Thứ Hai ngày 17 tháng 5 năm 2004

Bài của Diana Nelson Jones, Pittsburgh Post-Gazette

    

Robin Rombach, Post-Gazette
Jessica Quach, từ Silver Spring, Md., cùng những thành viên khác trong đoàn “Đạp xe vì hòa bình”, đang thực hiện các bài động tác trước Pittsburgh Hilton and Towers, vào buổi chiều hôm qua.

Sinh viên năm đầu của đại học Yale, Hao Wang nói rằng đạp xe trên 700 dặm để đền Pittsburgh ngày hôm qua không phải là điều khó khăn trong chuyến đi từ Hoa thịnh đốn đến Chicago của anh.

Jessica Quach, sống tại Silver Spring, Md., và những bạn của cô trong đoàn “Đạp xe vì Hoà bình” những đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp đang thiền toạ bên ngoài khách sạn Pittsburgh Hilton và tại Trung tâm thành phố vào chiều hôm qua.

“Thật rất khó khăn để giải thích cho mọi người biết rằng những người cũng thiền tập như vậy lại bị khủng bố, tra tấn tại Trung quốc”. Anh Hao nói như vậy.

Hao là một trong 15 đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong chuyến đi bằng xe đạp này, hầu hết là những sinh viên đại học, tập trung tại Point State Park ngày hôm qua để nói chuyện về “chính sách khủng bố và diệt chủng Pháp Luân Công tại Trung quốc”, một nhóm thiền tập còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Nhóm này rời Hoa thịnh đốn vào ngày thứ Năm vào dịp Kỹ niệm 12 năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền bá trứơc công chúng. Đã có hơn 100 triệu người tu luyện trên 60 quốc gia trên thế giới. Trong năm đầu tiên, người sáng lập, ông Lý Hồng Chí, truyền dạy rộng rãi không thu tiền và ông cũng được đề nghị trong giải Nobel Hoà bình vào năm 2001.

Nhưng vào năm 1999, con số người tu luyện tại Trung quốc vượt hẳn con số đảng viên Đảng Cộng sản Trung quốc. Công an bắt đầu cấm và bắt bớ không cho tập luyện ngoài các công viên. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết đã có hơn 900 người bị bắt, tra tấn đến chết trong các trại tù Trung quốc và hơn 100 ngàn người hiện đang bị giam giữ.

Sheldon Lu, một sinh viên Nha khoa tại đại học Pittsburgh, nói rằng chính phủ Trung quốc tuyên truyền xuyên tạc nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công là từ chối gia đình họ và dễ tự sát. Ngược lại, Pháp Luân Công đã dạy nhiều người tốt hơn và vui vẻ hơn.

Cần 2 tiếng đồng hồ để tập các bài Công Pháp, nhưng chúng ta có thể tập riêng từng bài, để phù hợp giờ giấc của chúng ta.

Sau khi truyền dạy cho các đệ tử, Pháp Luân Đại Pháp có vẻ giống như yoga, hay Thái Cực, nhưng các đệ tử nói rằng, nó quan tâm rất nhiều về tâm ý nữa, không chỉ có các động tác.

“Sự quan trọng của Pháp Luân Công là nằm ở những tiêu chuẩn đạo đức” Erik Meltzer, một cư dân tại Philadelphia, tốt nghiệp tại đại học Emerson, Boston nói như vậy.

Anh ta nói rõ rằng một cái biểu ngữ lớn treo trong công viên có chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” mang nhiều ý nghĩa sâu rộng lắm. Ý nghĩa bên trong của chúng rất sâu sắc. Không phải mình chỉ sống như người thường, mà phải sống thật, nói thật, nghĩ thật, phải từ bi ngay cả với kẻ thù của mình vì chính họ mới đáng thương.”

Meltzer nói rằng Pháp Luân Công không phải là tôn giáo cũng không tham gia chính trị.

“Những điều mà tôi nghe thấy đều là ôn hoà, tốt cả” cô Lynne Sunderman, cô giáo tại Pittsburgh. Cô ta đi đến từng biểu ngữ, thăm hỏi, nói chuyện với nhóm này và cô ta nói “Tại sao có thể khủng bố tra tấn với những người chỉ biết ôn hoà?”

Lu đoán rằng “Có thể họ sợ bị mất quyền hành của họ, vì con số tu luyện đông hơn và những người tu luyện họ tuân thủ những chân lý của họ hơn. Thật khủng khiếp khi biết rằng hôm nay bạn là một người tu luyện thiền tập và ngày mai bạn là kẻ thù của chính quyền”

Keith Ware, giám đốc của trung tâm thể dục tại Hoa thịnh đốn tổ chức đoàn “Đạp xe vì Hoà bình” cũng đạp xe trong chuyến này nói rằng hàng ngàn trẻ em tại Trung quốc củng bị khủng bố, và thảm thương nhất là chúng không ai chăm sóc, lê la vì cha mẹ chúng bị cầm tù”. Chính anh Ware cũng đèo con của anh ta mới 1 tuổi, và vợ anh cũng có trong đoàn.

“Vợ chồng tôi hôm đó đi vào Mall và có một người đưa cho chúng tôi xấp tài liệu về Pháp Luân Công cách đây mấy năm, “Tôi đọc xấp tài liệu và biết rằng tốt và tôi học liền. Trước đây tôi bị đau nhức xương rất lâu, nhưng chỉ tập kiên nhẫn trong 3 tháng, bây giờ chân tay tôi không còn đau nhức nữa”.

Hao, sinh viên Yale, sinh tại Trung quốc nói rằng bạn anh ta tại Trung quốc bị cầm tù và tra tấn đã làm anh ta kính phục và tìm hiểu về Pháp Luân Công. Hiện nay anh ta được thả vì nhờ chính phủ Ái nhĩ lan giúp đỡ.

“Anh ấy là sinh viên hiện đang học và giảng dạy đại học Trinity, Ái nhĩ lan”

Để biết thêm chi tiết xin vào: www.faluninfo.net.
Theo tin từ: https://www.post-gazette.com/pg/04138/317504.stm

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/18/48249.html.

Dịch ngày 19-5-2004, đăng ngày 21-5-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share