Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-9-2016] Hầu hết người dân Trung Quốc sống dưới chế độ cộng sản đều bị ảnh hưởng bởi học thuyết vô thần và không tin vào nguyên lý Thiện ác hữu báo được nói đến trong văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, cá nhân tôi đã được chứng kiến nguyên lý này trở thành sự thật với nhiều người xung quanh. Sau đây là vài ví dụ.

Người đồng nghiệp trân quý sách Đại Pháp

Một hôm tình cờ tôi gặp lại một người đồng nghiệp cũ. Cô kéo tôi ra một góc và thì thầm: “Hồi trước, tôi tới thăm anh trai tôi và thấy chị dâu vứt sách Pháp Luân Đại Pháp nằm lăn lóc trên sàn nhà. Chị tôi nói chị ấy không tu luyện Đại Pháp nữa. Tôi nhặt cuốn sách lên và giở ra xem. Khi nhìn thấy hình Sư phụ trong cuốn sách, tôi đã thực sự xúc động và thầm thốt lên ‘Sư phụ mới vĩ đại làm sao!”. Càng nhìn cuốn sách tôi càng thấy thích và đã mang về nhà cất vào trong tủ quần áo.”

Tôi hỏi chị liệu chị có tiếp tục tu luyện nữa không. Nếu chị không tu nữa thì bán lại cho tôi cuốn sách.

“Cô có trả bao nhiêu tiền chị cũng không bán!” chị dâu tôi đáp. “Cuốn sách đó quý lắm. Dù không tu luyện nữa nhưng chị sẽ cất giữ nó. Chị thích ngắm hình Sư phụ.” Tôi đã mang cuốn sách trả lại chị.

Vài năm sau, tôi tình cờ gặp lại chị bạn đồng nghiệp. Chị không giấu nổi vui mừng và kể cho tôi nghe câu chuyện. Trước đây, con gái chị từng là một người ngang ngạnh bướng bỉnh. Khi đi học, điểm số của cháu thường đạt ở mức trung bình và khi tốt nghiệp trung học cháu vào học ở một trường cao đẳng với một chuyên ngành phổ thông. Chị rất lo lắng cho tương lai của cháu sau này ra trường khó xin được việc.

Tuy nhiên chỉ trong vài năm, cuộc đời của con gái chị đã thay đổi đột ngột. Sau khi tốt nghiệp, cháu đã tìm được một công việc tốt trong huyện và hai năm sau đã được đề bạt làm trưởng phòng. Một vị lãnh đạo rất quý cháu và đã giới thiệu cháu cho con trai ông ấy và chúng đã yêu thương rồi cưới nhau. Cha mẹ chồng cháu đối xử rất tốt với cháu và thường ca ngợi cháu trước mặt người khác.

Tôi chúc mừng chị và nói rằng đó là phúc báo vì chị đã trân quý và bảo vệ sách của Đại Pháp. Chị vui vẻ gật đầu: “Đúng vậy! Đúng vậy!”

Người lái xe taxi được phúc báo

Trong một chuyến công tác, tôi gặp một cậu lái xe taxi trẻ tuổi vui tính và hay chuyện tên là Tiểu Tĩnh. Cậu ấy kể cậu từng là một thanh niên ngỗ ngược hay gây gổ đánh nhau và đã bị gửi vào trại giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên trong vài năm. Cha mẹ cậu đều là nông dân. Họ chưa từng ghét bỏ cậu, thường tới thăm cậu và đón cậu về nhà đoàn tụ vào những dịp nghỉ lễ.

Tiểu Tĩnh có hai ước muốn: Kiếm thêm tiền để phụ giúp gia đình và tìm được một người vợ, không cần xinh đẹp mà chỉ cần là người tốt bụng hiếu thuận với cha mẹ là được. Nhưng kiếm tiền bây giờ khó quá. Lái xe taxi là công việc phụ và hiếm có ngày nào cậu ấy kiếm được 100 tệ (khoảng 15 USD).

Tôi nói: “Tôi có chuyện tốt muốn nói với cậu, nếu cậu tin, nó sẽ thay đổi vận mệnh của cậu.” Tôi đã giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, đưa cho cậu ấy vài tờ rơi, giúp cậu ta thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của Đảng Cộng sản Trung Quốc và dặn hàng ngày phải thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo!’ dựa vào nguyên lý Chân – Thiện –Nhẫn để làm người tốt thì sẽ được phúc báo và nguyện vọng của cậu sẽ thành hiện thực. Cậu thanh niên đồng ý và cảm ơn tôi.

Một tháng sau, tôi tình cờ gặp lại cậu ấy. Vừa lên xe, cậu ấy đã vội vàng nói với tôi: “Thật kỳ diệu! Cháu không còn nghi ngờ gì nữa! Từ khi dì giúp cháu thoái xuất khỏi tổ chức đoàn, đội, hàng ngày cháu đều kiếm được hơn 100 tệ. Đó là số tiền mà trước đây cháu không thể kiếm được. Lúc trước khi dì nói, cháu cũng không tin lắm, nhưng cháu cũng không tin vào ĐCSTQ. Cháu muốn làm người tốt, nhưng lại không biết rằng Pháp Luân Công lại kỳ diệu đến thế! Cháu thật may mắn!”

Tôi mỉm cười và nói cậu hãy tiếp tục thành tâm niệm những chữ trên và hy vọng rằng điều ước thứ hai của cậu ấy sớm trở thành hiện thực. Cậu ấy nhìn tôi cười vui vẻ.

Cảnh sát bảo vệ các học viên được thăng chức

Một lần, hai cảnh sát tới nhà tôi yêu cầu tôi phải ký vào một bản cam kết không được đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn. Khi tôi từ chối, một cảnh sát đã ra lệnh: “Bà phải ký, không ký không được.”

Mọi nỗi bất bình uất ức bị dồn nén bấy lâu đột ngột bùng nổ, tôi bật khóc và gào lên: “Tôi đã làm gì sai nào? Tôi là một công dân tuân thủ pháp luật, nhưng các anh lại tới đây để hạch sách chúng tôi. Quảng trường Thiên An Môn là của người dân và tôi cũng là một người dân. Tại sao tôi lại không được tới đó?”

Tôi gục đầu trên mặt bàn và tiếp tục khóc. Hai người cảnh sát trẻ mặt đỏ bừng bối rối và một người lên tiếng xin lỗi: “Chúng tôi cũng không muốn tới đây, nhưng đây là lệnh của cấp trên. Xin lỗi dì, chúng tôi không làm phiền dì nữa, chào dì.”

Khi cảnh sát đi rồi, tôi bình tâm trở lại và cảm thấy hối hận về thái độ của mình. Sư phụ giảng chúng ta cần phải cứu người. Tôi thì không những không cứu được họ mà còn làm họ sợ chạy mất. Tôi phải nghĩ biện pháp cứu họ. Tôi đã viết thư gửi cho trưởng đồn cảnh sát địa phương và gửi cho họ một ít tài liệu chân tướng Đại Pháp.

Khoảng nửa năm sau, một hôm tôi thầm nghĩ, ước gì người cảnh sát trẻ đã xin lỗi tôi có thể một mình tới thăm tôi thì tốt biết bao, bởi tôi muốn giúp anh ấy thoái đảng.

Điều ước của tôi đã trở thành sự thật. Ngay khi bước vào nhà, anh ấy giải thích rằng anh ấy cảm thấy rằng cần phải gặp tôi và cảm thấy tiếc về chuyện đã xảy ra trước đây.

Tôi vui vẻ nói chuyện với anh ấy về Pháp Luân Đại Pháp. Anh nói: “Dì à! Tôi biết hết. Tôi biết dì là người tốt. Tôi phụ trách an ninh ở khu vực này, tôi sẽ bảo vệ dì. Tôi sẽ không để ai tới bắt dì đâu.” Tôi nói anh không chỉ bảo vệ tôi thôi, mọi học viên Pháp Luân Công đều là người tốt và anh cũng cần phải bảo vệ họ. Tôi nói để tôi giúp anh thoái đảng. Anh ấy nói để tự mình lên mạng đăng ký thoái đảng.

Một thời gian sau, chồng tôi kể người cảnh sát trẻ tuổi đó đã được thăng chức làm phó trưởng đồn cảnh sát huyện.

Khi tôi hỏi chồng tôi có biết tại sao người cảnh sát trẻ kia lại được thăng chức mau đến vậy không. Chồng tôi nói chắc hẳn anh ta phải có người nhà làm lớn ở trong cục cảnh sát.

Tôi kể cho chồng tôi nghe câu chuyện giữa tôi và người cảnh sát nọ và nói: “ Người cảnh sát trẻ đó rất tử tế. Anh ta thường thông báo cho em bất cứ khi nào mà cảnh sát có kế hoạch can nhiễu đến các học viên. Người tốt nên được phúc báo.”

Thái độ khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau

Ngay sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công được phát động vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi đã cùng với ba học viên khác đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và đã bị bắt giam tại đồn cảnh sát ở địa phương.

Người trưởng đồn cảnh sát đã nói chuyện với tôi ở trong phòng làm việc. Ông im lặng ngồi nghe tôi nói về Đại Pháp. Ông không hề gây áp lực buộc chúng tôi phải từ bỏ tu luyện và đã sắp xếp một căn phòng tốt nhất có cả điều hòa và ghế sofa cho chúng tôi.

Chúng tôi đã không phải chịu cái nóng như đổ lửa của mùa hè trong thời gian bị giam giữ tại đồn cảnh sát. Hàng ngày chỉ có một người cảnh sát duy nhất tới hỏi thái độ của chúng tôi về Đại Pháp như thế nào. Một tuần sau, cả bốn người chúng tôi đã được lần lượt thả ra khỏi đồn.

Vì việc đi kháng cáo này mà người quản lý ở công ty muốn sa thải tôi. Người trưởng đồn cảnh sát khi biết tin đã yêu cầu người quản lý công ty không nên sa thải tôi vì tôi còn trẻ và cần có một công việc để kiếm sống.

Tuy nhiên, người quản lý công ty không nghe. Ông ấy yêu cầu người trợ lý viết một báo cáo để vu oan tôi, nhưng người trợ lý đã từ chối và nói: “Vu oan hãm hại người tốt là thất đức. Việc này tôi không làm được. Người quản lý lại tiếp tục ép buộc một người trợ lý khác viết báo cáo. Người trợ lý này đã đồng ý viết nhưng trong tâm cảm thấy rất khó chịu.

Ông ấy xin lỗi tôi và nói ông ấy bị buộc phải viết những lời không đúng sự thật trong bản báo cáo và xin tôi tha thứ, đừng hận ông ấy.

Tôi nói những người học viên luôn hành xử theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn và không thù ghét ai cả. Nhưng kể từ đó, tôi không nói bất cứ chuyện gì về Pháp Luân Công với ông ấy cả.

Không bao lâu sau sự việc trên, nguyên lý thiện ác hữu báo bắt đầu ứng nghiệm.

Người trưởng đồn cảnh sát đã được điều sang làm trưởng đồn cảnh sát của một huyện phát triển. Vị trí đó có thể khiến ông kiếm được nhiều lương bổng hơn và cơ hội thăng tiến tốt hơn. Người trợ lý đầu tiên cũng được thăng chức, nhưng cô ấy không thích vị trí đó vì nó khiến cho cô bận rộn hơn. Sau đó theo nguyện vọng của cô, công ty đã sắp xếp một vị trí nhàn hạ hơn, nhưng cũng là một vị trí tốt hơn nhiều so với trước đây.

Vài tháng sau, người quản lý đã bị tố cáo vì tội tham ô. Ông ta đã bị bắt, cuối cùng bị đuổi việc và bị vợ bỏ.

Người trợ lý đã viết báo cáo vu oan cho tôi sau đó đã bị phát hiện có mối quan hệ nam nữ bất chính với một người phụ nữ và cũng bị sa thải.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/9/34114.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/7/159441.html

Đăng ngày 31-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share