Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-10-2016] Cục cảnh sát huyện Triêu Dương ở tỉnh Liêu Ninh đã bắt đầu một đợt bắt giữ bất hợp pháp khác các học viên đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài chịu trách nhiệm phát động cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999.
Các đồn cảnh sát được giao số lượng các học viên bắt giữ. Trước ngày 27 tháng 10 năm 2016, ít nhất 14 học viên ở huyện Triêu Dương đã bị bắt giữ.
Họ là: Bà Lý Phượng Trân, ông Quách Chấn Học, bà Hồ Khánh Liên, ông Lôi Kiến Hoa, bà Trương Tú Hà, bà Tống Thủ Vân, bà Viên Quế Phàm, ông Trương Thụ Hoàn, bà Phùng Tuệ Hiểu, ông Vũ Tuấn Hiền, bà Lý Quế Hà, bà Tạ Bảo Phượng, bà Lưu Ngọc Quyên và bà Điền Ngọc Liên.
Sáng ngày 21 tháng 10, một học viên khác, ông Cúc Nghiễm Các, bị bắt giữ, nhưng được thả ra ngay trong đêm đó.
Lương Sĩ Vũ, đội trưởng Đội An ninh Quốc gia của Phòng Cảnh sát quận Triêu Dương, đã chủ động bức hại các học viên sau khi ông được bổ nhiệm chức vụ vào tháng 10 năm 2015. Ông đã ra lệnh cho cảnh sát sách nhiễu học viên địa phương. Họ lục soát nhà của các học viên và ép họ ký văn bản cam kết không khởi kiện Giang Trạch Dân. Nếu học viên từ chối, người thân của họ sẽ bị ép ký. Cảnh sát huyện Triêu Dương tuyên bố đã được chỉ huy tham gia vào việc bắt giữ và sách nhiễu 360 học viên.
Bối cảnh
Vào năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, bất chấp phản đối của các ủy viên Bộ Chính Trị đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập một tổ chức an ninh ngoài vòng Pháp Luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Phòng 610 có quyền lực vượt trên tất cả các lực lượng cảnh sát cũng như tòa án trong việc tiến hành các chỉ thị của Giang đối với Pháp Luân Công: “Bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Luật pháp Trung Quốc hiện nay cho phép công dân có thể khởi tố đối với các vụ kiện hình sự và rất nhiều học viên đang thực hiện quyền này để gửi đơn tố cáo chống lại kẻ độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/30/337000.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/10/159893.html
Đăng ngày 18-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.