Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 8-4-2017] Sư phụ giảng:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trước đây khi đọc bài kinh văn này của Sư phụ, tôi biết rằng nó rất quan trọng, nhưng hôm nay khi đọc tôi lại có một loại cảm giác chấn động: Đây chẳng phải là mấu chốt vấn đề vì sao tôi cứ quanh quẩn không tiến được thậm chí còn thụt lùi trong tu luyện sao? Tôi viết ra đây thể ngộ của mình để chia sẻ cùng các đồng tu.
Vợ tôi không tu luyện, thậm chí còn không cho tôi đề cập đến tu luyện, cô ấy còn nói với tôi: “Anh luôn nói rằng muốn cải biến bản thân nhưng lại trở nên ngày càng bảo thủ. Anh tu Chân, em thừa nhận là anh không nói dối, anh rất chân thật. Nhung anh thật sự không thiện và cũng không nhẫn. Anh tu đã 20 năm rồi mà em không thấy anh cải biến. Thêm mấy chục năm nữa liệu anh có thể cải biến không? Kiểu đệ tử như anh…”
Khi cô ấy nói về những lỗi lầm khác của tôi, tôi còn phản bác lại một chút, ít nhất cũng thanh minh một chút (cho nên cô ấy nói rằng tôi chưa bao giờ thừa nhận mình sai, chưa bao giờ tự tìm ở bản thân), nhưng những lời cô ấy nói hôm nay khiến tôi không thể không thừa nhận. Thực sự tôi đã làm rất tệ, kỳ thực tôi biết bản thân mình ngay cả tu Chân cũng chưa làm được tốt. Mặc dù luôn tuyên bố rằng mình không nói dối, nhưng khi học Pháp luyện công, hễ nghe thấy cô ấy đang lại gần thì tôi dừng lại để làm việc khác. Khi làm tài liệu giảng chân tướng tôi đều không dám để cô ấy biết, hành vi lén lén lút lút này chẳng phải là không Chân sao? Kỳ thực tôi còn không bằng một người thường.
Có lúc tôi thấy hành vi của đồng tu không giống một người tu luyện, nhưng tôi cũng không xem lại bản thân. Ví dụ tôi cảm thấy có đồng tu có thể từng tu luyện Đạo gia, vô tình còn ôm giữ những nguyên lý trước đây, cứ nhất nhất coi trọng Chân mà xem nhẹ Thiện; có đồng tu có thể từng tu luyện Phật gia, cứ nhất nhất chú trọng Thiện mà bỏ quên nguyên lý Chân. Tôi cũng cho rằng cứ từ từ mà tu vẫn có thể tu tiến lên được, nhưng một khi không tu Nhẫn thì một bước cũng khó đi tiếp, kỳ thực hoàn toàn không phải người tu luyện nữa. Nhưng đây đều là nhận thức về Pháp lý chứ không phải thể ngộ tu luyện.
Nhìn lại bản thân mình, tôi thấy rằng mình đã không thực sự tu Nhẫn, hết lần này đến lần khác bỏ qua cơ hội đề cao. Không tu Nhẫn thì bản thân có Chân không? Có Thiện không? Khi nghe những lời khó nghe, những lời hiểu lầm thì phản ứng đầu tiên của tôi là ủy khuất, hầu như rất tự nhiên đều muốn nói mấy câu biện bạch, tâm trí lập tức bắt đầu căng thẳng, đối đầu, cơn uất hận tự nhiên dâng lên. Lúc này đã không còn là người tu luyện nữa rồi, mặc dù có thể vẫn nhẫn được, nhưng cái nhẫn ấy lại xuất phát từ sự lo lắng rằng mình phải nhẫn, nếu không người ta đánh giá mình thế nào? Mình phải nhẫn, nếu không sẽ xuất hiện vấn đề phiền toái hơn. Nhưng đây đều là những lo lắng của người thường.
Người tu luyện chân chính là có thể dung nhập vào Pháp, dùng Pháp lý để cân nhắc: Vì sao cô ấy lại nói như vậy? Có phải mình đã sai ở đâu không? Hoặc điều gì đã khiến cô ấy hiểu lầm? Ít nhất cũng phải nghĩ đến Pháp lý Sư phụ giảng, dùng Pháp lý mà yêu cầu bản thân mới được coi là người tu luyện.
Nhưng nhẫn mà ủy khuất, đẫm lệ thì đã là dùng cái được mất của người thường mà đo lường, đã xa rời con đường tu luyện rồi. Nếu sản sinh ra tâm uất hận, phẫn nộ, thậm chí nói những lời không khiêm nhường, làm tổn hại người khác, vậy thì còn không bằng cả người thường, đó tuyệt đối không phải là hành vi của đệ tử Đại Pháp, chả trách vợ tôi nói rằng tôi “càng ngày càng tệ hơn”, lời nói của cô ấy chẳng phải chính là lời cảnh tỉnh cho tôi sao?
Rất nhiều lúc tôi biết rằng mình không làm nổi theo Pháp lý, cũng có nghĩa là không thể thực tu, xin chia sẻ lại với các đồng tu bài thơ “Thực tu” trong tập “Hồng Ngâm” của Sư phụ:
“Thực tu
Học Pháp đắc Pháp
Tỷ học tỷ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/8/再读师父的《何为忍》-345286.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/21/162918.html
Đăng ngày 14-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.