[MINH HUỆ 9-11-2016] Hơn mười năm qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) trên toàn thế giới đã tham gia hàng loạt sự kiện cộng đồng khác nhau để nâng cao nhận thức và kêu gọi giúp chấm dứt bức hại môn tu luyện thiền định này ở Trung Quốc. Đồng thời, các học viên cũng tổ chức các lớp học miễn phí, hội thảo cùng các sự kiện khác để giới thiệu pháp môn tu luyện tự thân Trung Quốc cổ xưa này tới công chúng.
Bài viết này đăng tải tin tức về các hoạt động của các học viên ở tám thành phố trên khắp thế giới trong mấy tuần vừa qua.
Munich, Đức
Cuối tuần qua, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công đến từ nhiều quốc gia Châu Âu đã tổ chức Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện ở Munich. Bên cạnh Pháp hội, các học viên cũng tổ chức hàng loạt các hoạt động ở thành phố này nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Luyện công tập thể ở Marienplzatz
Một học viên giảng chân tướng cho khách bộ hành trước bảng trưng bày thông tin Pháp Luân Công ở Marienplatz
Người dân ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Cô Ivana cùng chồng, anh Anatoly, hai học viên người Latvia
Anh Anatoly cùng cô Ivana, một cặp vợ chồng đến từ Latvia, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1998. Anatoly luôn nỗ lực phối hợp cùng các học viên ở địa phương giảng chân tướng với các quan chức chính quyền cùng cảnh sát Latvia về cuộc bức hại và tổ chức kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc.
Một trong những tờ báo quốc gia lớn nhất Süddeutsche Zeitung (Báo Nam Đức) đăng tải sự kiện này của các học viên trong một bài viết hôm 4 tháng 11, và đăng tải một bài viết về nạn cưỡng bức mổ cướp tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn, mà nạn nhân là các tù nhân lương tâm.
Bài viết có tiêu đề “Protest Gegen Organraub” (nghĩa là Lên án nạn thu hoạch tạng) đăng trên tờ Süddeutsche Zeitung tiết lộ chân tướng tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng và cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công trước tội ác này.
Heidelberg, Đức
Hai tuần trước khi diễn ra Pháp hội, các học viên địa phương đã tổ chức một hoạt động ở trung tâm Heidelberg, Đức, nhằm phơi bày và thu thập chữ ký thỉnh nguyện lên án tội ác thu hoạch tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.
Ngày 15 tháng 10, người dân ở Heidelberg ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc
Paris, Pháp
Hầu như cuối tuần nào cũng vậy, các học viên ở Paris lại đến Quảng trường Nhân Quyền trước Tháp Eiffel, để giới thiệu Pháp Luân Công cũng như kêu gọi sự trợ giúp nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Các hình ảnh sau đây được chụp tại một sự kiện tương tự diễn ra hôm 30 tháng 10.
Sau khi ký tên thỉnh nguyện cùng bạn bè, cô Gandice (bên phải), sinh viên đại học, nói: “Tôi đã gặp rất nhiều người Trung Quốc, nhưng tôi chưa từng nghe nói về việc cưỡng bức thu hoạch tạng. Thật quá khủng khiếp. Nó không được tồn tại.”
Thành phố New York, Hoa Kỳ
Câu lạc bộ Sinh viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đại học Columbia, New York đã tổ chức một triển lãm ảnh trong khuôn viên trường từ ngày 17 đến 20 tháng 10 để giới thiệu Pháp Luân Công tới giảng viên và sinh viên trong trường, đồng thời phơi bày cuộc bức hại mà pháp môn đang phải đối mặt ở Trung Quốc.
Kể từ khi được thành lập vài năm 1999, năm nào câu lạc bộ cũng tổ chức những triển lãm như vậy. Trong mấy năm gần đây, các thành viên trong câu lạc bộ nhận thấy rằng ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc chủ động muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công và ngày càng nhiều người sẵn lòng lắng nghe chân tướng cuộc bức hại.
Năm nay, nhiều sinh viên Trung Quốc đã dừng chân tại triển lãm, và chụp hình. Một số sinh viên Trung Quốc thậm chí còn can đảm ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại. Có sinh viên còn trò chuyện với các học viên hồi lâu và đặt nhiều câu hỏi.
Một cán bộ người Trung Quốc đã nói với các học viên: “Hoạt động này của các bạn thật ý nghĩa. Ở đây có rất nhiều sinh viên người Hoa, họ nên được biết chân tướng. Nhiều sinh viên có cha mẹ là quan chức cấp cao của Trung Quốc. Khi đã hiểu chân tướng, họ sẽ nói lại với cha mẹ mình.”
Sydney, Úc
Chủ nhật tuần trước, học viên dựng quầy thông tin tại một hội chợ ở Đông Sydney, thu thập chữ ký thỉnh nguyện ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa trước cuộc bức hại này.
Biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công
Mọi người ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại tại Trung Quốc
Một phụ nữ địa phương đã nói với một học viên rằng bà sẽ viết thư gửi tới Thủ tướng Úc, kêu gọi ông có hành động giúp đỡ Pháp Luân Công. Bà đã lấy một xấp tài liệu Pháp Luân Công để đọc thêm.
Bà Hamilton ký tên lên tấm bưu thiếp gửi tới một nhà lập pháp địa phương. Bà viết: “Xin hãy [hành động chấm dứt cuộc bức hại này]! Thiện lương là nguyên lý phổ quát.“ Bà cũng dẫn con gái bà đến quầy thông tin và bảo con ký tên thỉnh nguyện.
Hiroshima, Nhật Bản
Hôm 30 tháng 10, các học viên tham dự Liên hoan Quốc tế Hòa bình và Tình yêu Hiroshima. Họ biểu diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Waseda, Nhật Bản
Đoàn nhạc Tian Guo, với thành viên là các học viên Pháp Luân Công, được mời đến tham dự Lễ hội Waseda được tổ chức tại Đại học Waseda từ ngày 3 đến 5 tháng 11.
Tên Đoàn nhạc Tian Guo trong danh sách chương trình biểu diễn của liên hoan
Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với khán giả trước khi biểu diễn các bài công pháp
Màn trình diễn của đoàn nhạc tại Liên hoan Waseda
Gia Nghĩa, Đài Loan
Các học viên ở Gia Nghĩa tổ chức hội thảo sức khỏe miễn phí cho người dân Thị trấn Mintsuii hôm 30 tháng 10, dạy các bài công pháp và giới thiệu nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Học các bài công pháp
Một sinh viên ghi chép trong buổi hội thảo
Hơn 30 người đã đến thăm dự hội thảo. Hầu hết người dân tham dự đếu tham gia học các bài công pháp. Trưởng thôn, ông Lưu nói: “Hôm nay, cuối cùng tôi đã được chứng kiến vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Thật tuyệt vời!”
Các học viên đã đến được bốn thị trấn lân cận, và các hội thảo sức khỏe miễn phí của họ được chào đón nồng nhiệt ở mọi nơi họ tới.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/9/337442.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/10/159896.html
Đăng ngày 13-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.