Bài viết của Hà Bình, phóng viên Minh Huệ tại Stockholm, Thụy Điển

[MINH HUỆ 25-11-2013]

Quốc hội Thụy Điển triệu tập hội thảo về nạn mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ

Sáng ngày 20 tháng 11 năm 2013, tại Quốc hội Thụy Điển đã triệu tập hội thảo về tội ác mổ cướp nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hội thảo lần này do 10 nghị sĩ Quốc hội Thụy Điển thuộc các đảng khác nhau cùng kêu gọi, gồm liên minh đảng cầm quyền cùng với tất cả đảng thuộc liên minh đối lập.

Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương, bà Petra Lindberg, chủ tịch Hiệp hội Hỗ trợ Nhân quyền Trung Quốc của Thụy Điển, ông Man Yan Ng, ủy viên quản trị Hiệp hội Nhân quyền quốc tế của Đức; ông Dan Alfjorden, đại biểu Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Thụy Điển, ông Lý Hội Cách, một bác sĩ y khoa của Đức, đã nhận lời mời đến phát biểu. Hơn 20 nghị sĩ Quốc hội đã tham dự hội thảo. Phóng viên các kênh truyền thông của Thụy Điển cũng tham gia và phỏng vấn một số diễn giả và nghị sĩ.

2013-11-24-minghui-falun-gong-sweden-01--ss.jpg

Tại hội thảo, cựu Quốc vụ khanh Canada, ông David Kilgour đưa ra bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng đẫm máu đang diễn ra ở Trung Quốc

2013-11-24-minghui-falun-gong-sweden-02--ss.jpg

Tại hội thảo, ủy viên quản trị Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế của Đức, ông Man Yan Ng đưa ra bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng đẫm máu đang diễn ra ở Trung Quốc

2013-11-24-minghui-falun-gong-sweden-03--ss.jpg

Trước buổi hội thảo, tờ “Nhật báo Thụy Điển” đã phỏng vấn ông David Kilgour và ông Man Yan Ng, và đưa tin cùng ngày diễn ra buổi hội thảo.

Trong buổi hội thảo, ông David Kilgour đã giới thiệu sơ lược về báo cáo điều tra của ông và luật sư nhân quyền David Matas về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công. Báo cáo này đưa ra rất nhiều ví dụ thực tế, làm chứng cho việc nạn mổ cướp nội tạng đẫm máu đang diễn ra ở Trung Quốc. Mấy năm gần đây, càng ngày càng có nhiều chân tướng liên quan đến mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công bị phơi bày và đưa ra ánh sáng.

Bác sĩ y khoa Lý Hội Cách nói: “Chứng cứ có rất nhiều, năm 2006 bà Annie đã đứng ra làm chứng rằng chồng bà chính là người đã mổ lấy giác mác của học viên Pháp Luân Công (chồng bà là bác sĩ). Từ năm 2004 tới 2007, một số bệnh viện Trung Quốc đã đăng quảng cáo trên trang web của mình rằng chỉ cần 2 tuần có thể tìm được gan phù hợp.

Chủ tịch Hiệp hội Hỗ trợ Nhân quyền Trung Quốc của Thụy Điển, bà Petra Lindberg cho biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, người ta phát hiện rằng Đức quốc xã đã giết hại hàng triệu người Do Thái. Để bi kịch lịch sử này không tái hiện, xã hội quốc tế đã đưa ra lời tuyên ngôn trang nghiêm “NEVER AGAIN” (không bao giờ dẫm lên vết xe đổ) đối với tội ác diệt chủng này. Đáng buồn là ngày hôm nay tội ác diệt chủng đối với nhóm các học viên Pháp Luân Công lại đang diễn ra. Bà kêu gọi Quốc hội Thụy Điển đưa ra đạo luật đối với tội ác mổ cướp nội tạng này.

Nghị sĩ quốc hội xúc động và muốn đưa ra hành động giải quyết

Trong buổi hội thảo, bài phát biểu của các diễn giả đã khiến các nghị sĩ vô cùng xúc động, có người yên lặng lau nước mắt. Sau buổi hội thảo, các nghị sĩ và học viên Pháp Luân Công thảo luận làm thế nào có thể giúp đỡ ngăn chặn bức hại của tà ác.

Trả lời phỏng vấn của truyền thông, nghị sĩ lâu năm của đảng dân chủ cơ đốc giáo Annelie Enochson cho biết: “Sự việc như thế này, người Tây phương chúng tôi rất khó mà tin được, nhưng nó lại đang diễn ra, điều này thực sự đáng buồn. Tội ác mổ cướp nội tạng xảy ra với những người bị bức hại và những người bị giam giữ trong tù không thể lên tiếng cho bản thân, rất nhiều người trong số họ đang xếp hàng chờ chết, họ không được lên tiếng cho quyền lợi của mình. Tôi hy vọng chúng ta ở thế giới Tây phương, ở xã hội Thụy Điển, có thể lên tiếng vì những người bị bức hại này.”

Còn có nghị sĩ xem xét việc thúc đẩy đưa ra đạo luật đối với tội ác mổ cướp tạng tại Trung Quốc.

Bà Anna Steele, nghị sĩ đảng nhân dân phát biểu: “Tôi thật sự cảm thấy rất buồn, cảm thấy mình cần phải tham gia vào sự việc này, tôi muốn nỗ lực để Thụy Điển thay đồi luật pháp. Tôi có rất nhiều cảm xúc, tôi muốn cùng các nghị sĩ khác cùng hành động, chúng tôi muốn làm việc này.”

Nghị sĩ Quốc hội kiêm thành viên Ủy ban Bắc Âu, bà Elisabeth Rahm nói: “Để Thụy Điển đưa ra đạo luật mới là một chặng đường rất dài, chúng ta cần đi bước đầu tiên, đây chính là điều chúng tôi đang làm.” Bà bày tỏ: “Chúng ta lấy buổi hội thảo lần này làm bước khởi đầu, còn cần phải mở diễn đàn thảo luận, mục đích chính của chúng ta là mang đến thay đổi (đối với nạn mổ cướp nội tạng).“

Truyền thông tập trung vào tội ác mổ cướp tạng của ĐCSTQ

Vào ngày diễn ra hội thảo, tờ “Nhật báo Thụy Điển” đã dành nửa trang đăng bài viết với tiêu đề “Thảo luận về hoạt động buôn bán nội tạng của Trung Quốc tại Quốc hội Thụy Điển.” Bài viết nói về ông Man Yan Ng, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc và ông David Kilgour, đồng tác giả cuốn Thu hoạch đẫm máu, đã tới Quốc hội Thụy Điển và thảo luận về vấn đề Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm như thế nào.

Trang bài viết có nói, gần đây chính quyền Trung Quốc tuyên bố chấm dứt việc lấy tạng từ tử tù. Tuy nhiên, theo Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH), việc làm này nhằm tung hoả mù và che đậy tấm màn đen tối của việc các trại lao động cưỡng bức và bệnh viện quân đội hợp tác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. “Mổ cướp nội tạng” là tội ác kinh khủng vẫn đang tiếp diễn của chính quyền ĐCSTQ tiến hành đối với học viên Pháp Luân Công.

Trong bài viết có trích dẫn lời nói của ông David Kilgour: “Họ (chính quyền) đem thi thể đi và thiêu huỷ, gia đình người chết chỉ nhận được tro cốt của người thân, bởi vậy mà chứng cứ trực tiếp của cướp nội tạng cũng bị hủy.”

Bài viết còn giới thiệu, từ năm 2006 David Kilgour và Man Yan Ng đã tới hơn 50 quốc gia và nói về vấn đề mổ cướp tạng đang diễn ra tại Trung Quốc. Họ cho biết ngành cấy ghép tạng tại Trung Quốc mang lại lợi nhuận khổng lồ. Những người tu luyện Pháp Luân Công, Cơ Đốc giáo, Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ trở thành nguồn cung cấp tạng sống lớn, bị cưỡng bức mổ cướp giác mạc, tim, gan, phổi và các nội tạng khác.

Ông Man Yan Ng cho biết tại chợ đen, giá của một quả tim là 1 triệu krone Thụy Điển, toàn bộ nội tạng trên thân thể có tổng giá trị khoảng 3,5 triệu krone. Ở các quốc gia khác, thời gian chờ hiến tạng là vài tháng đến vài năm, trong khi ở Trung Quốc, chỉ cần 1 tới 3 tuần là có thể tìm được nguồn tạng phù hợp và tiến hành cấy ghép. Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp tạng ước tính, tại Trung Quốc mỗi năm có chừng 10.000 ca cấy ghép tạng phi pháp.

Tờ “Nhật báo Thụy Điển” ngày 23 tháng 11 với tiêu đề “Nghị sĩ Quốc hội yêu cầu cấm sang Trung Quốc mua nội tạng”, tiếp tục phỏng vấn hai vị nghị sĩ quốc hội đã tham gia buổi hội thảo.

Trong bài viết trên “Nhật báo Thụy Điển”, nghị sĩ đảng Dân chủ Xã hội Carin Runeson trả lời ký giả: “Vấn đề được đề cập trong buổi hội thảo thật đáng sợ. Quan trọng là chúng tôi không chỉ nghe mà sau này cần phải suy xét đến việc này trong các công tác chính trị. Hội thảo này rất quan trọng, bởi vì nó liên quan tới nhân quyền, không có bất kỳ đảng nào đứng ngoài vấn đề nhân quyền. Tại các hội nghị và tình huống liên quan, chúng tôi sẽ phổ biến về sự việc này.” Bà Runeson đề xuất phải hành động trước cuộc tuyển cử mùa thu năm sau, bà nói: “Theo tôi, quan trọng là hành động, chứ không chỉ ngồi ở đây để nghe.”

Bà Maria Lundqvist-Brimster, nghị sĩ đảng nhân dân, cũng đã tham gia buổi hội thảo, bà nói: “Hiện tại luật pháp của Thuỵ Điển tập trung vào quốc nội, nhưng mô hình của Tây Ban Nha mới là lý tưởng.” Bà nói: “Tây Ban Nha có đạo luật rõ ràng, bất kỳ người nào mua bán nội tạng phi pháp đều sẽ bị khởi tổ. Tại Thụy Điển, chúng ta không có luật pháp rõ ràng đối với việc mua bán nội tạng phi pháp.” Ở nhiều quốc gia, bệnh nhân muốn có nội tạng để ghép cần phải đợi hàng tháng hoặc hàng năm, trong khi ở Trung Quốc, một tuần là có thể có được nội tạng từ ‘tù nhân lương tâm’. Bà cho biết: “Những người mắc trọng bệnh có thể không muốn chờ đợi lâu, họ ra nước ngoài tìm nội tạng.” Có không ít công dân Thụy Điển tham gia vào giao dịch mua bán nội tạng phi pháp của Trung Quốc, hiện nay không có thống kê. Bà Maria nói: “Tôi muốn xem xét kỹ tình huống người dân Thụy Điển ra nước ngoài trị bệnh.”

Người dân Thụy Điển hào hứng ký tên lên án nạn mổ cướp nội tạng

Sáng ngày 23 tháng 11, tại quảng trường Mynttorget, khu vực náo nhiệt nhất của thủ đô Stockholm, Thụy Điển, các học viên Pháp Luân Công đã xin chữ ký thỉnh nguyện từ những người dân qua đường để “lập tức chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc.”

2013-11-24-minghui-falun-gong-sweden-04--ss.jpg

Người dân Thụy Điển đã minh bạch chân tướng sôi nổi ký tên, kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt mổ cướp nội tạng

2013-11-24-minghui-falun-gong-sweden-05--ss.jpg

Tháng 7 năm nay, Hiệp hội bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) đã kêu gọi Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc phơi bày tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ. Thứ 7 hàng tuần, các học viên Pháp Luân Công tại Thụy Điển đều ở đây tổ chức hoạt động xin chữ ký. Hành động vì chính nghĩa của các học viên đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân, đồng thời cũng thu hút được sự quan tâm của các giới tại Thụy Điển.

Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, sau khi nghe nói về nạn mổ cướp nội tạng, ông cảm thấy rất buồn. Ông nói: “Chúng ta những công dân trên trái đất này không thể chấp nhận sự việc như thế này xảy ra, bởi vì chúng ta là con người, không phải là thú vật!”

Có ba vị du khách đến từ Gothenburgh, thành phố lớn thứ 2 ở Thụy Điển. Sau khi ký tên xong họ tỏ vẻ rất vui mừng, họ thấy rằng mình đã làm một việc rất có ý nghĩa. Trước khi rời đi họ còn chúc các học viên có thể thu thập thêm được nhiều chữ ký nữa.

Một cặp vợ chồng trung niên người Thụy Điển chủ động tới để ký tên, họ nói: “Chúng tôi đã biết việc này, nhất định cần phải ký tên!” Hai ngày trước họ đã biết được sự việc qua bài viết trên tờ Nhật báo Thụy Điển.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/25/283134.html
Đăng ngày 1-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lại để sát hơn với nguyên bản.

Share