Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại New Zealand

[MINH HUỆ 24-7-2017] Các học viên Pháp Luân Công tại New Zealand đã tập trung trên Quảng trường Aotea ở Auckland vào ngày 20 tháng 7 và tập trung tại Quảng trường Trung tâm ở Hamilton ngày 21 tháng 7 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã kéo dài 18 năm qua.

Bằng áp phích và việc mô phỏng hoạt động cưỡng bức thu hoạch tạng, các học viên đã cho thấy học viên bị ngược đãi như thế nào chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

711fb1ea9786ea80e04954ba5fa36b63.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại Auckland vào ngày 20 tháng 7 năm 2017

Luật sư Nhân quyền: Nỗ lực của các bạn sẽ làm nên sự khác biệt

626732fae49c8a9a134f505539b47fce.jpg

Luật sư nhân quyền Kerry Gore nói New Zealand cần phải đưa ra quy định pháp lý để giúp các học viên Pháp Luân Công

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Kerry Gore nhận định rằng cuộc bức hại tại Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ông cũng bình luận về Nghị quyết H.Res. 343 do Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng 6 năm 2016.

Ông Gore nói: “Nghị quyết 343 kêu gọi lập tức chấm dứt hành động tàn bạo cũng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Nó khuyến khích cộng đồng y khoa Hoa Kỳ hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng về nạn cấy ghép tạng phi đạo đức đang diễn ra ở Trung Quốc. Nó cũng yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cho phép thực hiện một cuộc điều tra độc lập đối với những hành vi lạm dụng cấy ghép tạng.”

Ông Gore hy vọng Chính phủ New Zealand có thể đưa ra những quy định pháp luật tương tự. Ông cảm ơn Ủy viên Hội đồng thành phố Auckland Cathy Casey vì đã trình vấn đề này lên Hội đồng Thành phố và Văn phòng Thị trưởng.

Ông Gore phát biểu tại buổi mít tinh: “Hãy trợ giúp các học viên Pháp Luân Công, bởi vì nỗ lực của các bạn sẽ làm nên sự khác biệt. Và mọi người ở New Zealand đều cần được biết vấn đề quan trọng này.”

Ông Amato Akarana, thị trưởng thành phố người Maori cũng đến tham gia sự kiện. Ông hoàn toàn ủng hộ Pháp Luân Công và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các học viên với hy vọng cuộc đàn áp ở Trung Quốc sẽ sớm chấm dứt.

Học giả: Bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và bị tẩy não vì đức tin của mình

3fae492d67c6a1faa58a47e34162b0eb.jpg

Bà Vương Cửu Xuân, nguyên phó giáo sư của Đại học Thanh Hoa, bị giam giữ tại một trại lao động cưỡng bức trong 15 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công

Cuộc bức hại đã gây ra những tác động tiêu cực đến người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội. Bà Vương Cửu Xuân, 70 tuổi, nguyên phó giáo sư của Đại học Thanh Hoa phát biểu: “Ở Trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng từng quen thuộc với hình ảnh sáng sáng, hàng trăm người, từ sinh viên đến cán bộ nhân viên, rồi đến cả các giáo sư, đều tham gia luyện công.”

Phải mất một thời gian dài bà Vương mới tìm được Pháp Luân Công. Bà nhớ lại: “Vì bệnh hen suyễn và các bệnh tật khác, tôi đã thử áp dụng tất cả các loại khí công và các môn thiền định nhưng không phương pháp nào thực sự có tác dụng đối với tôi.” Tu luyện Pháp Luân Công đã giúp bà hồi phục sức khỏe và tràn đầy sinh lực. “Hồi đó, tôi cũng làm việc hiệu quả hơn, cả trong giảng dạy và nghiên cứu.”

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà Vương đã phải trải qua những ngày tháng đen tối nhất trong cuộc đời. Bà bị bắt, bị giam giữ, bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức mà ở đó bà phải lao động khổ sai trong suốt 15 tháng.

Một cảnh sát nói với bà: “Đại học Thanh Hoa có quá nhiều người thông minh mà. Cho nên chúng tôi phải làm gì đó với bộ não của họ”. Vì thế, các học viên Pháp Luân Công của trường là đối tượng bị tẩy não tăng cường. “Tôi bị đưa đến trung tâm tẩy não sáu lần và phải chịu áp lực nặng nề phải từ bỏ tu luyện”. Ngoài ra, bà còn bị tiêm các loại thuốc gây tổn thương hệ thần kinh.

Bà Vương nói: “Những ngày đó thực sự là những ngày vô cùng khổ sở đối với tôi. Nhưng sâu thẳm trong tâm, tôi biết Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là tốt nhất – không gì có thể thay đổi được điều đó.” Năm 2012, bà đến Hamilton, New Zealand. Hiện giờ, bà thường đến các điểm du lịch và các sự kiện cộng đồng để nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Ít nhất năm học viên ở Đại học Thanh Hoa đã bị thiệt mạng trong cuộc bức hại. Gần 100 giáo sư, cán bộ nhân viên và học sinh đã bị sa thải hoặc bị đuổi học vì đức tin của mình. Bà Vương nói: “Chúng tôi phải giúp họ lên tiếng.”

Bị bỏ tù vì nói với những người khác về cuộc bức hại

44c2f90ee15190460a9064e2b9126f8d.jpg

Ông John Trần bị cầm tù 11 năm vì lên tiếng phải đối chiến dịch tuyên truyền thù hận phỉ báng Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tháng 7 năm 1999, sau khi cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ, bấy giờ là Giang Trạch Dân, cấm Pháp Luân Công, ông ta đã ra lệnh không chỉ giam giữ và tra tấn các học viên mà còn phải tạo ra một chiến dịch tuyên truyền thù hận nhằm hủy hoại thanh danh của các học viên. Bất cứ ai phản đối chiến dịch vu khống này sẽ bị xử lý rất tàn khốc.

Đó là những gì đã xảy ra với ông John Trần. Sau vụ dàn dựng màn tự thiêu giả mạo vào tháng 1 năm 2001, ông Trần đã nói với những người khác về sự việc này và giải thích tại sao mọi người không nên mù quáng tin vào những tuyên truyền vu khống này. Do đó, ông đã bị bắt và bị giam giữ. Ông Trần nói: “Tôi đã bị kết án 7 năm tù. Lính canh đã đánh đập, tra tấn tôi và cấm tôi ngủ.”

Ông còn bị biệt giam, bị tẩy não, bị bắt sử dụng những loại thuốc không cần thiết.

Sau khi đến New Zealand, ông Trần đã đệ đơn kiện hình sự Giang vì tội bức hại Pháp Luân Công lên chính phủ Trung Quốc. Hơn 200.000 đơn khiếu nại từ khắp các nơi trên thế giới đã được trình lên hệ thống tư pháp Trung Quốc.

“Đây là một trong những điều thương tâm nhất mà tôi từng nghe”

e3530ecd1d529e12e4b74d924859c4ca.jpg

Người qua đường dừng chân tìm hiểu về Pháp Luân Công và ký đơn thỉnh nguyện trợ giúp các học viên

Cô Heather Hales, một người Maori sống tại Hamilton đã trò chuyện với các học viên một hồi lâu. Cô nói với một học viên: “Tôi có thể nói là các bạn có bộ bài tập tuyệt vời và một tâm hồn đẹp”.

Cô gọi nạn cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc là “tội ác kinh hoàng”. Cô nhận xét: “Tôi nghĩ mọi người trong xã hội này cần phải tỉnh táo mà nhìn nhận những gì đang xảy ra. Chúng ta cần làm gì đó để trợ giúp”.

Vincent Gordon, một sinh viên Đại học Công nghệ Auckland chuyên ngành giảng dạy tiếng Nhật và tiếng Anh. Anh nói cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là tội ác diệt chủng.

Anh nói: “Rất nhiều người vô tội vẫn đang bị giết hại, tra tấn và gia đinh họ thì bị ly tán. Đây là một trong những điều thương tâm nhất mà tôi từng biết.”

Anh cho biết vì chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu, “chúng ta phải công khai nó bởi vì khi trong chúng ta, có những người phải chịu đựng những điều này trong khi những người khác không có hành động nào cả thì không công bằng. Ngoài ra, văn hóa Trung Hoa truyền thống là di sản của toàn nhân loại. Chúng ta không thể đứng nhìn đảng cộng sản hủy hoại nó được.”

Gordon cho hay anh sẽ nói với quản lý của trường đại học để cho đăng tải thông tin về tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng trong khuôn viên trường.

Anh nói: “Chúc các bạn thành công. Tôi tin chắc các bạn sẽ thành công. Chúng ta chỉ cần thức tỉnh người dân để họ biết những gì đang diễn ra.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/24/351564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/30/164842.html

Đăng ngày 4-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share