[MINH HUỆ 9-10-2016]
(Tiếp theo Phần 1)
4. Hướng nội tìm không phải là nói ngoài miệng là làm được
Khi tu luyện trong tình huống cụ thể, ở trong mâu thuẫn, khi tôi nói với bản thân mình phải hướng nội tìm, thì sau khi nhìn lại bản thân, tôi phát hiện ra rằng ánh mắt của tôi hướng ngoại mà nhìn là chủ yếu, nhìn sự việc cụ thể, nhìn các loại biểu hiện ở xã hội người thường, nhìn vào những người đang ở trong mâu thuẫn. Nói cách khác, nó không nghe lời tôi. Cứ như là khi tôi dùng lực khống chế ánh mắt của mình hướng vào bản thân, thì trong tư tưởng liền có một lực lượng dùng sức lôi kéo ánh mắt của tôi hướng ngoại mà nhìn (cần phải rất chú ý mới có thể quan sát được loại cảm giác này). Cứ như vậy trải qua vài lần, tôi bắt đầu cảm thấy không được bình thường. Tôi tự hỏi: cái lực lượng ở trong tư tưởng thúc đẩy tôi hướng ngoại nhìn là từ đâu tới? Là loại vật chất gì? Vì nó đối nghịch với chính niệm của mình, thì nhất định không phải là mình. Tìm xuống dưới sâu hơn, tôi phát hiện, “hướng ngoại nhìn” là một quan niệm rất mạnh trong Tam giới, cũng là một loại vật chất thực sự, việc tôi không thể dễ dàng hướng nội tìm, là do nó đang gây ra tác dụng phản diện.
Loại quan niệm này đã hình thành từ bao lâu rồi? Có lẽ vài chục năm, vài trăm năm, trên vạn năm. Sau khi nhận thức được điểm này, tôi thử dùng chính niệm mạnh mẽ thay đổi nó. Lúc mới bắt đầu cực kỳ vất vả, thầm nhủ trong lòng: “Hướng nội nhìn, hướng nội nhìn”, niệm cả buổi sáng, quan niệm “hướng ngoại nhìn” vẫn khống chế được ánh mắt hướng ra ngoài nhìn, phải làm sao đây? Nếu muốn tìm được những tâm chấp trước kia mà không thể hướng nội nhìn chỉ là lý luận suông. Nhất định phải đảo ngược nó lại! Cứ như vậy, tôi không ngừng tăng cường chính niệm, biến đổi quan niệm “hướng ngoại nhìn”, quá trình này ước chừng phải bỏ ra thời gian một tuần lễ, cuối cùng tôi có thể đảo ngược cái quan niệm “hướng ngoại nhìn” này. Khi tôi xuất ra một niệm “hướng nội tìm”, thì ánh mắt có thể hướng nội nhìn một cách rất tự nhiên, khi muốn nó nhìn vào trong tâm, nó liền nhìn vào trong tâm, khi muốn nó nhìn vào hành vi của tôi, nó liền nhìn vào các hành vi biểu hiện của tôi, nó đã nghe lời tôi rồi!
Những đồng tu ngoài miệng nói “hướng nội nhìn” nhưng trong thực tu lại thường xuyên hướng ngoại nhìn, vì sao mà không thể làm được hướng nội tìm, chính là có nguyên nhân.
“Hướng nội nhìn”, không phải là một câu đơn giản như vậy, không phải là một hành động đơn giản như vậy.
5. Chân chính hướng nội tìm, tìm ở trong tâm của chính mình
Sau khi thay đổi được quan niệm “hướng ngoại nhìn”, tôi bắt đầu chân chính hướng nội tìm tâm chấp trước. Tâm chấp trước có cái vụng về, có cái giảo hoạt. Những cái vụng về khi hiển hiện thì có thể nhìn thấy nó, không cần phải cẩn thận nhìn thật sâu để tìm, ví dụ như tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm sợ hãi, một khi xuất hiện, mọi người đều có thể thấy được. Đối với các tâm chấp trước giảo hoạt thì cần phải hao tâm tổn sức mới được. Chúng đều ẩn giấu rất sâu hoặc là ngụy trang thành những tâm chấp trước khác, các tâm chấp trước giảo hoạt mà mạnh còn có thể khống chế các tâm chấp trước khác quấy nhiễu đệ tử Đại Pháp, còn nó thì ẩn nấp ở đằng sau.
Có đôi khi, tìm được tâm chấp trước bề mặt nhất, tiếp tục tìm xuống nữa, phát hiện bên dưới tâm chấp trước lại còn có tâm chấp trước nữa, tra xuống chút nữa, bên dưới tâm chấp trước lại có tâm chấp trước khác, chính là cần phải tra được căn nguyên của tâm chấp trước… Ví dụ như, có khi mâu thuẫn biểu hiện ra là hai người đang tranh chấp, thì thấy được tâm tranh đấu đang khởi tác dụng; khi tiếp tục tìm thì phát hiện rằng tâm tật đố đang ở sau quấy nhiễu; tìm thêm xuống dưới, lại nhìn thấy đằng sau tâm tật đố lại chính là cái tâm lợi ích đang khống chế, đàng sau tâm lợi ích còn cái gì nữa?… Khi không ngừng tìm kiếm xuống, tôi cảm giác được mình đang không ngừng hướng xuống không gian vi quan của bản thân mà tìm chúng.
Có tâm chấp trước biết rằng nếu bạn hướng nội tìm thì sẽ thấy chúng (tâm chấp trước là vật chất có sinh mệnh), liền khiến cho trong tâm bạn khó chịu, để trong tâm mình xuất hiện cảm giác bài xích, khiến bạn buông bỏ ý niệm hướng nội tìm. Thậm chí còn khiến cho bạn không muốn nghe ba chữ “hướng nội tìm”, lại để cho các ý niệm khác can nhiễu tư tưởng của bạn, phân tán khả năng chú ý của chủ ý thức của bạn, lừa chủ ý thức của mình đi làm việc khác, tóm lại đều là không cho mình tìm ra nó. Vào đúng lúc đó, nếu muốn bản thân (chủ ý thức) kiên định quyết tâm hướng nội tìm, thì ý chí vứt bỏ tâm chấp trước phải mạnh, cũng có nghĩa là chính niệm phải mạnh. Có lúc mâu thuẫn xuất hiện, niệm đầu tiên của tôi là “hướng nội tìm”, sau đó con mắt lập tức hướng vào cái tâm của chính mình mà nhìn, nhìn một cách chăm chú.
Có tâm chấp trước rất yếu, một niệm có thể thanh trừ nó; có tâm chấp trước rất mạnh, cho dù thông thường mỗi ngày đều thanh trừ nó đi, nhưng ta vẫn cảm thấy nó vẫn ở đó, không bị mất đi. Không kể khó khăn bao nhiêu, cũng không thể buông bỏ. Có đồng tu nhất thời không thanh trừ hết chấp trước, hoặc là không xem trọng đúng mức, liền mặc kệ, như vậy cũng như là để cho tâm chấp trước bỏ chạy, nó can nhiễu xong, thì lại về đến không gian vi quan của bạn để lẩn trốn, hơn nữa nó còn bức hại chúng sinh ở tầng thứ vi quan kia. Lần sau lại chạy ra quấy nhiễu, bức hại đệ tử Đại Pháp, khi ở trong sự khống chế dẫn động của một tâm chấp trước, nếu như có hành vi không phù hợp với yêu cầu của đệ tử Đại Pháp, sinh ra các ý niệm không phù hợp với yêu cầu của Đại Pháp, thì cựu thế lực sẽ tóm lấy làm cớ tiến hành bức hại.
Lúc bình thường dùng Pháp để cân nhắc từng tư từng niệm của bản thân, từng lời nói từng hành động, nếu như có điểm nào không phù hợp với Pháp, cần kiên nhẫn tìm một chút, là tư tưởng hay tâm chấp trước nào tạo thành loại hành vi này, ý niệm xuất hiện trong đầu não kia là từ đâu ra? Căn nguyên là cái gì? Không ngừng đào sâu mà tìm, thì sẽ tìm thấy, nhưng cần phải có cơ sở tu luyện vững chắc, mới có thể tóm lấy những ý niệm trong đầu não kia, chúng lóe lên rất nhanh, nhanh đến nỗi khiến cho ta có thể cho rằng ý nghĩ đó chính là do mình xuất ra, xuất ra sau khi đã cân nhắc kỹ.
Sư phụ giảng:
“Hành vi là do tư tưởng chi phối” (Hòa Tan Trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Có một lần tan tầm, người trong văn phòng đã về hết, tôi là người cuối cùng. Tôi thu dọn túi đồ xong rồi bước đến cửa phòng làm việc, có một niệm xuất ra: Đến xem bàn của đồng nghiệp nọ. Đến khi tôi (chủ ý thức) tỉnh táo lại, phát hiện một chân đã bước tới nửa bước, hướng về bàn của đồng nghiệp kia. Tôi nhanh chóng thu chân về, đồng thời hướng nội tìm chính mình, tìm cái nơi phát ra tư tưởng kia, xác định vừa rồi tôi (chủ ý thức) không có suy nghĩ rằng muốn đến xem bàn của đồng nghiệp, như vậy cái ý niệm này từ đâu đến? Ý nghĩ này là từ bên ngoài đến? Vừa rồi cái ý nghĩ kia lóe lên nhanh như vậy, “xoẹt” một cái liền lóe lên trong đầu não tôi, lại lừa được tôi (chủ ý thức), khống chế thân thể của tôi, khống chế hành vi của tôi. Lại suy nghĩ thêm một bước, rằng những suy nghĩ, những ý niệm, sản sinh ra trong tư tưởng tôi trước đây, thì có bao nhiêu là tôi (chủ ý thức) sản sinh ra? Nghĩ tới đây, tôi không khỏi toàn thân toát mồ hôi lạnh! Nếu như không thể phân biệt rõ nơi tư tưởng phát ra, như vậy có phải bất kỳ tư tưởng nào đến từ bên ngoài cũng đều có thể khống chế tôi, can nhiễu tôi?! Kể cả đủ loại quan niệm, chấp trước, sinh mệnh ngoại lai? Cựu thế lực?!
Sư phụ giảng:
“Khống chế đại não của một người thường thật là việc quá dễ dàng.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Nói như vậy, nếu như một người tu luyện không thể dùng Pháp mà cân nhắc từng tư từng niệm, khi không có chính niệm, thì không biết có bao nhiêu hành vi là do chân chính bản thân (chủ ý thức) làm ra sau khi tự mình cân nhắc? Có theo yêu cầu của Pháp mà làm không? Hay vẫn còn dựa theo cách nghĩ và yêu cầu của cựu thế lực mà làm?!
“Thật là đáng sợ!”
Có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp mà lúc nào cũng có thể thực sự làm chủ tư tưởng, thực sự làm chủ hành vi của mình!
Có đôi khi, trong mâu thuẫn, tâm chấp trước rất mạnh khống chế được bản thân, mà bản thân lại không thể ý thức được là đang bị tâm chấp trước can nhiễu, không phân rõ được quan hệ giữa bản thân và chấp trước, lúc đó tôi khiến cho bản thân nhảy ra khỏi mâu thuẫn, nhảy ra khỏi dục vọng, nhảy ra khỏi quan niệm, nhảy ra khỏi tâm chấp trước, coi bản thân mình là một người ngoài đứng xem, vào thời khắc mà bản thân có thể nhảy xuất ra, thì chủ ý thức lập tức có thể tỉnh táo lại, tỉnh táo đối mặt. Rồi nghĩ các loại phương pháp để trừ bỏ chúng. Biện pháp này rất hữu hiệu, một khi tôi phân rõ được bản thân (chủ ý thức) và quan niệm, chấp trước hình thành hậu thiên, thì chúng liền không có chỗ để lẩn trốn, không có cách nào để lừa gạt tôi nữa, sẽ ngay lập tức bị chính niệm của tôi thanh trừ.
6. Dùng Pháp để cân nhắc
Sư phụ giảng:
“Kỳ thực, bất kể chư vị là ở trong hay ngoài nước, hay là ở đâu đó, thì tu luyện của đệ tử Đại Pháp, mỗi cá nhân đều khác nhau. Tôi nói là không có kiểu mẫu, không có tham chiếu, chỉ có thể lấy làm tham khảo thôi, nhìn xem các việc được làm dưới tác dụng chính niệm của người ta; chư vị nếu chiểu theo rằng họ làm thế nào chư vị làm thế nấy, họ làm gì chư vị chiểu theo mà làm nấy, thì chư vị làm sai rồi. Mỗi cá nhân đều đang đi con đường của mình, mỗi cá nhân đều đang trong ‘chính ngộ’ ra Pháp tương lai mà bản thân mình nhận thức ra trong Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)
Trong thực tu, tôi phát hiện bản thân mình có một loại cách nghĩ, là loại cách nghĩ gì? Biểu hiện ra thường là nhìn thấy đồng tu nào làm tốt, liền muốn học theo, muốn bắt chước làm theo người đó, lấy hành vi người đó làm chỉ đạo cho hành vi của bản thân. Tôi cũng thấy các đồng tu khác có loại biểu hiện này, chẳng hạn họ nói:
1) Chuyện này có thể làm như thế này, anh xem trong bài tâm đắc thể hội viết được tốt của một đồng tu, người ấy làm như thế này.
2) Ai đó tu thật tốt, chúng ta nên học theo cách làm của người đó.
3) Đồng tu đã khai thiên mục, người đó nhìn thấy được rồi, đó là chân tướng, không phải giả dối, ta chiểu theo mà làm là đúng.
……
Kỳ thực, trong chính niệm tôi minh bạch rằng không thể xem người khác làm thế nào mình liền làm thế đó, cần phải dùng Pháp mà cân nhắc hết thảy, kể cả từng lời nói hành động của người khác. Vì sao trong tâm lại luôn có những niệm đầu như vậy? Vì sao cái niệm đầu này luôn muốn ảnh hưởng đến tôi, muốn khống chế tôi đi học tập người khác? Có một ngày tôi tự hỏi mình: “Cái niệm đầu này vì sao không giống với yêu cầu của Pháp, nó bắt nguồn từ đâu đến? Phải tìm cho ra nó!” Quá trình tìm kiếm quanh co phức tạp vẫn không ra. Từ các biểu hiện hành vi của mình mà tìm cũng không ra, vì vậy tôi đổi góc độ suy nghĩ: người thường đúng là rất thích bắt chước người khác, vừa nhìn thấy người khác mặc gì đẹp, mình cũng sẽ bắt chước mặc; phương pháp học tập của học sinh nào tốt, liền phổ biến cho toàn bộ trường, khiến học sinh toàn trường học theo; trong công ty có cá nhân nào có phương pháp làm việc tốt, công ty nào đó có chế độ tốt, thì toàn bộ công ty, thậm chí toàn bộ xã hội người thường cùng nhau học theo, rập khuôn theo đó, bắt chước đối với người thường đã là một loại tự nhiên, một loại quan niệm.
Loại quan niệm này nếu không bị người tu luyện phát hiện, xóa bỏ, thì sẽ bị đưa vào trong tu luyện. Liền xuất hiện việc đệ tử Đại Pháp bắt chước rập khuôn như người thường mà không phân biệt tình huống, không phân biệt trường hợp, không phân biệt sự khác nhau trong trạng thái tu luyện cá nhân. Lại quên chúng ta đang là trong tu luyện, không phải trong người thường.
Người thường đều ở cùng một tầng thứ, học đi học lại của nhau, dù sao cũng đều là những sự việc bên trong cùng một tầng thứ; nhưng đệ tử Đại Pháp đều là tu luyện ở những tầng thứ khác nhau, trạng thái khác nhau, bạn không nhìn được tầng thứ và trạng thái tu luyện của đệ tử Đại Pháp khác, thì học gì đây? Học thì chỉ là học được cái biểu hiện ở trong người thường, nhưng không biết được là nhân tâm nào hay là chính niệm nào, không biết được pháp lý mà họ ngộ được là ở tầng thứ nào mà dẫn đến biểu hiện ra như thế.
Đệ tử Đại Pháp cần dùng Pháp để chỉ đạo lời nói và việc làm của bản thân, nhất định cần dùng Pháp để cân nhắc những gì mình nhìn thấy, mình nghe thấy, mình cảm thụ được.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/9/336082.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/23/159650.html
Đăng ngày 26-11-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.