[Minh Huệ] Phóng viên Minhhuệ.net Zhen Yan báo cáo rằng: Tiến trình mới về vụ kiện Chen Zhili, cựu Bộ trưởng Giáo dục và hiện nay là Ủy viên Hội đồng Nhà nước Trung quốc. Cuộc nhóm phiên toà đầu tiên tại Dar Es Salaam, Tanzania vào ngày 3 tháng 8 là quan toà đồng ý chấp nhận lời tố cáo của các đệ tử Pháp Luân Công ở Ethiopia, mà các luật sư đại diện cho họ đã đệ đơn lên toà.

Vụ án này đầu tiên là một vụ kiện về dân sự, được các luật sư đệ đơn lên Toà án Tanzanian vào ngày 19 tháng 7. Hồ sơ kiện này tố cáo Chen Zhili gây tội ác giết người và tra tấn các nhà giáo và sinh viên, học sinh, những người mà tu luyện Pháp Luân Công. Quyết định của quan toà cho biết đây là vụ án về dân sự, và sẽ dẫn đến vụ án lớn hơn là vụ án hình sự (liên quan đến thương tích, tử vong). Theo các luật sư đại diện các đệ tử Pháp Luân Công, thì các nhân chứng của các người kiện sẵn sàng ra trước toà để làm chứng.

Chen là Bộ trưởng Giáo dục Trung quốc từ năm 1998-2003, và hiện nay là Ủy viên Hội đồng nhà nước Trung quốc. Bà ta có quan hệ tình dục với Giang Trạch Dân và được hưởng nhiều đặc quyền. Bà ta đi đầu trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công đề xướng bởi Giang Trạch Dân, khởi xướng toàn bộ giáo dục để thực thi chính sách khủng bố của Giang toàn hệ thống học đường, mà đã gây ra những thống khổ vô cùng trầm trọng trong hệ thống giáo dục Trung quốc. Theo những báo cáo chưa đầy đủ lắm, thì vào năm 2003, có ít nhất 435 đệ tử Pháp Luân Công trong 210 trường đại học, và cao đẳng Trung quốc bị trục xuất ra khỏi trường, bị đuổi việc hay đuổi học và đưa đi các trại cưỡng bức lao động hay bệnh viện tâm thần. Trong hơn 5 năm qua, có ít nhất 61 nhà giáo, sinh viên, học sinh bị giết hại trong hệ thống giáo dục Trung quốc vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công.

Hơn nữa, Chen Zhili cũng đã tổ chức rất nhiều buổi mít ting để thực thi chính sách khủng bố. Bà ta phát hành những tài liệu khủng bố, mạ lỵ dưới cái tên Bộ Giáo Dục, và ra lệnh cho các nhà giáo phải dạy hay đưa các tài liệu này vào các cuộc thi tuyển và đại học, nhằm mục đích là để khích động các thanh thiếu niên này tham gia và chính sách khủng bố Pháp Luân Công; bà ta bắt buộc các thầy cô giáo phải xem phim tài liệu mạ lỵ Pháp Luân Công và ký vào giấy ly khai, và chống phá Pháp Luân Công. Vì lệnh của bà, toàn hệ thống giáo dục là nhằm để tấn công Pháp Luân Công hơn là để giáo dục, toàn thế bài vở, sách, bài thi, thi tuyển vào đại học đều mang nội dung tấn công, bôi nhọ Pháp Luân Công. Bộ máy tuyên truyền của chế độ, nhất là TV được phát hành bởi đài truyền hình Trung quốc được chiếu tại các trường Đại học Giáo dục, nơi đào tạo các nhà giáo, để kích thích lòng thù ghét Pháp Luân Công vào trong trí của các nhà giáo tương lai.

Sau khi viếng thăm Nam Phi, và Cộng hòa Zimbabwe, bà ta đến Tanzania vào ngày 17 tháng 7 năm 2004 để thăm viếng trong 4 ngày. Bà ta trình diện trước toà vào ngày 19 tháng 7 năm 2004, sau khi nhận được trát của toà tại Tanzania hiệu triệu bà ra trước toà. Đây là lần đầu tiên một bị cáo tự thân đến trước toà án quốc tế trong hàng loạt những vụ kiện các lãnh đạo Trung quốc tương tự khác cũng đang xảy ra tại nhiều quốc gia khác vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công của họ.

Tanzanian, một quốc gia dân chủ, nằm phía đông của Châu Phi, có một hệ thống pháp lý độc lập. Trước khi Chen bị kiện ra toà, có ít nhất 10 nhân viên cao cấp chính phủ Trung quốc đã tham gia trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công bị kiện và ra toà tại Hoa kỳ, Canada, Đài loan và các quốc gia Châu Âu khác. Những vị lãnh đạo này bao gồm Giang Trạch Dân, người tự tay phát động chính sách khủng bố này.

Chính sách khủng bố Pháp Luân Công, những đệ tử sống theo chân lý Chân Thiện Nhẫn, sẽ không được một ai trên thế giới ủng hộ. Các đệ tử Pháp Luân Công trên toàn thế giới đang theo dõi những diễn tiến đến những cuộc điều tra của các người tham gia vào chính sách khủng bố này và xem vấn đề này với Chính niệm của họ.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/3/80944.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/6/51079.html.

Dịch ngày 7-8-2004, đăng ngày 8-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share