Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[Minh Huệ 26-3-2017] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Sau khi vấp ngã trong tu luyện, tôi đã có những bước tự đột phá. Ở đây, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm cá nhân với hy vọng có thể giúp các đồng tu đang gặp phải vấn đề tương tự.
Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã có thể chịu đựng nhiều khó khăn. Ví dụ như, khi luyện tĩnh công, mặc dù phải chịu nhiều đau đớn nhưng tôi vẫn có thể hoàn thành bài tập. Tôi cũng học Pháp thật tinh tấn. Tôi nghiêm khắc với chính mình trong việc đề cao tâm tính; chẳng hạn như ngay khi có một ý nghĩ xấu xuất hiện, tôi đã có thể tóm được nó.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, nền tảng tu luyện được xây dựng sau một năm học Pháp đã giúp tôi kiên định tín Sư tín Pháp. Tuy nhiên, vì vẫn còn là một học viên khá mới với nhiều chấp trước, tôi đã vấp ngã hai lần.
Lần thứ nhất liên quan đến tâm sắc dục. Trước đây tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ thất bại khi vượt quan này. Vì vậy khi tôi thực sự trượt ngã, nó giống như một cơn mê và thực sự khó tin.
Sau đó, tôi cảm thấy rất hối hận, nhưng tôi đã không thể vượt qua quan này. Điều này đã dẫn đến khá nhiều rắc rối cho tôi sau đó, gồm cả việc bị bức hại, bị bắt giữ và bị giam cầm.
Lần vấp ngã thứ hai xảy ra khi tôi ở trong trại tạm giam. Tôi bị cấm ngủ trong thời gian dài. Cuối cùng, tôi mất chính niệm, và tôi đã viết bốn tuyên bố (tương đương với ba tuyên bố) từ bỏ Pháp Luân Công. Lính canh thậm chí còn bắt tôi viết: “Tôi dùng nhân cách bảo chứng điều này.”
Tôi nhận ra rằng những học viên khác cũng tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công nhận thức được là họ đã phạm sai lầm, nhưng họ không đủ can đảm để sửa chữa sai lầm ấy. Có lẽ là do lời tuyên bố đó.
Một thời gian sau, tôi đã lấy lại can đảm đến gặp giám đốc trại tạm giam và tuyên bố rằng những gì tôi đã viết không phải là nguyện vọng của tôi. Tôi tuyên bố những gì tôi đã viết là vô giá trị. Giám đốc trại tạm giam hỏi: “Chẳng phải ông đã nói rằng ông dùng nhân cách bảo chứng phải không?”
Tôi đáp: “Tôi không có nhân cách, tôi chỉ có “thần cách”. Vị giám đốc này đã không nói lời nào.
Giám đốc trại tam giam đã không bao giờ gây khó dễ với tôi nữa. Tôi đã vượt qua khảo nghiệm này một cách bình thản, và nó đã không để lại cho tôi bất kỳ ân hận nào.
Tuy nhiên, tôi đã không thể hoàn toàn vượt qua quan thứ nhất, thậm chí nó còn diễn ra trong một thời gian dài. Trước khi trượt ngã khảo nghiệm sắc dục, tôi cảm thấy rằng tôi luôn luôn ở trong trạng thái tinh thần phấn chấn. Cho dù làm đúng hay sai, tôi luôn luôn đối đãi bằng một thái độ đúng mực. Nhưng giờ đây tôi đã không thể lấy lại cảm giác thuần tịnh ấy nữa.
Khi tôi trở nên nản lòng, tất cả mọi niệm bất hảo tràn ngập trong tâm, như: Hãy bỏ cuộc đi! Hãy mở những trang web khiêu dâm ra nào!
Tôi biết đó là những niệm đầu bại hoại, và là can nhiễu đến từ nghiệp tư tưởng. Nhưng khi tôi yếu nhược, chúng lại kiểm soát tôi. Và kết quả là tôi đã nhiều lần đi theo những tư tưởng đó. Rồi sau đó, tôi lại hối hận khôn nguôi và quyết tâm để làm tốt hơn trong lần sau. Với nhiều lần vấp ngã rồi lại vựng dậy, quan sắc dục trở thành một khảo nghiệm khó khăn với tôi. Dường như nó đã hủy hoại tôi và tôi gần như mất hy vọng.
Một ngày nọ, tôi chứng kiến hai đứa con tôi đánh nhau. Thậm chí chúng đánh nhau rất quyết liệt, nhưng chưa đầy 5 phút sau, chúng đã lại làm hòa với nhau, như thể là chúng chưa từng đánh nhau trước đó vậy.
Tôi thấy xúc động. Trẻ con thì thật thuần khiết, không ôm giữ bất kỳ tâm tiêu cực nào. Chỉ là vì người lớn chúng ta có rất nhiều tư tưởng rắc rối phức tạp nên các tác động tâm lý của một sự việc sẽ mãi đeo bám lấy chúng ta. Và tác động tâm lý này có thể làm cho chúng ta trượt ngã và không tinh tấn.
Một ngày nọ, tôi đọc một bài viết trên Minh Huệ có tiêu đề “Đệ tử Đại Pháp trong mắt một vị thần tiên”. Bài viết nói rằng vấn đề chướng ngại nhân tâm đều xuất phát từ việc thiếu niềm tin vào bản thân và đó cũng là biểu hiện của việc tín tâm không đầy đủ vào Pháp và vào Sư phụ. Đúng là vậy.
Sư phụ giảng:
” Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách, không có tác dụng gì. Tôi vẫn là nói câu ấy: trượt ngã rồi đừng nằm ở đó, mau đứng lên đi thôi!“
” Sư phụ không buông rơi chư vị, chư vị cũng không được mất lòng tin, vẫn có cơ hội, dù sao thì tôi là muốn độ thành [công] chư vị, chư vị vẫn còn tín tâm chứ?“
(Giảng Pháp tại Tết nguyên tiêu 2003) **
Tôi tự nhủ: “Tôi đã tìm thấy nguyên nhân gốc rễ. Tôi nên tin tưởng vào bản thân mình. Tác động tâm lý kia là một chấp trước mà tôi nên buông bỏ.” Tôi cảm thấy tâm mình thật nhẹ nhàng – cảm giác mà tôi chưa từng có trước đó.
Mặc dù phải mất một khoảng thời gian dài để vượt qua chướng ngại trong tâm này, nhưng tôi đã tìm lại được cảm giác tường hòa như thuở ban đầu tu luyện. Tu luyện không còn là một gánh nặng lớn với tôi nữa. Tôi đã lại có thể luyện tĩnh công trong một giờ vào hôm qua. Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ tôi. Sư phụ không bao giờ bỏ rơi tôi.
Trong những lối tu luyện cổ xưa, khi một người phạm một sai lầm to lớn thì người ấy không thể tu luyện được nữa. Nếu chúng ta có thể vượt qua những chướng ngại trong tâm và đứng dậy nhanh chóng sau khi bị trượt ngã, không gì có thể cản bước chúng ta trên con đường tu luyện. Đây không phải là những gì chúng ta lưu lại cho những người tu luyện trong tương lai sao? Chẳng phải tốt hay xấu đều là hảo sự sao?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/17/344381.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/26/162628.html
Đăng ngày 22-4-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.