Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 25-11-2016] Khi còn là một cô bé, tôi có ước mơ trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ đầy quyền lực, cống hiến đời mình cho nghề nghiệp và theo đuổi theo danh vọng tiền tài. Thật khó để có thể buông bỏ được những quan niệm này sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thường không vui, cảm thấy kiệt sức và luôn thấy buồn chán, vì lo nghĩ cho địa vị và các mối quan hệ thường nhật của mình.
Thông qua đường tu luyện, tôi đã tìm hiểu được mục đích của cuộc sống không phải là theo đuổi danh vọng và tiền tài, mà là phản bổn quy chân. Tu luyện đã khiến tôi thay đổi thành một người vui vẻ, luôn bình thản coi nhẹ danh vọng và tiền tài.
Cơ hội đề cao tâm tính là điều tốt
Ước mơ của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, điều này đòi hỏi cần phải trải qua nhiều cuộc thi. Tuy nhiên, tôi đã ba lần không vượt qua được kỳ thi. Về sau, tôi nhận ra rằng cuộc đời của một người tu luyện là do Sư phụ an bài, vì thế tôi đã từ bỏ chấp trước vào làm nghề ngoại giao này.
Một tháng sau, sau khi bỏ được [chấp trước vào] ước mơ này của mình, tôi đã dự thi trở lại và vượt qua được bài thi. Lúc thi qua, tôi mới biết rằng chỉ có 5% số người là thi qua.
Một công ty vào danh sách 500 công ty tốt nhất thế giới đã ngỏ lời mời tôi vào làm ở một vị trí quản lý, công việc này hóa ra đó lại là một công việc thú vị và không bị căng thẳng. Tôi có thể sắp xếp được kế hoạch làm việc của mình, điều đó đã cho phép tôi dành thời gian cho các hạng mục giảng chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp.
Vào làm được một năm, tôi đã được khảo nghiệm tâm tính. Người giám sát tôi quay lưng lại với tôi, phớt lờ tôi, anh còn bảo các đồng nghiệp khác không đề cử để tôi được thăng tiến.
Lúc không được thăng tiến, tâm tôi nặng trĩu, mặc dù tôi biết rằng nó chính là cơ hội để tôi đề cao tâm tính, và đó là một hảo sự. Nhưng, khi trong tâm tràn đầy những quan niệm người thường, tôi đã cảm thấy rất đau đớn.
Sư phụ đã giảng:
“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Khi hướng nội tôi đã thấy chấp trước của mình trong khảo nghiệm tâm tính này. Tôi nhận ra rằng thái độ đối với công việc của tôi không đúng đắn. Làm càng ít việc [tôi thấy] càng tốt và tôi cũng đã không quan tâm đến chất lượng công việc. Sự việc này đã khiến tôi hiểu ra vấn đề, từ đó thay đổi các thói quen làm việc của mình, đồng thời cải thiện mối quan hệ với người giám sát, các công nhân, và khách hàng của tôi.
Nhớ lại quá khứ, khi tôi thấy những thiếu sót của người giám sát kia chính là phản ánh tính cách của tôi vậy. Cả hai chúng tôi đều bướng bỉnh, tự coi mình là trung tâm, và phán xét người khác.
Sư phụ đã dùng những thiếu sót của người khác để điểm hóa cho tôi. Loại bỏ đi chúng chính là tu luyện vững chắc tinh tấn.
Phản biện thay vì làm vấn đề trở nên hài hòa
Các quan niệm của tôi khiến tôi không thoải mái mỗi khi làm việc với mọi nguời. Tôi làm việc cho một hạng mục của Đại Pháp, [một lần] các đồng tu trong hạng mục này đã thực hiện một số thay đổi, khiến thước video được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn một số sai sót.
Hành động này của họ đã khiến tôi tức giận. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, tôi đã nhận ra rằng mặc dù nó vẫn cần phải cải thiện thêm đôi chút, nhưng quả thực những thay đổi này rất tốt.
Hướng nội, tôi cảm thấy thật xấu hổ. Phản ứng đầu tiên của tôi đối với bất kỳ sự thay đổi nào đó là phản biện, thay vì làm cho vấn đề trở nên hài hòa qua thảo luận.
Sư phụ giảng:
“Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] Lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ xung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)
Khi tôi cố gắng bảo vệ quan điểm của mình, tôi đã tự chứng thực bản thân chứ không phải là Pháp. Khi tình huống không phù hợp với những quan niệm người thường của tôi, tôi đã tức giận và trở nên ghen tị. Thay vì đồng hóa với Pháp, tôi đã trở lại với những quan niệm của người thường.
Loại bỏ những quan niệm người thường
Tôi thấy mình sẽ thực sự tu luyện rất tinh tấn nếu tôi có thể thấy được các quan niệm người thường của mình, để rồi khắc chế và loại bỏ chúng. Nếu tôi có thể chịu đựng và có ý chí mạnh mẽ để chịu đựng những đau đớn khi những quan niệm đó chống đối lại, thì Sư phụ sẽ giúp tôi loại bỏ những vật chất đen bẩn đó đi. Và sau đó, tôi sẽ có thể đề cao và đồng hóa được với Pháp.
Nếu tôi không thể loại bỏ các quan niệm người thường của mình, tôi sẽ không thể làm tốt được ba việc.
Từ nay về sau, tôi sẽ cố gắng làm mọi việc dựa theo thể ngộ hiện tại về Pháp và loại bỏ các quan niệm người thường.
Khi một ai đó ôm giữ những quan niệm người thường, và đối đãi với chúng như là chân lý có tính phổ quát, thì anh/cô ấy đã tự đặt mình lên trên Pháp rồi, và đó chính là một dấu hiệu của “tự tâm sinh ma”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/25/337918.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/22/162580.html
Đăng ngày 11-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.