Viết bởi phóng viên Minh huệ Jianping

[Minh Huệ] Vào ngày 2 tháng 8 năm 2004, cựu Giám đốc đài truyền hình và tuyên vận Wuhan (Vũ Hán) tại tỉnh Hồ Bắc, Zhao Zhizhen (Triệu Chí Chân) (cũng là giám đốc đài truyền hình Wuhan) trình diện tại toà án Liên Bang Hoa kỳ tại New Haven, Connecticut. Ông ta nộp đơn xin đình hoãn phiên toà. Đây là lần thứ 2, một bị can bị kiện bởi các đệ tử Pháp Luân Công, ra trình diện tại toà, người đầu tiên là cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chen Zhili (Trần Chí Lập) trình diện tại toà án ở Tanzanian.

Vào ngày 2 tháng 8 năm 2004, Zhao Zhixhen tuyên bố bằng văn bản rằng y sẽ trở về Trung quốc, và làm ơn đưa tất cả giấy tờ đến chỗ làm việc của y, đài truyền hình Wuhan. Y nộp đơn xin đình hoãn phiên toà vì lý do là “hạn chế về Anh ngữ”.

Luật sư cho người kiện, Joshua Lanning nói rằng vào ngày 30 tháng 7, Zhao đệ một thêm một lá đơn để đình chỉ phiên toà, và hy vọng rằng sẽ hoãn cho đến ngày 30 tháng 11 năm 2004, với những lý do sau đây: trở ngại về ngôn ngữ, không có bảo hiểm sức khỏe, và cần phải tổ chức 2004 Beijing International Science Education Movie Festival. Toà án chưa trả lời về những yêu cầu đó.

Theo tham vấn luật pháp của người kiện là Dr. Terri Marsh, thì lý do hạn chế về ngôn ngữ thì có thể hiểu được, nhưng thời gian 4 tháng thì không có lý, vì Zhao có thể mướn luật sư thay mặt cho ông ta trình diện tại toà, và diễn tiến của vụ án không phải bị đình hoãn trong thời gian đó. “Bất cứ khi nào bị cáo sẳn sàng, chúng ta sẽ sẳn sàng để đối chất y trước quan toà”.

Vào ngày 14 tháng 7 năm 2004, khi Zhao Zhizhen đang viếng thăm New Haven, Connecticut, y nhận trát của toà án Liên Bang Hoa kỳ. Zhao Zhizhen la cựu giám đốc đài truyền hình Wuhan và cũng là cựu giám đốc của hệ thống truyền thanh tỉnh Hồ bắc, Trung quốc. Zhao Zhizhen là đang bị kiện vì đã phát hành một cuốn phim kích thích lòng thù ghét, bạo động và diệt chủng các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc. Như luật sư đại diện của người kiện đã phát biểu “Vụ án này là để nói với các nhân viên trong chính quyền Trung quốc, những người đã đàn áp tự do tín ngưỡng với bạo động, rằng họ sẽ không thể chạy trốn trách nhiệm chỉ vì họ có thể điều khiển luật lệ tại Trung quốc”.

Trước vụ kiện này, các đệ tử Pháp Luân Công cũng đã đệ đơn tại toá án Northern District Court of Illinois để kiện cựu lãnh tụ Trung quốc là Giang Trạch Dân, về tội diệt chủng. Ngoài vụ án kiện Giang Trạch Dân, một số đệ tử Pháp Luân Công cũng đã kiện các nhân viên cao cấp Trung quốc như Bo Xilai (Bạc Hy Lai), cựu tỉnh trưởng Liaoning (Liêu Ninh), và hiện nay là Bộ trưởng Thương mãi Trung quốc. Trong thời gian Ông Bo là tỉnh trưởng Liaoning, tỉnh này đứng đầu về khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công dã man nhất.

Các đệ tử Pháp Luân Công nói cùng các nhà báo vào ngày 20 tháng 7 năm 2004 rằng, Zhao tuyên bố rằng y không sợ vì bị kiện. Nhưng người cho Zhao mướn nhà ở New Haven nói rằng y đã dọn đến một nơi khác mà họ không biết.

Vào tháng 6 năm 1999, dưới lệnh trực tiếp của Zhao Zhizhen, đơn vị sản xuất phim đã phát hành tập phim “Thời đại Khoa học” cho Wuhan, và đến thành phố Trường Xuân để dựng phim đặc biệt “Câu chuyện của Lý Hồng Chí”. Phim này được Giang Trạch Dân dùng làm như là một bằng chứng để áp đảo trung ương đảng đồng ý với chính sách khủng bố Pháp Luân Công của y. Sau đó phim này được trình chiếu rất nhiều lần trên hệ thống truyền hình Trung quốc trên toàn nước bắt đầu vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, ba ngày sau khi chính sách khủng bố bắt đầu. Vào thời kỳ đấu của chính sách khủng bố, phim này là tài liệu duy nhất được dùng trên truyền hình để mạ lỵ Pháp Luân Công. Nó cũng là dụng cụ chính để tẩy não dân Trung quốc trên toàn nước. Sau đó, phim này được chiếu tại các trại cưỡng bức lao động, nhà tù, và các nhà thương điên để tẩy não, và dùng như là một lý do chính để tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công. Sau khi xem phim này, có rất nhiều người công an trở nên dữ dằn hơn, thù ghét Pháp Luân Công và sau đó gia tăng tra tấn, hành hạ các đệ tử Pháp Luân Công.

Tài liệu chứng tỏ rằng Zhao Zhizhen không những là tự tay sắp xếp, chủ trương dàn dựng bộ phim tuyên truyền thù ghét đó, mà còn là thành viên của Ủy ban Chống Cuống tín Trung quốc (UBCCT). Tại nhiều nơi ở Trung quốc, UBCCT cũng hợp tác chặt chẻ với Phòng 610, một cơ quan chuyên về khủng bố, đàn áp Pháp Luân Công.

Một trong những lý do mà các đệ tử Pháp Luân Công kiện cựu giám đốc Sở truyền thông Wuhan là, trước đây các quốc gia khác cũng đã có cùng điều lệ như thế trên cộng đồng thế giới. Cuối năm ngoái, toà án Tội phạm Chiến Tranh của Liên hiệp quốc kết án 3 tội phạm dùng phương tiện truyền thông để kích thích thù ghét trong chính sách diệt chủng tại Rwanda vào năm 1994. Một trong ba người đó, có cựu nhân viên chính phủ về truyền thông và giám đốc của Truyền thanh và truyền hình Liber de Mille Collines (RTLM), Ferdinand Nahimana, bị kết án chung thân trong tù; người sáng lập RTLM, Jean-Bosco Barayagwiza, bị kết án 35 năm tù ở [giảm xuống còn 27 năm vì y đã ở tù trước khi kết án]; chủ bút tờ báo Hassan Ngeze, cũng bị kết án chung thân trong tù. Đây là lần đầu tiên cộng đồng thế giới công nhận rằng dùng phương tiện thông tin để kích động thù ghét cũng có tội như là diệt chủng. (tham khảo: https://www.cnn.com/2003/WORLD/africa/12/04/rwanda.journalists.reut/)

Theo cố vấn pháp lý của người kiện Dr. Terri Marsh, “Cơ quan truyền thanh, truyền hình và đài truyền hình Wuhan là được chọn gánh trách nhiệm cho cựu chủ tịch Trung quốc để dàn dựng những phim có tích chất kích thích lòng thù ghét, và bạo động đối với các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc. Luật pháp Hoa kỳ bảo vệ tự do ngôn luận, nhưng tự do ngôn luận không có phải là dùng cho bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài”.

“Chỉ có một tiếng nói tại Trung quốc, hoặc là nó được phát hành tại đài truyền hình Wuhan, đài truyền hình trung ương, hay của chế độ Giang Trạch Dân”, Dr. Marsh tiếp tục. “Trung quốc không có tự do ngôn luận, nhưng chỉ có bộ máy tuyên truyền hay “miệng lưỡi của đảng”, như chính Giang đã nói với CBS’s Mike Wallace vào ngày 31 tháng 8 năm 2000, trong chương trình 60 phút”.

Dr. Marsh nói tiếp “Như trong Cách mạng Văn hoá, như vụ Thiên an môn, và như chính sách khủng bố Pháp Luân Công, bộ máy tuyên truyền, có thể là TV, có thể là truyền thanh, hay có thể là báo chí, tất cả chỉ có một tiếng nói, không phải là từ niềm tin hay quan điểm của người nói, nhưng mà là bị bắt phải nói như thế, phải đọc như thế, phải viết như thế. Trong trường hợp này, điều phải nói là tiêu diệt Pháp Luân Công, và phương tiện hay dụng cụ là tra tấn, cưỡng bức lao động hay những trò dã man khác”.

“Nếu ngôn luận được “tự do” tại Trung quốc, thì sẽ không có Cách mạng Văn hoá và không có khủng bố Pháp Luân Công. Chính vì không có được nói tự do, nên điều đó tạo nên điều kiện, lý do để đưa đến chính sách tiêu trừ niềm tin và khủng bố Pháp Luân Công.”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/4/81018.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/8/51160.html.

Dịch ngày 11-8-2004, đăng ngày; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share