Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 9-4-2017] Theo thông tin tổng hợp từ Minh Huệ. Tháng 3 năm 2017, đã có 110 học viên Pháp Luân Công bị hệ thống tòa án của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án tù.
Trong 110 trường hợp mới này, có 86 học viên bị kết án vào năm 2017, và 24 người bị kết án vào năm 2016. Do bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin, số học viên bị kết án và thời gian án tù chính xác luôn không được báo cáo kịp thời, cũng như không phải tất cả thông tin đều có sẵn.
Thời hạn án là từ 6 tháng đến 7 năm, trung bình là 3,8 năm. Năm học viên bị kết án đã bị phạt 30.000 nhân dân tệ. Hai học viên bị công an tống tiền tổng cộng là 13.000 nhân dân tệ.
Các học viên bị kết án đến từ 23 tỉnh và các khu tự trị, và họ thuộc mọi tầng lớp xã hội, bao gồm một bác sỹ, một cựu phóng viên và một giáo viên. Một số người đã liên tục bị bắt giữ hay kết án bởi đức tin của họ.
Một người đàn ông ở Hắc Long Giang bị kết án bảy năm tù bởi đức tin cua mình
Vào ngày 9 tháng 9 năm 2013, ông Đàm Phượng Giang ở thành phố Y Xuân đã bị bắt giữ vì gửi tin nhắn phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã chuyển đến thành phố Cáp Nhĩ Tân để làm việc sau khi được bảo lãnh 15 ngày sau đó.
Ba năm sau, công an Y Xuân phát lệnh truy nã ông và ông đã bị bắt giữ vào cuối tháng 9 năm 2016 khi đang giao dịch tại một ngân hàng. Ông bị đưa về Y Xuân và khoảng một tháng sau bị kết án bảy năm tù. Tòa án địa phương cấp cao hơn đã bác bỏ đơn kháng án của ông mà không tổ chức một phiên xử như yêu cầu. Ông đã bị chuyển đến Nhà tù Hô Lan ở thành phố Cáp Nhĩ Tân vào cuối tháng 2 năm 2017.
Đây là án tù bảy năm lần thứ hai mà ông Đàm phải chịu do đức tin của mình. Vào năm 2006 ông đã bị bắt tại nhà và ngay sau đó bị kết án bảy năm tù, trong thời gian này ông bị tra tấn tàn nhẫn trong tù.
Bà Chử Chiêm Phong – một giáo viên ở Cát Lâm bị kết án tù khi không có luật sư đại diện pháp lý
Một giáo viên ở huyện Trường Lĩnh đã bị kết án 4,5 năm tù và bị phạt 10.000 nhân dân tệ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị ĐCSTQ đàn áp.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2016, bà Chử Chiêm Phong bị bắt giữ, và chính quyền địa phương đe dọa sẽ thu hồi giấy phép của bất kỳ luật sư nào dám đại diện cho bà. Gia đình bà không có lựa chọn nào khác ngoài việc thuê một luật sư ở vùng khác để biện hộ cho quyền tự do tín ngưỡng của bà.
Tuy nhiên, khi luật sư không có biên bản yêu cầu từ Chánh án Doãn Vạn Hâm, thì Tòa án huyện Trường Lĩnh đã không cấp giấy để được đại diện cho bà Chử của luật sư.
Chánh án Doãn yêu cầu luật sư cung cấp những giấy phép từ Văn phòng Tư pháp Địa phương và Văn phòng Tư pháp Tùng Nguyên, ủy quyền ông đại diện cho bà Chử. Hai cơ quan tư pháp cho biết họ chưa từng ban hành giấy ủy quyền khi mà các luật sư có toàn quyền lựa chọn thân chủ để đại diện.
Ngày 13 tháng 2 năm 2017, bà Chử bị đưa ra xét xử bí mật. Khi gia đình bà biết đến phiên tòa, họ đã phản đối tòa án vì không thông báo cho gia đình theo quy định của pháp luật. Một nhân viên tòa án tuyên bố rằng tòa án không có số điện thoại của gia đình, trên thực tế chỉ một tuần trước đó họ đã gọi cho gia đình bà Chử khi vụ việc của bà được chuyển đến tòa án.
Ngày 28 tháng 3, Chánh án Doãn đã ban hành bản án có tội đối với bà Chử trong phiên xử. Bà Chử tuyên bố sẽ kháng nghị bản án bất công của mình.
Bác sỹ da liễu ở Hắc Long Giang bị kết án 4,5 năm
Bà Vương Lệ Yến là một bác sỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Ngăn ngừa Bệnh da liễu thành phố Mẫu Đan Giang ở tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã bị kết án 4,5 năm vào ngày 26 tháng 12 năm 2016 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Luật sư của bà đã phản đối bằng chứng truy tố thu được một cách phi pháp và đã kháng án. Vào tháng 1 năm 2017, Chánh án Ngô Đức Cương của Tòa án Trung cấp thành phố Mẫu Đan Giang đã giữ nguyên phán quyết gốc và không tổ chức một phiên điều trần công khai theo yêu cầu của luật sư.
Sau đó gia đình bà Vương đã đệ đơn kiện chánh án Lưu Huy của tòa án cấp thấp hơn và chánh án Ngô của tòa án cấp cao hơn vì vi phạm trình tự pháp lý đối với trường hợp của bà Vương.
Cựu phóng viên bị kết án 1,5 năm tù
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2017, bà Hà Hiểu Lâm ở thành phố Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên đã bị kết án 18 tháng tù vì nói chuyện với mọi người trên Internet về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Công an địa phương đã theo dõi bà nhiều tháng trước khi đột nhập vào nhà bà vào tháng 6 năm 2016. Họ đã lấy đi hơn 40 sách Pháp Luân Công, một máy tính, một điện thoại di động và các tài sản khác.
Bà Hà từng là một phóng viên trước khi trở thành một công chức chính phủ. Bà là người duy nhất chăm sóc cho gia đình. Chồng bà bị liệt, và con gái bị thương trong một tai nạn vẫn chưa hồi phục.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/9/345353.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/20/162906.html
Đăng ngày 6-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.