc đời.

Tương tự, dịp Lễ hội Trung thu ngày 4 tháng 10 cũng có rất nhiều thiệp chúc mừng như thế. Nhiều người không phải là học viên cho hay vì ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp mà họ đã gặp may mắn và phúc báo. Một phụ nữ viết rằng Pháp Luân Đại Pháp là ngọn hải đăng dẫn cô vượt lên từ xã hội tham nhũng hiện nay. Cô ấy chia sẻ mình là một linh hồn lạc lối, nhưng nhờ Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy nhận ra rằng mình nên hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn.

Nhiều báo cáo và tuyên bố lên án những hành động tàn ác ở Trung Quốc

Báo cáo về Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ năm 2016 đã được công bố tại một cuộc họp báo ở Washington DC vào ngày 15 tháng 8 năm 2017. Trung Quốc là một trong 10 “quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” vì nạn đàn áp tôn giáo nghiêm trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson đã nêu đích danh cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong đó nêu cụ thể rằng vào năm 2016: “… hàng chục học viên Pháp Luân Công đã chết trong tù”. Ông cho hay tự do tôn giáo là “giá trị căn bản của Mỹ, theo Hiến pháp sửa đổi lần thứ nhất, cũng như là quyền phổ quát của con người”.

51b82054a4da51b83ed1dd425684a2c3.jpg

Báo cáo “Cuộc chiến giành lại Tinh thần Trung Hoa” do Freedom House xuất bản vào ngày 28 tháng 2 năm 2017, có một phần 22 trang về Pháp Luân Công với 118 tài liệu tham khảo bên thứ ba

Trong một báo cáo của Freedom House, cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc được nhấn mạnh và phân tích chi tiết. 22 trang của tài liệu 142 trang này tập trung nói về sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên diện rộng này. Theo nội dung trích dẫn nhận định của André Laliberté, một học giả hàng đầu của Đại học Ottawa về tôn giáo ở Trung Quốc: “[ĐCSTQ đã phát động] cuộc bức hại tín ngưỡng lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Văn hoá, đó là cuộc đàn áp Pháp Luân Công.”

Ngày 20 tháng 7 năm 2017, khi hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ khắp Hoa Kỳ tổ chức mít-tinh tại Capitol Hill, một số nghị sỹ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế và các diễn giả từ các tổ chức tôn giáo và nhân quyền đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ trong bài phát biểu của họ tại buổi mít-tinh.

Hạ nghị sỹ Ileana Ros-Lehtinen (R-Fla) cho hay: “Các học viên Pháp Luân Công bị theo dõi, bị tùy tiện giam giữ, cầm tù, tra tấn, và có nhiều nguy cơ bị xử tử phi pháp. Mặc dù Trung Quốc tìm mọi cách để phủ nhận hay biện minh trước sự thật này nhưng có nhiều lý do xác đáng cho thấy nạn thu hoạch nội tạng sống vẫn tiếp diễn cho đến nay.”

Cũng tại cuộc mít tinh này, Hạ nghị sỹ Dana Rohrabacher (R-Calif.) nói chúng ta nợ các học viên Pháp Luân Công có mặt ở đây cũng như những học viên ở Trung Quốc lời cảm ơn sâu sắc. “Pháp Luân Công đã cứu thế giới khỏi các thế lực tà ác”, ông nói thêm rằng Trung Quốc và người Trung Quốc đang nằm dưới sự kiểm soát của một “nhóm xã hội đen” không những đàn áp người dân của chính nó mà còn đe dọa thế giới.

Hơn 900 học viên bị cầm tù bất hợp pháp

Theo báo cáo của Minh Huệ, có ít nhất 974 học viên đã bị kết án tù vì tập luyện Pháp Luân Đại Pháp trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017, trong đó có một số là người già đã ngoài 70. Ngoài ra, một số lượng lớn học viên bị thương nặng, tê liệt, hoặc bị nguy hiểm đến tính mạng sau thời gian bị tra tấn.

Những học viên này thuộc mọi tầng lớp xã hội. Dương Hồng, một người từng du học ở Nhật và vợ ông Tưởng Nhã Huy từng bị kết án sáu năm tù giam. Tư Đức Lợi, giáo sư của một trung tâm văn hoá tại thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, đã bị kết án 39 tháng tù vào tháng 6 năm 2017 vì kiện Giang Trạch Dân.

Các bản án thường được quyết định trước khi tiến hành xét xử. Ông Lưu Hy Vĩnh, 76 tuổi, người thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị xét xử vào tháng 10 năm 2017. Một tháng sau đó, ông mới được thông báo là bị kết án 3 năm tù. Tuy nhiên, bản án đã được đưa ra từ ngày 19 tháng 9.

Các quan chức thường nói rằng các quyết định là từ cấp trên. Chẳng hạn, Diệp Vệ Đông từ thành phố Hải Môn ở tỉnh Giang Tô bị kết án 21 tháng vì đăng một bài viết trên QQ, một mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Chánh án phiên tòa Lục Vệ Đông nói ông chỉ đơn thuần là làm theo mệnh lệnh của Phòng 610 cũng như Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

Hơn 500 biện hộ không có tội

Năm 2017 đã có ít nhất 503 vụ xét xử mà luật sư biện hộ vô tội cho học viên, trong đó, 196 vụ diễn ra trong sáu tháng đầu năm.

Lương Kiếm Quân, một giáo viên ở tỉnh Quảng Đông, đã được xử vào ngày 7 tháng 11 năm 2017. Hai luật sư, một người từ Bắc Kinh và một từ Quảng Đông, đã biện hộ cho ông. Họ khẳng định các học viên là vô tội theo quyền tự do tín ngưỡng được quy định tại Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc. Một trong hai luật sư nói với cảnh sát khi nêu tên những tội phạm diệt chủng bị truy nã suốt phần đời còn lại, rằng bất cứ ai bức hại Pháp Luân Công sẽ phải gánh chịu hậu quả sau này.

aa8ced83c6181828f046deafeeb5b092.jpg

Hơn 500 chữ ký được thu thập cho bà Lý Ngọc Quân tại thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông.

Phong trào thu thập chữ ký cũng được tổ chức nhằm kêu gọi giải phóng các học viên bị giam giữ. Chẳng hạn, 354 người đã kêu gọi thả ông Vương Huaxue ở thành phố Triêu Dương, tỉnh Liêu Ninh. Hơn 400 người đã yêu cầu thả Tôn Thanh Hà tại thành phố Cửu Thai, tỉnh Cát Lâm, và hơn 500 chữ ký đã được thu thập cho Lý Ngọc Quân ở thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông.

Bởi vì các trường hợp đã hồi hương hoặc bác bỏ, ít nhất 75 học viên đã được thả ra mà không xét xử từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017.

42 học viên bị mất mạng trong năm 2017 do bị bức hại

Năm 2017 có 42 học viên Pháp Luân Công đã mất mạng vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Do sự phong tỏa thông tin của chính quyền cộng sản Trung Quốc, con số thực tế những học viên đã chết trong cuộc bức hại có thể cao hơn nhiều so với con số đã xác nhận.

13 trong số những học viên đã chết trong khi đang ở trong tù hoặc chờ đợi bị truy tố. Một người đã chết trong thời gian bị quản chế, và một người khác chết trong thời gian được tạm tha. Năm người đã qua đời khi bị truy tố hoặc xét xử. 22 người còn lại đã qua đời sau khi được thả ra sau lần bị bắt giữ gần đây nhất trong những năm qua.

Một ví dụ là bà Hình Tây Mỹ ở tỉnh Sơn Đông bị bắt vào ngày 7 tháng 11 năm 2017. Mấy hôm sau, bà đã chết tại một bệnh viện địa phương. Gia đình bà bị cấm chụp ảnh thi thể bà hay yêu cầu khám nghiệm tử thi độc lập. Họ vẫn chưa đưa ra giải thích chính thức về nguyên nhân cái chết của bà.

Các nhà lập pháp hành động nhằm ngăn chặn cuộc bức hại

Đài Loan gần đây đã từ chối nhập cảnh cho ít nhất ba quan chức Trung Quốc tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đoàn đại biểu đi cùng các quan chức này cũng bị từ chối nhập cảnh.

Ông Khâu Thùy Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng các Vấn đề Đại lục, xác nhận rằng hội đồng đang hạn chế giấy phép nhập cảnh cho những người vi phạm nhân quyền từ Trung Quốc. Các viên chức Trung Quốc sẽ lập tức bị từ chối nhập cảnh nếu có hồ sơ bức hại học viên Pháp Luân Công và thuộc Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật của ĐCSTQ chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công. Việc này là để khẳng định và thực thi chính sách của Đài Loan, vốn tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, ông Khâu cho biết.

Tại Hoa Kỳ, hai cơ quan lập pháp cấp bang đã thông qua các nghị quyết lên án nạn thu hoạch nội tạng do chính quyền Trung quốc hậu thuẫn.

Hạ viện Missouri đã thông qua Nghị quyết số 7 (HCR 7) ngày 25 tháng 4 nhằm lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn nữa để chấm dứt hành động tàn ác này.

Nghị sỹ bang Lynn Morris, R-Ozark, người bảo trợ nghị quyết HCR 7, cho biết: “Nghị quyết này nhằm nâng cao nhận thức để ngăn chặn bất công khủng khiếp đối với nhân loại.”

photo2_xd8ex7k.jpgTiến sỹ Cảnh Táp (trái) làm chứng tại Ủy ban An ninh Quốc gia cho nghị quyết HCR 7 vào ngày 23 tháng 2

Cùng ngày, Hạ viện bang Pennsylvania đã thông qua một nghị quyết tương tự, (Nghị quyết 27 của Hạ viện). Ông Matthew Baker, chủ tịch Ủy ban Y tế của Hạ viện và là nhà bảo trợ chính của cả hai nghị quyết, cho rằng cần có nhiều nỗ lực hơn nữa ở cấp quốc gia và quốc tế.

Học các bài công pháp tại các hội thảo miễn phí trên khắp thế giới

Pháp Luân Công đã được phổ truyền đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân đã được xuất bản bằng hơn 40 ngôn ngữ.

Năm 2017, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới tiếp tục giới thiệu pháp môn tu luyện Trung Hoa cổ xưa này cho công chúng.

Tại Indonesia, các học viên đã đến trường trung học ở Batam để tổ chức hội thảo vào ngày 11 tháng 11 với khoảng 700 sinh viên tham dự.

dacd0aa93e324dc58e0e5392b1aa835a.jpg

Khoảng 720 học sinh và giáo viên học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại Batam, Indonesia vào ngày 11 tháng 11 năm 2017

Đại học Nam Carolina (USC) tại Aiken đang mở một khóa học danh dự mới khai giảng vào mùa thu năm 2017 với tựa đề “Làm quen với môn Thiền định và Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” (HONS 201). Khóa học do Giáo sư Tiến sỹ Tạ Thiên đứng lớp. Lớp học đặc biệt này được thiết kế dành cho những học sinh năng động, có điểm trung bình GPA tối thiểu là 3,5.

Nhà sách Tianti ở Seoul, Hàn Quốc tổ chức hai hội thảo Pháp Luân Công miễn phí mỗi tháng. Trước sự hưởng ứng nồng nhiệt, đến nay, hiệu sách đã tổ chức thêm hai hội thảo nữa, cả sáng lẫn chiều, tổng cộng bốn hội thảo mỗi tháng.

Ông Doãn Hồng Trấn, một người tham dự hội thảo tại hiệu sách Tianti, từng bị ngộ độc nước cách đây mấy năm.

“Tôi đã chụp MRI tại một bệnh viện lớn và được điều trị bằng châm cứu, nhưng không có tác dụng. Tôi thực sự khổ sở vì nó. Điều ngạc nhiên với tôi là đến ngày thứ năm của hội thảo, các triệu chứng đã biến mất. Đêm đó là đêm đầu tiên tôi có giấc ngủ ngon suốt mấy năm qua”, ông Doãn cho biết.

Ông Doãn cũng bị loạn nhịp tim nên thường đột nhiên bị thức giấc. “Giờ đây, tôi chỉ việc tập bài công pháp thứ năm – bài thiền là chứng loạn nhịp tim biến mất.”

Những trường hợp giết người trong cuộc bức hại gặp quả báo

Năm 2017 có ít nhất 31 quan chức cao cấp của ĐCSTQ, những người đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại, đã bị bãi nhiệm. Một số trong những cán bộ này, từ cấp tỉnh trở lên, đã bị xử tại tòa và bị kết án tù.

Trung Quốc có câu thành ngữ: “Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo”. Mặc dù tất cả những viên chức ngã ngựa đã bị trừng phạt dưới tội danh tham nhũng tài chính hoặc vì lý do chính trị, nhưng nhiều người Trung Quốc tin rằng họ đã gặp quả báo.

Chẳng hạn, chỉ riêng tỉnh Hà Bắc đã có 1.368 quan chức chính phủ tham gia vào cuộc bức hại đã bị trừng phạt dưới nhiều hình thức. Một số chết vì tai nạn, một số bị kết án. Con số ở tỉnh Hắc Long Giang là 995.

Trong khi đó, hơn 210.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ trên khắp thế giới đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ vì tội đơn phương phát động và chỉ đạo cuộc bức hại.

Tính đến ngày 8 tháng 12 năm 2017, đã có 2,6 triệu người từ 31 quốc gia đã ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ các vụ kiện Giang.

Hơn 292 triệu người Trung Quốc thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của Đảng

Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và ở nước ngoài đã nỗ lực nói với người Trung Quốc về lịch sử tà ác của Đảng Cộng sản trong hơn một thập niên qua, đồng thời cố gắng thuyết phục họ từ bỏ đảng bằng cách thoái xuất khỏi nó.

Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2017, đã có 292 triệu người Trung Quốc tuyên bố công khai thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó trên trang web Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh).

Một luật sư nói trong tuyên bố thoái Đảng của ông vào ngày 19 tháng 10: “Trong những năm qua, tôi đã phát hiện ra rằng Đảng Cộng sản đang có hướng đi nguy hiểm. Đảng này đã hủy hoại mấy thế hệ người Trung Quốc. Hệ tư tưởng của nó đã lan rộng ra thế giới như một loại virút. Chủ nghĩa cộng sản không chỉ là nguồn gốc của những thảm họa ở Trung Quốc mà còn tàn phá cả thế giới nữa.”

Xu hướng thoái đảng dấy lên sau khi Epoch Times xuất bản cuốn Chín Bài bình luận về Đảng Cộng sản vào năm 2004.

Thời báo này cũng đã công bố loạt bài viết Mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản vào ngày 20 tháng 11 năm 2017, dựa trên những bằng chứng sâu rộng và vững chắc, trong đó khẳng định mục tiêu của cộng sản là tiêu diệt nhân loại.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/9/167536.html

Đăng ngày 16-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share