Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-1-2018] Một bài báo đăng trên tờ Nhật báo (National Post) hôm 5 tháng 1 năm 2018 có tiêu đề: “Không thể làm ngơ: Mật báo tiết lộ việc quan chức Trung Quốc sách nhiễu Pháp Luân Công ở Canada”, đã phơi bày việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng các cơ quan hải ngoại để sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng chính kiến và các học viên Pháp Luân Công ở Canada nói riêng.

Bài báo đã đưa ra một ví dụ về sự đe dọa của ĐCSTQ đối với một nhà hoạt động người Canada trong báo cáo mật do một liên minh mà đứng đầu là Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Canada đệ trình lên chính phủ liên bang. Bản báo cáo đã phân loại sách nhiễu từ chiến dịch bóp méo thông tin tới trực tiếp đe dọa.

“Đây không chỉ là vấn đề về các sự cố lẻ tẻ và ngẫu nhiên”, ông Alex Neve, Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Canada, một trong những tổ chức đứng đằng sau báo cáo này, cùng với các nhóm đại diện cho tôn giáo, nhân quyền và các dân tộc thiểu số Trung Quốc ở quốc gia này bình luận. “Cách làm rất nhất quán… một trường hợp điển hình đáng quan ngại về việc một chính phủ nước ngoài đang hoạt động rất tích cực ở Canada nhằm phá hoại nhân quyền.”

Bài báo chỉ ra rằng Pháp Luân Công là một trong số ít các nhóm còn tiếp tục lên tiếng cho dù bị hăm dọa. Vừa mới tháng trước, thư điện tử lan truyền những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công đã được gửi tới các Nghị sỹ. Những email này cũng xác nhận rằng các Nghị sỹ như Nghị sỹ Judy Sgro của Đảng Tự do đã xuất hiện trên áp phích của nhóm học viên.

“Các email này được cho là từ chính các học viên Pháp Luân Công, nhưng theo nhà tổ chức Grace Wollensak, chúng không liên quan gì đến nhóm này, mà rõ ràng là theo chân chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh về Pháp Luân Công… Ông Wollensak cho biết khi nhận được những email giả mạo này từ vài năm trước, họ đã dễ dàng truy ra được là chúng được gửi đi từ các tài khoản ở Trung Quốc. Giờ thì việc điều tra khó hơn, và một số chính trị gia không biết rằng những email đó không phải là từ các học viên Pháp Luân Công.”

Bài báo giải thích về bối cảnh của cuộc bức hại Pháp Luân Công: “Pháp Luân Công bị coi là mối đe dọa đối với quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản, từ năm 1999, Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công, làm cớ để tống giam, tra tấn và giết hại vô số học viên… Các chuyên gia Canada gọi Pháp Luân Công là một tôn giáo mới, có tổ chức lỏng lẻo, chú trọng vào thiền định và các giáo huấn ‘đạo đức sâu sắc’.”

“Những email đó chính là nỗ lực nhằm bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công”, bà Sgro, người đứng đầu ủy ban hữu nghị của nghị viện với Pháp Luân Công phát biểu (và vẫn tiếp tục nhận được những email loại này).

“Trong hơn một thập kỷ qua, hẳn là các ủy viên hội đồng thành phố, thị trưởng, và các chính trị gia khác đã tìm cách dập tắt các sự kiện kỷ niệm hay kháng nghị của Pháp Luân Công mà thường là do áp lực từ các Lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương. Ví dụ như vào năm 2006, cựu thị trưởng Vancouver đã công khai yêu cầu nhóm học viên ngừng biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán thành phố này.”

 


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/10/359483.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/13/167579.html

Đăng ngày: 18-01-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Đăng ngày 31-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share