Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 16-5-2017] Tôi là đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản mới đắc Pháp vào cuối năm 2013. Lúc đó là năm thứ 16 tôi đến Nhật Bản sống và làm việc. Tôi làm công việc lập trình máy tính, tôi mở một công ty nhỏ, có nguồn khách hàng ổn định, thu nhập cũng cao hơn một chút so với đi làm công ăn lương bình thường. Tôi không có suy nghĩ muốn phát triển sự nghiệp lớn, phát tài lớn, cuộc sống của tôi cũng không phải lo lắng đến cơm ăn áo mặc.

Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy cuộc sống thật vô vị, cảm thấy cuộc đời con người cứ trôi qua như vậy thì chẳng có gì thú vị, nên thường lui tới quán rượu (thường là nơi thư giãn của dân văn phòng nam giới). Bình thường tôi cũng đầu cơ cổ phiếu trên mạng để tìm đến cảm giác kích thích, nhưng kết quả chỉ khiến tôi càng cảm thấy cuộc sống thật hư không. Khi đọc các tiểu thuyết về tu luyện thành tiên, tôi rất hâm mộ những người tu luyện. Nhưng do ở Trung Quốc từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần, thuyết duy vật, thuyết tiến hóa, nên tôi không tin trên thế giới có tồn tại việc tu luyện.

Tôi tình cờ biết một đồng nghiệp đang tu luyện Pháp Luân Công, liền lên mạng tìm đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Khi đọc đến Pháp lý “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu” (Chuyển Pháp Luân), tôi cảm thấy công pháp này thực sự có thể giúp con người tu luyện. Sau khi nghe băng ghi âm giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu, tôi hiểu ra tại sao rất nhiều điều khiến cho cuộc sống thường ngày của tôi bị phiền não. Sau đó nhiều nút thắt trong tâm tôi đã được giải khai, tâm tôi trở nên nhẹ nhõm, thế giới của bản thân lập tức trở nên sáng tỏ thông suốt. Tôi hiểu ra con người tại sao lại đến thế gian. Từ đó, cuộc sống của tôi thực sự trở nên có ý nghĩa, có động lực hướng về phía trước, liền xuất tâm chân chính muốn đắc Đạo, hạ quyết tâm phải tu luyện.

Cảm giác được trở về nhà khi tham gia luyện công tập thể

Sau khi bắt đầu học Pháp luyện công, tôi thường đến luyện công tại công viên Yoyogi ở Tokyo. 9 giờ sáng thứ 7 hằng tuần, chúng tôi bắt đầu luyện năm bài công pháp, sau đó ngồi học Pháp. Thông thường mỗi lần chúng tôi đọc hết một bài giảng trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, học xong mọi người giao lưu chia sẻ, một năm bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông không hề gián đoạn.

Còn nhớ mấy lần đầu ra điểm luyện công, khi luyện công hai mắt nhắm lại, tâm tôi rất xúc động. Tôi cảm thấy thật vinh hạnh được cùng các đệ tử Đại Pháp luyện công, dường như lần đầu tiên hiểu được ý nghĩa của hai từ “vinh hạnh” này. Tôi cảm thấy ánh mặt trời ấm áp, nghe tiếng nhạc luyện công vừa thân thiết, vừa thần thánh. Khi đó là tháng hai, tháng ba, là thời gian lạnh nhất ở Nhật Bản. Trong đầu tôi đột nhiên xuất hiện một giọng nói: “Phật quang phổ chiếu”, thật giống như thế giới của Thần Phật vậy. Sư phụ từng giảng:

“Trường luyện công của chúng tôi là tốt hơn cả so với các trường luyện công của các công pháp khác; chỉ cần chư vị đến luyện công tại trường này, thì cũng tốt hơn nhiều so với điều [trị] bệnh của chư vị. Các Pháp thân của tôi ngồi thành một vòng tròn, trên không úp trên trườngluyện công có Pháp Luân lớn, [và] Pháp thân lớn ở trên nắp trông coi trường này” (Chuyển Pháp Luân)

Lúc đó tôi có cảm giác đang ở trong thế giới của Thần Phật, một cảm giác yên tâm, hạnh phúc được trở về nhà.

Khi luyện bài công pháp thứ năm hai tay đưa ra, tôi cảm thấy một làn gió mát lành thổi vào mình, dường như tôi đang ngồi giữa những đám mây vậy, ngồi không vững sẽ bị ngã xuống, hai cánh tay đưa ra giống như đôi cánh giang rộng như thể đang bay, cảm thấy vô cùng thoải mái, thần thánh. Trong suốt quá trình luyện công, tôi gần như không nghĩ đến những vấn đề của cuộc sống, công việc, cảm giác thời gian trôi đi rất nhanh, vừa mới đó mà đã nghe khẩu lệnh của Sư phụ “Song thủ kết ấn”. Lúc đó tôi nghĩ âm nhạc luyện công này khác với âm nhạc mà tôi tải từ trên mạng xuống, tôi nhớ rõ là nó có vẻ nhanh hơn. Khi chia sẻ với đồng tu, tôi được biết đó có lẽ là trạng thái nhập định.

Gần đây cảm giác này ít xuất hiện, nhưng hiệu quả vẫn tốt hơn nhiều so với khi tôi ở nhà luyện công. Luyện tĩnh công đối với tôi khá vất vả, tôi luyện công đến năm thứ ba mới có thể ngồi song bàn. Lúc đầu tôi chỉ có thể ngồi được năm, sáu phút. Tại điểm luyện công, khi lần đầu tiên có thể ngồi được một tiếng, tôi thực sự rất vui. Hiện giờ khi tôi luyện công ở nhà, một, hai tuần chỉ có thể ngồi song bàn một tiếng được một lần, nhưng ở điểm luyện công cứ bốn lần tập thì có ba lần tôi có thể ngồi song bàn một tiếng, hơn nữa khi luyện công tại điểm luyện công tâm tôi khá tĩnh và ít tạp niệm, còn tập ở nhà thì không được như vậy. Ví dụ có lần luyện công ở nhà, trong khi luyện công thì tư tưởng lại tập trung vào sắp xếp những việc cần làm vào ngày hôm sau, đợi đến khi cảm thấy sắp xếp cũng khá ổn rồi thì một tiếng đồng hồ luyện động công cũng sắp kết thúc, không biết là mình đã luyện công thế nào nữa, tôi chắc chắn như vậy không đạt được hiệu quả luyện công.

Một lần khi luyện tĩnh công, luyện được khoảng 40 phút thì chân đau rất dữ dội, tâm không tĩnh lại được, trong tâm nghĩ: “Quanh mình chắc là có mấy vị Thần đang xem mình chịu đựng, họ đều đang thoải mái tự tại, còn mình tại sao khổ thế này, nguyên nhân chủ yếu là do nhân tâm này tạo thành, chắc chắn là có rất nhiều rất nhiều thứ bất hảo đang đợi mình tu bỏ”. Nghĩ đến đây, trong đầu não tôi (hoặc là trong trường không gian này, tôi không biết rõ), đột nhiên xuất hiện những nhân tâm: tâm an dật, tâm thiếu từ bi, tâm hiển thị, tâm cầu danh, tâm tranh đấu v.v.

Điều này khiến tôi rất chấn động, bởi vì trước đó tôi không hề nghĩ đến những vấn đề này. Tôi vẫn luôn cảm giác gần đây mình làm việc rất tốt, tại sao trong chốc lát tôi lại có thể nhìn thấy cụ thể về hình thức tồn tại của nhân tâm này đến vậy, đối chiếu với những sự việc đã xảy ra đều rất rõ ràng. Trong tâm tôi nghĩ hôm nay nhất định là Sư phụ đã để tôi nhìn thấy những tâm chấp trước này. Tôi ngộ ra bản thân vẫn còn tồn tại nhiều chấp trước phức tạp, nhiều quan niệm bất hảo như vậy, nên trong khi luyện tĩnh công mới luôn bị đau như vậy. Tôi biết rằng nếu tiêu trừ những tâm đó thì sẽ đề cao được tầng thứ, nhưng tôi không biết làm sao mới có thể tiêu trừ được chúng. Vì vậy tôi liền tưởng tượng trong tay cầm một cây đao, ngoài ra còn có sấm sét, cùng hướng đến những tâm đó mà đánh, thân thể tôi còn nghiêng về phía trước, tựa như hỗ trợ tôi tiêu diệt chúng. Lúc này tôi đã ngồi 20 phút cuối của bài luyện công mà không còn cảm giác đau chân nữa. Tôi cảm nhận được tinh thần, ý thức và những vật chất tôi nhìn thấy thực sự là nhất tính.

Có lần tôi ra điểm luyện công buổi sáng, thấy thời tiết rất đẹp, tinh thần cũng rất tốt, trong tâm nghĩ hôm nay ngồi song bàn một tiếng chắc chắn là được, quả thực hôm đó tôi ngồi song bàn rất suôn sẻ. Bình thường hết giờ làm về nhà, trong tâm nghĩ đã muộn rồi nên ngồi được 40 phút là tốt rồi, kết quả là 35 phút đã đau đến nỗi phải tháo chân ra.

Hồi đầu tôi từng nghĩ sự khác biệt giữa việc luyện công ở điểm luyện công và ở nhà có thể là do tác dụng của tinh thần, gần đây tôi mới ngộ ra Pháp lý Sư phụ giảng:

“Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính” (Chuyển Pháp Luân)

Những vấn đề trong tinh thần của cá nhân cũng là nhất tính với vật chất, nó khởi tác dụng giống như vật chất, thứ mà chúng ta có thể sờ thấy được, nhìn thấy được. Tại điểm luyện công có trường năng lượng do các đồng tu luyện công sản sinh ra, lại còn có Pháp thân của Sư phụ và các chính Thần có mặt ở đó, đó là một trường năng lượng cực đại. Sư phụ đã giảng trong Pháp:

“Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: ‘Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh’, chính là ý nghĩa này.” (Chuyển Pháp Luân).

Do vậy, rất dễ hiểu là luyện công ở điểm luyện công thì dễ nhập tĩnh hơn, ít nhất thì khi luyện công cũng không có nhiều tạp niệm.

Hiện giờ trừ khi có việc quan trọng hoặc thời tiết không cho phép, hằng tuần tôi đều ra điểm luyện công để luyện công, học Pháp tập thể. Trong suốt một thời gian dài, tôi chịu trách nhiệm mang đài luyện công, cho nên tôi thường xuyên đến sớm nhất. Từ nhà đến điểm luyện công mất khoảng một giờ, tôi thường đến trước 20 đến 30 phút. Vì điểm luyện công ở ngoài trời nên khi trời mưa có lúc chúng tôi đứng dưới gốc cây luyện công, học Pháp. Cũng có lúc khi tôi đến điểm luyện công thì trời mưa rất to, không thể nào luyện được đành phải quay về. Ngày hôm đó ngồi trên xe điện hai tiếng tôi vẫn học Pháp, nhẩm thuộc Pháp, về cơ bản cũng không bỏ phí thời gian.

Tại điểm luyện công, các đồng tu nhiều lần giúp tôi chỉnh sửa động tác, rất nhiều vấn đề trong thời đầu tu luyện tôi có thể ra đó hỏi các đồng tu và đều được giải thích. Những chia sẻ của đồng tu đều rất hữu ích đối với tôi. Tôi đã được hưởng lợi nhiều từ điểm luyện công, tôi rất cảm tạ sự an bài của Sư phụ, rất cảm ơn các đồng tu đã cùng nhau tạo dựng môi trường luyện công tập thể này. Cuối năm ngoái, các đồng tu ở điểm luyện công của chúng tôi đã cùng nhau chụp ảnh gửi thiệp chúc mừng năm mới tới Sư phụ, bức ảnh đã được đăng trên Minh Huệ Net, chúng tôi rất vui!

Quá trình tu bỏ tâm chấp trước

Sư phụ giảng:

“Tôi nói cho chư vị một chân lý: Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Chuyển Pháp Luân)

Tâm chấp trước của bản thân tôi rất nhiều, nếu không buông bỏ thì trên con đường tu luyện tôi chỉ có thể bước đi chậm chạp. Lúc mới đầu rất nhiều tâm chấp trước đều là quan khó vượt qua đối với tôi, ví dụ như cai rượu, cai thuốc (tôi còn rất hứng thú với đầu cơ ngoại tệ, mua bán hợp đồng kỳ hạn, chơi cổ phiếu), còn thích chơi trò chơi trên máy tính và điện thoại, thích đọc tiểu thuyết lãng mạn, thích xem phim Hàn Quốc v.v., sở thích nào cũng không dễ mà từ bỏ. Rất nhiều tâm chấp trước nếu không có sự gia trì của Sư phụ thì tôi không thể buông bỏ được.

1. Từ bỏ rượu

Trước khi tu luyện tôi thường xuyên đi uống rượu với mấy người bạn Nhật Bản có quan hệ công việc với tôi, có lúc tôi mời người ta, nhưng cuối cùng là người ta uống theo tôi. Nguyên tắc của tôi là phải tìm những quán rượu ngon và phục vụ chuyên nghiệp, nếu không biết rõ quán rượu này có loại rượu nào ngon thì mỗi loại sẽ nếm một chén, cuối cùng chọn ra một, hai loại rượu, thời gian lâu dần tôi khá hiểu về các loại rượu Nhật Bản.

Nói tôi bỏ rượu thì bạn bè không thể tin nổi, họ hỏi người quen trong quán rượu: “Cậu có tin rằng anh ta (chỉ tôi) có thể bỏ được rượu không?” Ai cũng nói không tin, tôi nói tôi cũng không tin. Nếu không có sự gia trì của Sư phụ thì tôi không thể cai rượu được.

Lúc mới bắt đầu học Pháp luyện công, tôi không biết phải bỏ rượu, học được một thời gian mới biết nên bỏ rượu. Nhưng có một lần tôi có một bữa tiệc tiếp khách hàng khá quan trọng. Tôi cảm thấy mời khách mà không uống rượu thì không hay, nghĩ rằng mình uống một chút là được, kết quả là uống được một chén thì cảm thấy rất không thoải mái, trong ký ức của tôi mùi vị rượu đó cũng không như trước nữa, ăn cũng không thấy thoải mái, sau đó tôi nghĩ mình cứ thử bỏ rượu vài tháng xem sao, chỉ nghĩ như vậy thôi mà tôi đã bỏ được rồi.

Trong gia tộc chúng tôi, các vị trưởng bối đều rất thích uống rượu. Còn nhớ khi tôi còn rất nhỏ, bà tôi uống rượu tôi thường phải dùng đũa để nếm. Khi học cấp ba, lần đầu tiên uống rượu trắng, tôi uống được nửa bát mà không thấy say. Họ hàng ở nhà nếu biết tôi có thể cai bỏ rượu thì sẽ không tin. Nhưng tôi đã cai được rượu mà không hề cảm thấy vật vã, khổ sở chút nào.

Có lần tôi cảm thấy tâm chấp trước đã tống khứ rồi nhưng vẫn thường nổi lên trong tư tưởng. Việc cai rượu cũng vậy, sau một năm bỏ rượu, trong mơ tôi vẫn còn nằm mơ thấy đang uống rượu, lúc đó tôi phải ngăn chặn bằng hành động. Thời gian lâu dần, thông qua học Pháp luyện công, hiện tượng này mới dần nhẹ đi, những lần xuất hiện trở lại càng ngày càng ít.

Một lần vào dịp năm mới, trong nhà nấu rất nhiều đồ ăn ngon, chị dâu mang rượu ngũ lương mà bạn tôi tặng khi tôi sang Nhật ra uống. Lúc đầu tôi hơi lo mình có thể không nhẫn được, nhưng khi ngửi thấy mùi rượu thì tôi lại không có cảm giác thơm ngon gì mà lại thấy khó chịu. Quả nhiên tôi đã không uống một chút nào. Không có sự gia trì của Sư phụ thì tôi không thể nào làm được điều này.

2. Tống khứ tâm tranh đấu

Trước khi tu luyện, tôi thường tranh giành với người lạ khi đi trên xe điện. Có lần về đến nhà rồi vẫn tức không chịu nổi, có lúc nó khiến tôi không thoải mái suốt cả dịp nghỉ cuối tuần. Trên xe điện, tôi cũng từng đánh nhau với người ta. Sau khi tu luyện, tôi hiểu được những đạo lý đằng sau chuyện này, biết cần phải đối đãi với việc này ra sao. Đây đều là nghiệp lực của bản thân tạo thành, bản thân là người tu luyện, nếu gặp lại những chuyện này thì phải dùng thiện tâm đối đãi, coi đây là cơ hội tiêu nghiệp, đề cao tâm tính bản thân, kết quả không còn xảy ra những chuyện này trên tàu điện nữa, môi trường xung quanh cũng biến đổi, tôi biết rằng mình thực sự đã đề cao về phương diện này.

Năm ngoái từ tháng 8 đến tháng 11, tôi đến làm việc tại văn phòng của một khách hàng. Công việc rất thoải mái, cả ngày có nhiều thời gian rảnh, tôi liền tranh thủ học thuộc Pháp. Ngồi cạnh tôi là hai người Trung Quốc, bình thường lúc họ không bận rộn thì tôi giảng chân tướng cho họ, hiệu quả rất tốt. Họ đã nhanh chóng làm tam thoái, mối quan hệ với họ cũng rất hòa hợp. Có một lần tôi cảm thấy mình tu tốt nên có chút dương dương tự đắc, trong tâm nghĩ nên đến những nơi có nhiều người Trung Quốc để làm việc, chẳng phải gặp được một người thì có thể cứu được một người sao?

Bắt đầu từ tháng 12, theo sắp xếp của khách hàng, tôi chuyển sang một địa điểm làm việc mới. Công việc ở đây rất xa lạ đối với tôi. Đến nơi tôi mới phát hiện ra xung quanh có rất nhiều người Trung Quốc. Còn nhớ hôm đó hai cái máy vi tính họ cấp cho tôi đều trục trặc, trong đó một chiếc còn không gửi kèm mật khẩu. Mặc dù không liên quan đến tôi nhưng lại khiến người phụ trách ở đó khó chịu, làm mất rất nhiều thời gian, hơn nữa ông ấy còn phàn nàn rằng chi phí để trả lương cho tôi cao hơn so với các nhân viên hợp đồng khác. Nghe nói họ phải trả lương cho tôi cao gấp đôi. Tôi nghĩ rằng những người xung quanh sẽ nảy sinh tâm đố kỵ với tôi, cạnh tranh với tôi. Người phụ trách cũng bắt đầu không vui vẻ với tôi, tôi hỏi một chút về thủ tục lấy tài liệu và dụng cụ nhưng ông ấy đều không muốn giải thích cho tôi, bảo tôi phải đợi. Thực ra ông ấy đã giao việc này cho một nhân viên rất trẻ, tôi không biết sự việc này, chỉ thấy cậu ấy đến đến hỏi tôi: “Anh cần gì”. Đột nhiên tôi cảm thấy câu này không lịch sự, tôi hỏi có phải ai đó dặn cậu đến tìm tôi không. Anh ấy không trả lời câu hỏi của tôi, nói một cách mất bình tĩnh: “Anh hãy nói xem anh cần gì nào?”

Nếu là trước đây, máu nóng của tôi sẽ lập tức bốc lên. Lúc đó trong tâm tôi nghĩ: “Cứ đến đây đi, ta hiện giờ tu luyện rồi, thử thách này chẳng là gì cả, đây là cơ hội đề cao thôi”. Có thể Sư phụ đã đáp lại nguyện vọng trong tiềm ý thức của tôi, tôi đã cầu Sư phụ cho tôi một hoàn cảnh tu luyện tốt để tôi đề cao. Vì sự việc khiến tôi phải nổi nóng này quả thực đã không xuất hiện rất nhiều năm rồi.

Lúc đó, tôi đã giữ thái độ rất bình tĩnh nói với anh ấy, mặc dù trong tâm vẫn còn hơi tức. Sau đó nghĩ lại thấy mình làm được cũng không tệ, trước khi tu luyện tôi không thể làm được điều này.

Tôi ghi nhớ lời giảng của Sư phụ:

“[Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm” (Chuyển Pháp Luân)

Xem ra tôi cũng tu xuất ra một khoảng hòa hoãn rồi, tâm tính của bản thân đã được đề cao lên một chút, tôi phải cảm ơn mọi người.

Cậu nhân viên khiến tôi khó xử trước mặt mọi người, tôi đoán cậu ấy cũng biết là đã xúc phạm tôi. Mấy ngày sau, một buổi sáng trên đường đi làm tình cờ gặp cậu ấy, tôi chân thành chào hỏi cậu ấy như thể gặp lại một người bạn cũ, điều này khiến cậu ấy không ngờ tới. Sau đó mối quan hệ của tôi với cậu ấy rất tốt, cậu ấy giỏi về nghiệp vụ nên đã giúp đỡ tôi rất nhiều.

Tôi đối xử với những người khác ở nơi làm việc cũng như vậy. Đối với những người tỏ thái độ không thân thiện, tôi đều coi như họ không có chuyện đó, đối xử với họ rất vui vẻ, hòa nhã. Người phụ trách ở đó còn nhiều lần bới móc lỗi của tôi. Một lần thấy tôi phát báo Đại Kỷ Nguyên, thái độ của ông ấy rất không vui, không cho tôi phát. Tôi cười không tranh luận với ông ấy. Bề mặt không nhất định là vấn đề của tôi, nhưng tôi cảm thấy là người tu luyện thì hướng nội tìm chắc chắn có vấn đề của tôi. Trước hết, tôi không nên phát báo ở nơi làm việc của khách hàng. Khi ông ấy không ở đó, tôi phát báo cho người Trung Quốc, tôi thường hỏi đối phương: “Nếu anh có túi xách thì nên cất vào túi, bây giờ đừng xem, khi nào hết giờ làm lên xe rồi hãy xem. Ở trong nước đang có dịch cúm gia cầm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không công khai thông tin trên báo chí, không coi tính mạng của người dân ra gì, anh trở về nước phải chú ý an toàn”. Mọi người có thể cảm nhận được thành ý của tôi nên không ai từ chối nhận báo.

Trong công việc, tôi có thể buông bỏ được cái tình của người thường ở một mức độ nhất định, làm việc đều hết lòng vì công việc. Dần dần mọi người đều vui vẻ hợp tác với tôi, công việc tiến triển thuận lợi. Là một người phụ trách dự án, hiện nay tôi chịu trách nhiệm về tiến độ và sắp xếp công việc ở dự án này, nhân viên của bên khách hàng đều tuân thủ theo sự sắp xếp của tôi. Tôi cũng làm các loại sổ tay công việc để mọi người sử dụng, cho nên người không có kinh nghiệm sử dụng một công cụ mới cũng rất dễ nắm bắt, việc này giúp nhóm giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tôi cảm giác hiện giờ tư duy của mình rất nhanh nhẹn, không khác biệt với người khoảng 30 tuổi, thể lực cũng rất tốt, liên tục làm thêm mà cũng không thấy mệt. Tôi có thể làm việc lâu hơn những đồng nghiệp ở các hạng mục công việc khác, luôn giữ được tinh thần minh mẫn, nắm bắt công việc nhanh và tỉ mỉ. Chỉ trong hai tháng tôi đã được khách hàng rất tín nhiệm. Tôi ngộ được rằng đây đều là nhờ tu luyện Đại Pháp, Đại Pháp có uy lực vô biên, có thể giải quyết hết thảy mọi khó khăn trong người thường.

Gần đây tôi đã vượt qua được một quan nhỏ liên quan đến tâm tranh đấu, giúp tôi đề cao hơn trước. Nhưng khi chia sẻ về tu luyện, tôi đột nhiên nhận ra tâm an dật, tâm không từ bi, tâm hiển thị, tâm cầu danh lợi của mình. Tôi là người phụ trách dự án này, trong nhóm có người năng lực làm việc kém, thái độ làm việc cũng không tốt. Khi chúng tôi đang hoàn thiện một hệ thống phần mềm sắp đưa vào vận hành thì bị khách hàng phản ánh là hệ thống có một số vấn đề, phải lập tức xử lý mới có thể vận hành được. Vì thời gian rất gấp, tôi phải dùng thời gian nghỉ ngơi của mình để làm thêm giờ, trong tâm tôi nảy sinh thái độ coi thường, không tín nhiệm đối với nhân viên này. Ngoài ra mặc dù nhân viên này thường xuyên làm thêm giờ, nhưng lại thường xuyên chậm tiến độ, bởi thế mà tôi nhiều lần bị người phụ trách phê bình rằng bản kế hoạch tôi vạch ra không hợp lý, sắp xếp thời gian quá chặt.

Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy kế hoạch tôi đặt ra là chính xác, do vậy khi sắp xếp công việc giai đoạn sau, phần công việc đáng lẽ để nhân viên kia làm thì tôi đã sắp xếp để mình tự làm. Tôi nghĩ điều này có những lợi ích sau: có thể nâng cao chất lượng, giảm bớt sai sót, không cần làm thêm thời gian để sửa sai cho nhóm. Tôi còn tin rằng phần việc do tôi đảm nhận này được hoàn thành nhanh chóng sẽ chứng minh cho mọi người thấy kế hoạch tôi đặt ra là hợp lý. Như vậy thời gian tiếp theo công việc sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, khách hàng sẽ đánh giá cao về tôi, cũng có lợi cho việc kinh doanh của công ty mình.

Thực tế đúng như tôi đã dự tính: tôi chỉ mất hơn một ngày để hoàn thành công việc mà nhân viên kia phải làm năm ngày mới xong. Khi chuẩn bị cho cuộc họp lần tới, tôi đã phản ánh tình hình này lên người phụ trách.

Trong một lần luyện công tập thể, tôi đã nhận ra rất nhiều tâm chấp trước của mình. Cách sắp xếp công việc của tôi chỉ nhằm tạo sự ổn định tạm thời, bởi vì tôi có tâm an dật, cho rằng trình độ của người khác không đáp ứng được công việc, người không dễ hợp tác thì không dùng hoặc ít dùng, lại còn muốn báo cáo thành tích lên cấp trên, tôi đâu còn tâm từ bi nữa? Muốn thể hiện bản thân trước khách hàng chính là tâm hiển thị; muốn mang lại nhiều cơ hội công việc hơn cho công ty của mình, đây chẳng phải tâm danh lợi là gì? Những tâm này đều hiển hiện rõ ràng trước mắt tôi. Tôi còn ngộ được rằng tôi muốn phải đề cao bản thân hạ thấp người khác, đó là tâm tranh đấu, chỉ là hình thức thay đổi đi, thực chất bản thân vẫn vì danh lợi người thường mà tranh mà đấu với người ta, tôi còn không bằng người thường, tầng thứ của tôi sao có thể đề cao lên được? Ngồi đả tọa chẳng phải sẽ bị đau sao? Trong khi đả tọa, Sư phụ để tôi nhìn thấy những tâm chấp trước này, giúp tôi không phạm phải những lỗi lầm lớn hơn nữa. Tôi đã kịp thời thay đổi kế hoạch công việc của mình, tôi cũng điều chỉnh thời gian biểu làm việc hàng ngày, hàng ngày dành thời gian họp mặt đầu giờ sáng để chia sẻ, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo nhân viên làm việc. Tôi đã dùng tiêu chuẩn của người tu luyện chân chính để ước thúc bản thân, hợp tác tốt với mọi người, làm tốt phần dự án còn lại.

Ngoài ra tôi cũng ngộ được rằng dân văn phòng chúng tôi một ngày có nửa thời gian ở nơi làm việc, đó chính là trường tu luyện mà Sư phụ an bài cho chúng ta. Lúc nào cũng là cơ hội để chúng ta đề cao.

3. Từ bỏ tâm tham tiền tài

Trước khi tu luyện tôi từng đam mê mua bán hợp đồng kỳ hạn, mua bán ngoại hối, chơi cổ phiếu. Ví dụ mấy năm trước tôi đã tham gia một dự án khởi nghiệp quản lý hệ thống các doanh nghiệp lớn, ở đó tôi đã gặp rất nhiều người Trung Quốc từng làm việc với tôi trước đây. Chúng tôi thường tập trung mấy người Trung Quốc vào 3 giờ chiều hàng ngày đến một nơi gần chỗ làm việc để có thể nghỉ ngơi tụ tập, mọi người ngồi ở đó cùng bàn bạc về thị trường cổ phiếu ngày hôm đó, công việc hôm nay thế nào, lỗ hay lãi bao nhiêu tiền v.v.

Có một người bạn đã nói một câu khiến tôi ấn tượng sâu sắc, anh ấy nói: “Được ngồi với hội các cậu thì hôm nay chắc chắn lại trắng tay rồi”. Ý nghĩa là lại ném hết tiền vào thị trường cổ phiếu rồi. Tôi nhớ là mình đã đề xuất một vài ý kiến mà lúc đó mình cho rằng rất tốt, tôi nói rằng minh đưa ra hạn mức một năm dùng 1 triệu yên Nhật hợp đồng kỳ hạn, nếu thua hết thì sẽ lập tức dừng lại chờ năm sau tiếp tục, như vậy sẽ không lỗ quá nhiều. Những việc hại bản thân hại người khác này giờ tôi đã bỏ hết rồi. Nhưng gần đây tôi phát hiện tâm chấp trước này sẽ xuất hiện trở lại với những hình thức khác nhau. Khoảng hai tháng trước, một người bạn trên Facebook là một nữ sinh từ một nước nào đó ở châu Âu nhắn tin cho tôi, đại ý là cả gia đình cô ấy đều bị hại, chỉ còn lại cô ấy, hy vọng tôi có thể giúp chuyển số tiền mà cha cô ấy để lại đến Nhật, cô ấy sẽ trả cho tôi tiền phí. Tôi do dự một lúc, cảm thấy việc này không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện, Sư phụ trong khi giảng Pháp từng nhắc nhở, tôi không phải là cảnh sát, cũng không phải là người chuyên làm việc này, là người tu luyện nếu không phải là tiền do sức lao động của mình làm ra thì không được nhận, tôi nhắn tin từ chối.

Không lâu sau trong nhóm bạn trên Facebook lại có một người tự giới thiệu là người phụ trách một ngân hàng ở Dubai, tên của cậu ấy rất giống với tên tôi, cậu ấy muốn hợp tác với tôi, bảo tôi giả mạo người thân của cậu ấy để phân số tiền vô chủ ra, đại ý là vậy. Tôi vừa nghe đã lập tức xoá người này ra khỏi nhóm bạn.

Gần đây khi giúp kế toán tính bảng lương cho một nhân viên mới, tôi tình cờ phát hiện công thức tính trong bảng lương của một nhân viên cũ bị sai, khiến cho lương phát cho anh ấy từ mấy tháng trước bị thiếu tổng cộng mấy chục nghìn yên Nhật. Tôi lập tức bù lại tiền lương cho anh ấy. Tôi ngộ được rằng dù nhân viên đó và kế toán đều không biết nhưng đây không phải tiền của tôi, chỉ để xem tôi có thể buông bỏ được không, không buông bỏ được thì là chấp trước. Thật trùng hợp là mấy hôm sau khi tôi tình cờ xem sổ sách của công ty lại phát hiện một tháng trước tiền gửi cho công ty đối tác bị thiếu mấy chục nghìn yên Nhật, tôi liền hỏi kế toán (cũng là vợ tôi), cô ấy nói có thể do đơn đề nghị thanh toán của công ty đó ghi sai, cô không biết rõ lắm, bởi vì khách hàng quả thực đã có tháng điều chỉnh giảm giá mấy chục nghìn yên Nhật, nhưng họ đã nói chỉ điều chỉnh một tháng, tháng sau lại điều chỉnh tăng trở lại, có thể họ đã hiểu sai. Tôi cho rằng người luyện công cần phải chân thật, nên lập tức liên hệ với đối tác. Kết quả sau khi kiểm tra họ nói rằng đơn đề nghị không sai, vậy thì do sơ suất của vợ tôi.

Khi gặp sự việc này, trong đầu tôi luôn hiện ra lời giảng Pháp của Sư phụ:

“Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này.” (Chuyển Pháp Luân).

Trên đây là một chút thể ngộ nông cạn của tôi về việc buông bỏ tâm chấp trước, cũng có những quan mà tôi chưa vượt được tốt. Nhờ có định hướng tu luyện rõ ràng, dù vấp ngã tôi vẫn có thể đứng dậy đi theo con đường đúng đắn, con xin cảm tạ Sư phụ luôn bảo hộ, điểm hóa cho con.

Tôi hy vọng bản thân có thể sớm tống khứ những tâm chấp trước người thường này, sớm thực sự đồng hóa với Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/16/【庆祝513】新学员-我的世界变的明朗开阔-346762.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/31/164064.html

Đăng ngày 9-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share