Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-8-2016] Các học viên Pháp Luân Công ở quận Hoài Nhu thành phố Bắc Kinh hiện đang bị sách nhiễu sau khi họ đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999.

Dẫn đầu bởi Bành Lệ Hà, phó trưởng khu và là thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 Hoài Nhu tại các cấp khác nhau, các phòng và đội cảnh sát cùng các văn phòng quản lý dân cư đã đến nhà của các học viên.

Họ đã cố gắng ép buộc học viên ký các cam kết và đe dọa đưa họ tới các trung tâm tẩy não hoặc trại tạm giam, theo lệnh của chính quyền thành phố Bắc Kinh.

Sau khi Bành Lệ Hà đảm nhiệm vị trí của mình hồi đầu năm và công bố kế hoạch đàn áp Pháp Luân Công trong một lần xuất hiện trên TV, hàng chục học viên ở khu vực Hoài Nhu đã bị bắt giam và đưa tới các trung tâm tẩy não. Hơn 100 học viên bị sách nhiễu và đe dọa tại nhà. Hiện giờ, càng có thêm học viên bị bắt giữ và đưa tới các trung tâm tẩy não.

Ở thị trấn Cửu Độ Hà quận Hoài Nhu, hầu hết các học viên đều liên tục bị sách nhiễu. Trần Hoài Thanh, giám đốc Phòng 610 thị trấn Cửu Độ Hà, sau đó đã đến từng nhà học viên, ép họ ký cam kết đã chuẩn bị sẵn.

Bà Chu Phượng Cầm cùng con trai Vương Vệ Đông, anh Tôn Phúc Hoa, bà Lý Văn Cầm và một vài người khác ở làng Hoàng Hoa Trấn đã trở thành các nạn nhân bị cảnh sát sách nhiễu gần đây nhất. Trần Hoài Thanh và cảnh sát địa phương đã đến nhà họ để lấy “chữ ký hối cải.” Các học viên và gia đình họ bị đe dọa sẽ bị bức hại nếu không chịu ký.

Sau khi bị ép phải ký tên, anh Vương Vệ Đông nhận ra rằng mình đã phạm sai lầm. Anh gọi cho Trần Hoài Thanh, giám đốc Phòng 610, để lấy lại tờ cam kết có chữ ký của mình.

Trong cuộc điện thoại, anh Vương nói với Trần rằng khởi kiện Giang Trạch Dân là quyền theo hiến pháp của mình. Anh yêu cầu Trần trả lại tờ cam kết cho anh. Anh Vương cũng nói với Trần rằng anh sẽ làm mọi việc để lấy lại tờ cam kết, bao gồm đệ đơn kiện lên Viện kiểm sát Tối cao và đến nhà Trần. Anh Vương nói: “Tôi không sợ anh.”

Trần Hoài Thanh bảo anh Vương đến cơ quan ông ta để lấy tờ cam kết. Sau khi đến Phòng 610, anh Vương không gặp được ông ta. Sau khi liên lạc qua điện thoại di động, cuối cùng Trần Hoài Thanh đã xuất hiện cùng với tờ cam kết. Ông ta lo lắng bảo anh Vương hãy bình tĩnh. Điều này trái ngược hẳn với hành xử của các quan chức trước đây.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/1/332196.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/17/158305.html

Đăng ngày 22-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share