Bài của đệ tử tại Trung quốc
[Minh Huệ] Là những người tu luyện, chúng ta nên xem nhẹ danh-lợi-tình. Tuy nhiên, khi đối diện với những sự cám dỗ của những chấp trước này, chúng ta có thể thực sự buông xả chúng và không hề nghĩ đến chúng được không?
Nói về danh tiếng, mặc dầu hầu hết các đệ tử chúng ta có thể buông xả được tiếng tăm trong xã hội, nhưng lại thường có chấp trước rất mạnh vào danh tiếng khi làm việc cho Đại Pháp. Có một số đệ tử đến nỗi cố gắng chứng thực cho chính họ thay vì chứng thực Pháp khi làm việc cho Đại Pháp; có một số cảm thấy hãnh diện cho chính họ khi thấy mình làm được một chút việc; một số khác xem họ như giỏi hơn, cao hơn các đệ tử khác sau khi viết được một vài bài; có một số chỉ nhận lời khen tặng, nhưng không chấp nhận lời phê bình, mặc dầu tốt cho họ, từ các đệ tử khác; có một số cảm thấy buồn chán khi danh tiếng và vị trí của họ trong hàng các đệ tử bị đe doạ hay xấu đi; có một số xem những lời khen tặng của các đệ tử khác như là những lý do để trở nên kiêu ngạo hơn là để khuyến khích; một số luôn luôn làm theo, tin theo lời của các đệ tử nổi tiếng khác. Chấp trước về danh tiếng biểu hiện dưới nhiều hình thức: một số đệ tử cảm thấy hãnh diện về khả năng chuyên môn của họ, mà hoàn toàn quên rằng những khả năng này thực ra có được là nhờ Đại Pháp và Sư phụ.
Còn đối với chấp trước về quyền lợi vật chất thì có một số đệ tử nằng nặc đòi được quyền lợi, thậm chí khi làm việc cho Đại Pháp; và một số có những ý nghĩ như thế ăn sâu trong đầu họ, mặc dầu họ không nói thẳng ra. Một số nghĩ đến quyền lợi vật chất trước rồi mới nghĩ đến chuyện làm cho Đại Pháp. Khi việc của Đại Pháp trùng với việc làm của họ, họ xem việc làm của họ quan trọng hơn việc của Đại Pháp. Một số cảm thấy khó chịu khi các đệ tử khác cống hiến các vật dụng, máy móc để làm việc cho Đại Pháp, trong khi đó họ không làm được như thế. Một vài đệ tử đang phụ trách vị trí phát hành tài liệu Đại Pháp nhưng cống hiến những thứ mà không thích hợp cho công việc. Trong giai đoạn khó khăn, thì một số đệ tử chỉ nghĩ đến họ thôi, thay vì chứng thực cho Đại Pháp. Khi đối diện với quyền lợi vật chất, một số tìm đủ mọi lý do để tìm cho được quyền lợi cá nhân mình, mặc dầu vẫn biết rằng có chấp trước như vậy sẽ là lý do cho tà ác lợi dụng.
Còn về ‘tình’, một số đệ tử không thể dùng Chính niệm khi có cái tình của con người dấy khởi: họ để những chấp trước này khống chế khi đối xử với người thường, tự xem mình như người thường. Những quan hệ giữa những đệ tử với nhau phải trong sạch như nước, nhưng một số đệ tử có nhiều tình cảm cá nhân rất mạnh với các đệ tử khác, và một số bị khống chế bởi tình dục. Trong nghiệp báo, một số không phân biệt rõ ràng giữa tình cảm người thường với lòng từ bi. Khi đối diện với sự cám dỗ của cảm xúc hay tình cảm, một số người hoàn toàn rơi vào tham đắm và quên rằng mình nên tu luyện tinh tấn hơn.
Dưới con mắt của một người tu luyện thật sự thì danh-lợi-tình cần phải được xem nhẹ. Chúng ta không nên tranh giành, ganh đua vì những thứ đó, hay lo nghĩ và thiên lệch về nó. Một người tu luyện thật sự có thể buông xả được những chấp trước như danh tiếng, quyền lợi vật chất và cảm xúc và tâm trí không bao giờ bị lay động vì chúng.
Tương tự như ma qủy, chấp trước vào danh-lợi-tình sẽ không bị mất đi một cách tự nhiên, và chúng sẽ lợi dụng chổ hở này để tự tồn trong chúng ta. Chúng ta cần phải luôn luôn giữ được tâm trong sạch, thanh tỉnh, tự nhìn vào trong để xét mình khi gặp vấn đề và tiêu trừ những chấp trước này bằng Chính niệm. Sư phụ dạy chúng ta trong Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004:
“Khi Chính niệm của chư vị được vững vàng và khi chư vị có thể tẩy trừ chúng, Sư phụ có thể làm chúng tiêu đi từng phần nhỏ; tùy theo chư vị làm được nhiều hay ít, thì cái phần đó sẽ được Sư phụ là dứt đi và làm tiêu đi cho chư vị” — Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004
Chúng ta phải thành tín với Đại Pháp và Sư phụ, và trừ diệt tất cả các chấp trước với danh tiếng, quyền lợi vật chất và cảm xúc. Thật đáng thương nếu chúng ta để những chấp trước như thế phá hủy một cuộc đời mà đã gặp được may mắn đắc được Đại Pháp. Và nó cũng là một thảm trạng cho những thiên hà trong và vô số chúng sinh trong cơ thể chúng ta bị tiêu diệt vì lý do đó. Quan trọng hơn nữa, chúng ta đã thật sự thất vọng Sư phụ người đã cố gắng cứu độ chúng ta và đặt nhiều tin tưởng ở chúng ta.
Cuối cùng chúng ta nên khích lệ nhau bằng bài thơ của Sư phụ “Tu luyện trong Đạo” trong Hồng Ngâm 2.
“Đại Đạo đang lan rộng trên thế giới,
Cứu độ chúng sinh trong mê lầm,
Bỏ đi tiếng tăm, lợi quyền và tình cảm,
Không nghiệp báo nào ngăn được những bậc Thánh”
(tạm dịch)
Những điều trên chỉ là sự hiểu biết của tôi, làm ơn chỉ giúp những sai trái. Cám ơn.
21-7-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/21/79931.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/8/51166.html.
Dịch ngày 11-8-2004, đăng ngày 12-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Bài thơ trong tập Hồng Ngâm 2 của Sư phụ:
Đạo trung hành
Đại Đạo thế gian hành
Cứu độ mê trung sinh
Đào khứ danh tình lợi
Hà nan năng trở Thánh
19 tháng Ba, 2001
Lý Hồng Chí