Bài của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-10-2008] Tôi có được một nhận thức mới về việc buông bỏ chấp trước mà tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu.

Vài năm trước có một việc xảy ra ở nơi làm việc mà ảnh hưởng trực tiếp đến tôi. Tôi bị xúc động và rất bực bội. Sau đó tôi nhớ, “Điều này không đúng. Ta là một người tu luyện Pháp Luân Công và ta phải vứt bỏ những cảm xúc này.” Tôi tin rằng đó là chân niệm xuất ra từ sâu bên trong tôi, một sức mạnh nào đó dâng trào từ bên trong và làm toàn thân tôi ấm áp, làm cho tôi yên bình và điềm tĩnh. Tôi có thể lập tức vứt bỏ chấp trước. Nó thật huyền diệu, nhưng tôi không thể hiểu được nó từ nguyên lý Pháp. Tôi đã không nhìn vào trong, nhưng tôi biết rằng tôi nên giữ được những ý niệm như thế.

Một lần khi tôi đang học Pháp, tôi rất mệt mỏi. Và rồi tôi nhớ, “Ta là một người tu luyện và ta có thể vượt qua điều này. Không ai có thể ngăn cản ta học Pháp” Trong giây lát, tâm trí tôi trở lên sáng suốt và tôi không còn mệt nữa. Tôi có thể đọc từng chữ một mà không có vấn đề gì. Tôi đã không biết được rằng một niệm này sẽ giải quyết tốt điều này, nhưng sự thay đổi thật đáng kể.

Tôi sợ phải phân phát tài liệu giảng chân tướng và giải thích sự thực về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Khi tôi nhận ra sự sợ hãi và cố gắng loại bỏ nó, tôi tự nhắc mình, “Ta là một người tu luyện và là một đệ tử Đại Pháp trong thời chính Pháp. Ta phải làm việc này để cứu độ chúng sinh.” Sau đó tôi thả lỏng. Tôi biết rằng sợ hãi là một loại vật chất có thể làm cho tim của người ta đập nhanh hơn. Một người có thể bị suy sụp và nghĩ đến việc bị bắt. Tôi nhận ra rằng sợ hãi là tâm người thường và là ích kỷ, trong khi những việc chúng ta làm là vị tha và vô ngã. Chúng ta cũng là đang trong quá trình tiêu diệt chấp trước vào tự ngã.

Khi tôi phát sinh tâm hoan hỷ và hiển thị, tôi nghĩ, “Ta là một người tu luyện. Ta không muốn ngươi. Mọi thứ là do Sư Phụ cấp. Có gì mà nhà ngươi phải hiển thị?” Và rồi tôi trở lên lý trí hơn. Hoan hỷ và hiện thị làm chúng ta kích động, không lý trí và nó làm chúng ta muốn chứng thực bản thân. Bất cứ khi nào có mâu thuẫn với người khác, tôi tự nhắc nhở mình, “Ta là một người tu luyện. Ta phải rộng lượng với người khác bao gồm cả đồng tu. Ta chỉ có thể tìm lỗi của chính mình. Hoan hỷ và hiển thị không phải là hành xử phù hợp với một người tu luyện.” Đôi khi chấp trước dâm dục nổi lên hay là khi tôi say mê một người nào đó, tôi thường nói với mình, “Ta là một người tu luyện, một người tu luyện trong thời kỳ chính Pháp. Ta trong sạch và không muốn những thứ bẩn thỉu này.” Hoặc là tôi tự nói trong tâm, “Ta là một người luyện công.” Khi mâu thuẫn kéo dài với người khác nổi lên và tôi bắt đầu đổ lỗi cho người khác, tôi thường sửa lại cách nghĩ của mình: “Ta không thể để những ý nghĩ xấu này tạo thành nghiệp tư tưởng, bởi vì nó sẽ tích lũy lại. Ta biết những ý nghĩ này sẽ quay trở lại, nhưng theo thời gian nó sẽ yếu dần đi.

Thông qua việc học Pháp và tu luyện tâm tính, tôi dần dần có được nhận thức sâu sắc hơn về “Tôi là một người tu luyện” có ý nghĩa gì.

Sư Phụ giảng,

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi chúng ta coi mình là người tu luyện khi gặp khổ nạn, chúng ta đặt đúng vị trí bản thân mình. Và rồi chúng ta có thể đối mặt với vấn đề với chính niệm và điều khiển và chỉnh lại bản thân. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần phải học Pháp nhiều hơn hay thậm chí là ghi nhớ Pháp và làm theo lời Sư Phụ giảng trong suy nghĩ và hành động của mình. Đây là điều then chốt.

Thật là nguy hiểm khi tâm người thường của chúng ta nổi lên và chúng ta không thể nhớ rằng mình là người tu luyện. Tôi đã đi được một quãng đường dài dưới sự chỉ dẫn từ bi của Sư Phụ. Chúng ta hãy kiên trì tiến bộ và hoàn thành thệ nguyện của mình.

Bên trên là hiểu biết của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/24/188430.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/2/101931.html
Đăng ngày: 10-08-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share