Bài viết của một học viên ở Phần Lan

[MINH HUỆ 4-1-2018] Gửi các quan chức chính phủ Phần Lan:

Dịp nghỉ lễ là thời gian để đoàn tụ và sum họp gia đình. Nhiều năm qua, tôi đã mơ ước được đoàn tụ với gia đình mình. Sáu năm trước, trước lễ Giáng sinh, tôi nhận được một món quà đặc biệt từ chính phủ Phần Lan: Vợ tôi được cấp thị thực để đoàn tụ cùng tôi tại Phần Lan.

Tôi là Ngô Chí Bình và vợ tôi là Chu Lạc Tân. Vợ tôi đã bị cầm tù 10 năm ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau 11 năm xa cách, cuối cùng vợ tôi đã trở về bên tôi, cảm ơn sự giúp đỡ của chính phủ Phần Lan. Tháng 10 năm 2009, cô ấy được trả tự do sau nhiều năm bị cầm tù, tra tấn và ngược đãi. Tuy nhiên, cô ấy đã không thực sự được tự do.

e908c12372a123dafeaebf8c3549ee0a.jpg

Anh Ngô Chí Bình và cô Chu Lạc Tân

Tháng 3 năm 2010, vợ tôi nhận một bức thư từ Phòng nhập cư Phần Lan mời cô nộp đơn xin cấp thị thực tại Lãnh sự quán Phần Lan ở Quảng Châu, lúc đó tôi đã cảm thấy bất an. Trong khi vui mừng vì sắp được đoàn tụ, tôi cũng lo lắng cho an toàn của cô ấy. Chúng tôi không biết làm thế nào để cô ấy có thể ra khỏi Trung Quốc.

Cô bị cảnh sát giám sát chặt chẽ. Do lịch trình công việc, thỉnh thoảng cô ấy trở về căn hộ muộn và một nhân viên an ninh thường đợi [để đảm bảo] cô trở về trước khi rời đi. Một lần, cô bị gọi đến cơ quan chính quyền địa phương để thẩm vấn đến tận nửa đêm. Bị cảnh sát sách nhiễu trở thành việc như cơm bữa đối với cô ấy. Mặc dù rất cố gắng, nhưng vợ tôi đã không thể đến Lãnh sự quán Phần Lan để phỏng vấn xin cấp thị thực.

Trước Tết Nguyên đán năm 2010, vợ tôi chờ cơ hội để rời khỏi thành phố Quảng Châu. Trong thời gian này, các gia đình khác đang chuẩn bị cho buổi đoàn tụ hạnh phúc, ăn tối cùng bạn bè và người thân.

Cuối cùng vợ tôi cũng thoát khỏi sự giám sát của cảnh sát và sau khi đi được xa khoảng hơn 2.000 km, cô ấy đã đến Cảnh Hồng, một thị trấn ở phía Tây Bắc thành phố Côn Minh, Trung Quốc và gần Miến Điện. Từ đó, cô băng qua biên giới và vào lãnh thổ Thái Lan. Vượt qua núi non, băng qua biên giới để chạy trốn khỏi Trung Quốc là việc không dễ dàng đối với một phụ nữ yếu đuối.

Trốn đến Thái Lan không phải là lựa chọn ban đầu của cô ấy, nhưng cô không còn cách nào khác. Cô dự kiến đến Myanmar bằng đường thủy trên một chiếc thuyền máy, chiếc thuyền đã đón cô và di chuyển dọc sông Mê-kông. Không may là chiếc thuyền bị mắc cạn trên một cồn cát ở giữa sông lúc nửa đêm. Cuộc hành trình đã để lại cho cô bao đau khổ. Cô phải tránh các điểm kiểm soát của quân đội Miến Điện, chống lại ý định cưỡng hiếp của chủ thuyền, mất tiền và mất thẻ căn cước trước khi đến được Chiang Mai, Thái Lan.

Thời điểm mà người Trung Quốc sum họp với nhau để nâng ly và chúc mừng Tết Nguyên đán, tôi cũng tạm thư giãn một chút, như một người xa lạ sống xa quê hương. Nhưng tâm trạng tôi như đang trên một chiếc tàu lượn siêu tốc trong công viên giải trí, lên xuống không dừng. Việc chúng tôi được đoàn tụ vẫn chưa chắc chắn và đầy rủi ro. Một sơ suất nhỏ cũng có thể hủy đi tất cả những nỗ lực trước đó.

Tôi cũng đã có trải nghiệm tương tự ở Thái Lan. Tôi phải ở trong trại tạm giam dành cho người nhập cư trái phép suốt 10 tháng. Trước khi rời Trung Quốc, đầu tháng 5 năm 2001, tôi bị kết án hai năm trong trại lao động cưỡng bức mà không qua xét xử chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công. Tôi phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn và ngược đãi tàn độc khác.

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, cả gia đình tôi đã bị ngược đãi nặng nề. Mẹ tôi bị kết án bảy năm tù và chị gái tôi bị gửi đến một trung tâm tẩy não ba lần. Năm 2006, mẹ tôi qua đời ở tuổi 70, và dì tôi 65 tuổi cũng qua đời vào năm 2004 sau khi bị tra tấn tàn bạo. Ngoài ra, anh trai tôi bị kết án tám năm tù và vợ tôi thì bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức.

Trước lễ Giáng sinh năm 2011, nhờ Cục Cảnh sát, Phòng nhập cư và Bộ Ngoại giao Phần Lan giúp đỡ, Đại sứ quán Phần Lan ở Băng Cốc đã cấp thị thực cho vợ tôi. Chúng tôi cũng cảm ơn những nỗ lực tích cực và nhiều mặt của Hội Chữ thập Đỏ Phần Lan đã hỗ trợ và giúp đỡ. Ngày 27 tháng 1 năm 2012, cuối cùng vợ tôi đã đến được Phần Lan. Thật trùng hợp, đó là Ngày Nhân quyền ở Phần Lan.

Cuối cùng khi biết tin chúng tôi sẽ được đoàn tụ, tôi đã rất vui mừng, tràn ngập niềm vui, không còn sợ hãi hay lo buồn nữa. Tôi thấy như được tái sinh.

Tất cả các quốc gia cộng sản đều đàn áp chính người dân của mình và Trung Quốc không phải ngoại lệ. Ở Trung Quốc ngày nay, chính phủ đã phá hủy các truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc. Nó cũng gây ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc đang trở thành một quốc gia không có đạo đức, không có công bằng xã hội và không có nhân quyền. Chính quyền cộng sản đã giết hại nhiều học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng trong cuộc bức hại kéo dài suốt 18 năm qua.

Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến chính phủ Phần Lan vì đã duy hộ công lý và giúp đỡ gia đình tôi. Chúng tôi sẽ mãi biết ơn.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/4/167477.html

Đăng ngày 15-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share