Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ ở Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 16-3-2014] Ngày 12 tháng 3 năm 2014, Chính phủ Canada đã đưa ra vấn đề cưỡng bức thu hoạch tạng được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc, trong phiên họp thường kỳ lần thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

2014-3-15-un-anne-tamara-lorre_smaller.jpg

Bà Anne-Tamara Lorre (bên phải), đại diện của Canada tại Liên Hợp Quốc, nêu lên vấn đề về cưỡng bức thu hoạch tạng và cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bà Anne-Tamara Lorre, đại diện của Canada tại Liên Hợp Quốc, giải thích rằng thúc đẩy và bảo hộ tự do tôn giáo là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Canada.

Ngày 12 tháng 3, Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đăng tải diễn văn của bà trong Thông cáo báo chí chính thức hàng ngày: “Canada vẫn quan ngại sâu sắc về tình cảnh của cộng đồng tôn giáo bị bức hại ở các khu vực khác nhau trên thế giới, nơi mà hoặc do sự hạn chế của Chính phủ hoặc do mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các cá nhân đã trở thành mục tiêu chỉ vì đức tin của mình. Cũng quan ngại rằng các học viên Pháp Luân Công và những người tin theo các tôn giáo khác ở Trung Quốc đang đối mặt với sự bức hại; hơn nữa, các báo cáo cho thấy việc cấy ghép tạng đã được thực hiện mà không có sự đồng ý của người hiến, cũng là việc đáng lo ngại.”

Viện dẫn đến tử tù không giải thích đầy đủ nguồn gốc tạng

Như thường lệ, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phủ nhận việc cưỡng bức thu hoạch tạng. Tuy nhiên, họ không thể giải thích được nguồn gốc của số lượng lớn tạng dùng cho cấy ghép ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo ngày 12 tháng 3 trên tờ Minh Báo, một tờ nhật báo của Hồng Kông, ông Hoàng Khiết Phu, Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, đã xác nhận rằng các tử tù vẫn phải hiến tạng mà không có sự đồng ý của chính họ hoặc từ gia đình. Ông cũng nói rằng “việc hiến như vậy” liên quan đến một cơ chế khép kín giữa các bác sỹ, tòa án, công an vũ trang và rất khó minh họa.

Trong khi các tử tù có thể thực sự là nguồn cung cấp tạng cho cấy ghép, số các tử tù bị hành quyết không chiếm tỷ lệ lớn trong số các ca ghép tạng.

Nhà điều tra độc lập, Cựu quốc vụ khanh Canada ông David Kilgour và luật sư nhân quyền nổi tiếng ông David Matas, kết luận rằng từ năm 2001 đến 2005, có 41.500 ca ghép tạng không rõ nguồn gốc được thực hiện. Dựa trên những bằng chứng liên quan khác, họ chỉ ra rằng nguồn gốc của 41.500 tạng chỉ có thể giải thích bằng con số tương đương các tù nhân là học viên Pháp Luân Công được dùng như một ngân hàng tạng sống.

Làn sóng lên án nạn thu hoạch tạng trên thế giới

Làn sóng ủng hộ chấm dứt thu hoạch tạng ở Trung Quốc đang tăng lên, với nhiều quốc gia trên thế giới đang hành động để lên án tội ác này và ngăn ngừa công dân của nước mình vô tình trở thành kẻ đồng lõa.

Ngày 5 tháng 3 năm 2014, Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Italia đã đồng thuận thông qua nghị quyết kêu gọi Chính phủ Italia phát động cuộc điều tra toàn diện đối với vấn đề thu hoạch tạng ở Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao và các kênh thông tin khác. Nghị quyết cũng thúc giục Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lập tức thả các tù nhân lương tâm, bao gồm các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 26 tháng 2 năm 2014, Hạ viện Illinois đã thông qua nghị quyết kêu gọi “Chính phủ Mỹ và Tổng thống Mỹ điều tra hoạt động ghép tạng ở Trung Quốc và có hành động cần thiết để chấm dứt thông lệ mổ cướp nội tạng một cách tàn bạo từ các học viên Pháp Luân Công này.”

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết “bày tỏ quan ngại sâu sắc” đối với “báo cáo đáng tin cậy về thông lệ thu hoạch tạng có hệ thống được nhà nước bảo hộ, từ các tù nhân lương tâm mà không có sự đồng ý của họ”. Nghị quyết này được 56 thành viên từ các đảng chính trị ở Nghị viện châu Âu đồng kiến nghị.

Nghị quyết kêu gọi EU và các nước thành viên công khai lên án nạn lạm dụng ghép tạng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và nâng cao nhận thức về vấn đề này trong số các công dân du lịch tới PRC. Nghị quyết cũng kêu gọi EU thực hiện điều tra đầy đủ và công khai đối với thông lệ thu hoạch tạng ở PRC.

Nghị viện chỉ ra rằng các kế hoạch giảm thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm của Trung Quốc chỉ “trước năm 2015” là không thể chấp nhận được, và kêu gọi Trung Quốc “lập tức chấm dứt thông lệ thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm và các thành viên các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số.”

Ngày 28 tháng 2 năm 2014, ông Irwin Cotler, một nghị sỹ tự do (MP) và là Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada, đã kêu gọi rút Trung Quốc khỏi danh sách Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do chế độ này có liên quan đến những vi phạm nhân quyền có hệ thống và rộng khắp, bao gồm thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống.

Trong một bài báo đăng ngày 10 tháng 1 năm 2014, đài Tiếng nói Nga đã đưa tin về việc khắp thế giới lên án thông lệ thu hoạch tạng: “Hơn một triệu chữ ký lên án thu hoạch tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc.”

Cũng có những nghị quyết đang chờ thông qua ở Quốc hội Mỹ, lên án thông lệ thu hoạch tạng ở quy mô lớn, từ các tù nhân lương tâm, mà chủ yếu là học viên Pháp Luân Công.

Bối cảnh

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên khắp cả nước. Trong nỗ lực vô vọng nhằm chà đạp Pháp Luân Công, Tổng bí thư khi đó là Giang Trạch Dân đã ban hành một loạt chỉ thị mật bao gồm: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thể xác,” “Đánh đập đến chết được xem như là tự tử,” và “Hỏa thiêu mà không nhận dạng.”

3.746 người được xác nhận đã chết. Số người chết có ở hơn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khu tự trị.

Thu hoạch tạng từ học viên Pháp Luân Công lần đầu tiên được báo cáo vào năm 2006. Đến nay tội ác này vẫn chưa bị phơi bày hoàn toàn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/16/288817.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/17/145918.html
Đăng ngày 1-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share