Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-12-2016] Ít nhất 529 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bức hại đến chết, đây là tỉnh có tỷ lệ các học viên tử vong cao nhất trong các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2016, ở Tề Tề Cáp Nhĩ, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Hắc Long Giang, có 62 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã qua đời vì bị bức hại.

62 học viên Pháp Luân Công ở độ tuổi từ 23 đến 78, trẻ nhất là anh Vương Vĩ Hoa 23 tuổi, và lớn tuổi nhất là ông Hoàng Cảnh Côn, 78 tuổi. Phần lớn các học viên này đều liên tục bị sách nhiễu, cầm tù và tra tấn trước khi qua đời.

Ông Phan Bổn Dư

Ông Phan Bổn Dư từng 2 lần bị kết án lao động cưỡng bức và 2 lần bị cầm tù với thời hạn 4 và 7 năm vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Không bao lâu sau mỗi lần được trả tự do, ông liền bị bắt lại và tiếp tục bị tra tấn.

Sau 3 năm bị tra tấn triền miên trong các trại giam và nhà tù, ông đã qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2011.

2016-12-8-qiqihaer-204831-1--ss.jpg

Ông Phan Bổn Dư

9245a0718a78c70029005f2ae443e5b6.jpg

Thân thể ông Phan đầy rẫy vết sẹo do bị làm bỏng bằng thuốc lá và bị ghẻ

Sau khi cuộc bức hại khai màn vào tháng 7 năm 1999, lần đầu tiên ông Phan bị đưa đến trung tâm tẩy não trong 2 tháng. Sau đó ông bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức. Lính canh đã dùng ống nhựa đập vào đầu ông và dội nước lạnh lên người ông hàng giờ đồng hồ trong suốt mùa đông giá rét. Sau khi bị tra tấn, ông bị co giật không ngừng và không thể đi lại.

Ông Phan bị kết án lao động cưỡng bức lần thứ hai vào năm 2000. Ở đó, ông bị đánh đập, bị sốc điện, và bị cấm ăn, cấm sử dụng nhà vệ sinh. Khi ông bất tỉnh vì bị tra tấn, lính canh liền dội nước sôi vào người ông.

Không bao lâu sau khi được trả tự do khỏi trại lao động cưỡng bức, ông lại bị bắt trở lại, và bị kết án 4 năm tù giam vào tháng ngày 5 tháng 7 năm 2001. Ông bị nhốt biệt giam trong hơn 70 ngày. Tù nhân ghì chặt ông xuống sàn và lấy đi bộ khăn trải giường và chăn đắp, khiến ông bị ói mửa và đi tiểu ra máu. Cánh tay và cổ tay của ông bị hoại tử.

Ngày 18 tháng 6 năm 2005, ông được trả tự do khi đang ở bên bờ vực của cái chết.

Ngày 30 tháng 4 năm 2006, cảnh sát tìm đến nhà sách nhiễu ông. Ông buộc phải rời khỏi nhà và liên tục chuyển nơi ở để tránh bị bức hại thêm nữa. Ngày 8 tháng 12 năm 2016, khi ông đang đến thăm cha mẹ, cảnh sát đã băt gặp và bắt giữ ông. Tại đồn cảnh sát, ông bị đánh đập dã man và ông đã bị hội chứng suy đa tạng. Tuy vậy, ông lại tiếp tục bị kết án 7 năm tù vào ngày 18 tháng 4 năm 2007.

Tại Nhà tù Thái Lai, ông gặp vấn đề nghiêm trọng về gan và tim khiến ông không thể tự chăm sóc cho bản thân. Ông được tại ngoại 2 lần đề điều trị y tế nhưng lại bị bắt giam lại trong nhà tù trước khi sức khỏe của ông kịp phục hồi. Theo thời gian, sức khỏe của ông ngày một suy giảm, và ông đã qua đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2011.

Cô Từ Hồng Mai và Thẩm Tử Lực

3e25b2be049cd1ef3ffe8e309e5601b5.jpg

Cô Từ Hồng Mai

e3f088ab50a4f44efcab9d6aa8c5087a.jpg

Cô Thẩm Tử Lực

Cô Từ và cô Hồng cùng bị bắt giữ ngày 13 tháng 1 năm 2007. Tại đồn cảnh sát, họ đã bị cảnh sát tẩm vấn và tra tấn.

Cảnh sát trói cô Từ vào giường trong tư thế hai tay hai chân giang rộng, treo ngược người, rồi nhốt cô vào một chiếc lồng kim loại. Khi cô bất tỉnh, họ dội nước lạnh để cô tỉnh lại.

Cô Thẩm Tử Lực bị trói vào ghế. Cảnh sát túm tóc và đập đầu cô vào tường cho đến khi cô ngất đi. Họ tiếp tục tra tấn cô mỗi khi cô tỉnh lại.

Sau 5 ngày tra tấn và thẩm vấn triền miên, cả hai người phụ nữ đều ở trong tình trạng gần kề cái chết. Cảnh sát đã chuyển họ tới Trại tạm giam Tề Tề Cáp Nhĩ vào ngày 18 tháng 1 năm 2007.

Trong trại tạm giam, họ không được chăm sóc y tế, tình trạng sức khỏe của họ ngày một xấu đi. Đến ngày 13 tháng 2 năm 2007, khi họ trong tình trạng nguy kịch, cảnh sát đưa họ tới bệnh viện trong tư thế bị còng tay và cùm chân.

Bị đánh đập tàn bạo, hai người phụ nữ này đã bị nội thương nghiêm trọng, họ thổ huyết, cơ thể sưng vù, và họ không thể ăn uống gì được. Họ bị suy đa tạng, huyết áp giảm mạnh, và họ thường lăn ra bất tỉnh.

Cô Từ và cô Thẩm đều qua đời vào ngày 27 tháng 2 năm 2007 lần lượt ở tuổi 37 và 49. Cảnh sát ép gia đình họ phải ngay lập tức hỏa táng thi thể của hai người họ vào ngày 1 tháng 3 năm 2007 và không cho phép chụp hình.

Anh Phan Hồng Đông

Anh Phan Hồng Đông, 37 tuổi, bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Thái Lai ngày 15 tháng 5 năm 2005. Thi thể anh đầy rẫy vết sẹo và thương tích. Vùng miệng, tai, mũi anh đầy máu và có một vết sẹo tròn trên ngực. Ngoài ra còn có những vết máu khá rõ ở chân và lưng anh.

2016-12-8-qiqihaer-204831-5--ss.jpg

Anh Phan Hồng Đông

Anh Phan bị kết án tù 10 năm vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Hàng ngày, anh thường bị tra tấn và cưỡng bức lao động nặng nhọc.

Nhằm ép anh viết tuyên bố từ bỏ tu luyện, lính canh đã hạ lệnh cho tù nhân treo anh lên, kéo căng người anh với bốn dây buộc ở hai tay và hai chân, và để người anh trong tư thế nằm sấp.

Họ cũng nung nóng một tấm sắt dưới ánh mặt trời trước khi bắt anh nằm lên nó. Sau khi toàn thân anh đầy rẫy vết bỏng rộp, tù nhân liền dội nước lạnh lên người anh.

Anh Phan bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 9 năm 2001 và bị kết án cuối năm 2002.

Bà Trần Vĩ Quân

2016-12-8-qiqihaer-204831-7--ss.jpg

Bà Trần Vĩ Quân

Bà Trần Vĩ Quân bị bắt giữ lần đầu năm 2000 khi bà đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương nhằm chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Bà bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức. Tại Trại Lao động Cưỡng bức Song Hợp, bà liên tục bị cảnh sát đánh đập, bức thực, biệt giam, và cấm sử dụng nhà vệ sinh, và treo người lên. Tù nhân còn nhét một miếng giẻ lau vào miệng bà trong suốt 3 giờ đồng hồ, khiến bà ngạt thở và mất ý thức.

Ngay sau khi bà Trần Vĩ Quân được trả tự do khỏi trại lao động vào tháng 4 năm 2001, bà lại bị bắt giữ lần nữa vào tháng 11. Năm 2002, bà bị kết án 11 năm tù giam vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Trong Nhà tù nữ Hắc Long Giang, bà liên tục bị tù nhân đánh đập, trong đó có việc phải phơi mình ngoài trời lạnh dưới nhiệt độ đóng băng, bức thực, treo người, cũng như bị đứng hoặc bị xích vào sàn trong nhiều ngày. Khi tù nhân bức thực bà, họ để lại ống dẫn thức ăn trong người bà cho đến khi nấm mốc phát triển, hoặc họ luồn qua luồn lại chiếc ống vào mũi bà để khiến bà đau đớn cùng cực.

Tháng 7 năm 2005, bà Trần được chẩn đoán bị ung thư tử cung giai đoạn cuối và được tại ngoại để điều trị y tế. Tuy nhiên, 3 tháng sau, ngày 17 tháng 10 năm 2005, bà bị bắt lại và tiếp tục bị tra tấn ở trong tù.

Sau nhiều năm bị tra tấn tàn bạo, bà Trần đã qua đời vào ngày 3 tháng 6 năm 2007 ở tuổi 49.

Anh Vương Vĩ Hoa

Anh Vương Vĩ Hoa qua đời trong Nhà tù số 3 của thành phố Cáp Nhĩ Tân vào ngày 16 tháng 6 năm 2003 ở tuổi 23. Khám nghiệm pháp y cho thấy có 19 thương tích nghiêm trọng trên thi thể anh, trong đó có miệng, thái dương, đỉnh đầu, ngực, lưng, cánh tay, cẳng chân. Một số cơ quan tạng của anh cũng bị thương tổn.

2016-12-8-qiqihaer-204831-8--ss.jpg

Anh Vương Vĩ Hoa

Khi báo tin về cái chết của anh cho gia đình, nhà tù nói rằng anh bị đánh đập đến chết bởi một tội phạm hình sự bị cầm tù vì tội giết người nhưng không tiết lộ thêm thông tin gì. Gia đình anh nghi ngờ rằng chính lính canh đã ra lệnh cho tù nhân đó tra tấn anh hòng ép anh từ bỏ niềm tin của mình—một thực tế phổ biến xảy ra trong các nhà tù ở Trung Quốc.

Mặc dù mới chỉ ngoài 20 tuổi, nhưng anh Vương đã 3 lần bị bắt giữ chỉ vì nói với người dân về chân tướng Pháp Luân Công và liên tục bị tra tấn ở đồn cảnh sát, như bị treo người, bị bóp bộ phận sinh dục, sốc điện, đánh đập tàn bạo. Cảnh sát còn lột sạch quần áo của anh, dội nước lạnh, và mở cửa sổ để khiến anh bị lạnh cóng trong mùa đông giá rét.

Anh Vương bị sốt cao, khó thở sau khi bị tra tấn trong lần bắt giữ thứ 2 vào ngày 10 tháng 4 năm 2001. Gia đình anh đã phải trả 20.000 Nhân dân tệ cho cảnh sát để anh được tại ngoại điều trị y tế.

Trước khi anh kịp phục hồi, cảnh sát bắt anh lần nữa vào ngày 20 tháng 9 năm 2001. Anh bị kết án 4 năm tù giam vào tháng 1 năm 2002.

Anh Lưu Tinh Minh

Ngày 24 tháng 3 năm 2014, gia đình anh Lưu Tinh Minh bất ngờ nhận được tin báo của Nhà tù Thái Lai, rằng: “Anh chết do nhảy lầu.” Anh tử vong chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi bị chuyển đến nhà tù này để thụ án 12 năm vào ngày 8 tháng 2 năm 2007. Lúc đó anh 39 tuổi.

2016-12-8-qiqihaer-204831-6--ss.jpg

Anh Lưu Tinh Minh

Gia đình anh nghi ngờ rằng đó là những lời dối trá. Khi họ đến nhà tù để hỏi vì sao 18 tiếng sau khi anh qua đời nhà tù mới báo tin cho gia đình anh hay biết, nhà tù từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết và phủ nhận việc anh Lưu tử vong do bị tra tấn.

Gia đình anh Lưu cho hay, toàn thân anh đầy rẫy vét sẹo, trông rất đáng sợ. Phần đầu bên phải bị hõm một miếng lớn. Chiếc quần và áo len anh mặc đầm đìa máu, nhưng quần áo lót lại không dính bất kỳ vết máu nào. Chân phải của anh có một vết hõm lớn với đường kính khoảng 3cm. Chân phải của anh bị trẹo và đầu gối tím bầm.

Nhà tù từ chối chịu trách nhiệm về cái chết của anh.

Trước lần bị cầm tù dài hạn này, anh Lưu từng nhiều lần bị bắt và giam giữ chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

62 học viên Pháp Luân Công ở Tề Tề Cáp Nhĩ bị bức hại đến chết:

Từ Hoành Mai, Thẩm Tử Lực, Lưu Tinh Minh, Mã Văn Thịnh, Phan Hồng Đông, Trương Quế Cần, Doãn Thục Vân, Trương Vân Chi, Triệu Á Trân, Phó Chí Vũ, Lương Kim Ngọc, Hoàng Cảnh Khôn, Từ Lâm Sơn, Tiêu Chấn Tỉnh, Tôn Hồng Văn, Vương Vĩ Hoa, Cao Đức Dũng, Vương Bảo Hiến, Lưu Hiểu Linh, Lý Tuyết Liên, Hác Trị Mỹ, Cam Tú Vân, Lý Hồng, Mâu Tiểu Lộ, Lý Quế Cần, Cao Hoa, Đàm Tú Na, Cao Tính Liên, Tào Lương Nghĩa, Nhạc Hội Dân, Khâu Văn Bân, Lý Quế Cần, Lâm Lệnh Mai, Trình Ngọc Lan, Trương Diễm Phương, Quách Tú Trân, Hoàng Ngọc Tinh, Vu Thục lan, Kha Phượng Lan, Tống Mai Anh, Vương Dữ Hằng, Lý Bội Sinh, Tôn Điện Thuận, Vu Trung Trụ, Thái Dũng, Vương Tả Hoa, Nhạc Ngọc Phương, Vương Quế Cần, Vương Quyên, Thôi Vinh, Trương Lập Vinh, Lưu Phượng Linh; Chu Kim Thụy, Mạnh Phồn Ngọc, Đinh Á Kiệt, Phan Quế Anh, Trương Bảo Chi, Hàn Phượng Lan, Lưu Á Phương, Vương Hoa Liên, Hiệp Liên Bình, người họ hàng của Mã Hồng Biểu (không rõ tên).


Bản tiến Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/11/338704.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/3/160994.html

Đăng ngày 15-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share