Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 31-7-2016] Theo dữ liệu Minh Huệ Net tổng hợp, có 1.251 cư dân tỉnh Hà Bắc bị chính quyền trả đũa đã được xác nhận kể từ tháng 5 năm 2015 vì đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân.

Những công dân này trở thành mục tiêu của chính quyền sau khi cáo buộc Giang Trạch Dân vi phạm pháp luật và phát động bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Nạn nhân trẻ nhất là hai cô gái đang độ tuổi đến trường, Trương Tuyết Ngọc 12 tuổi, và Trương Tuyết Kiều 17 tuổi bị giáo viên và các nhà chức trách địa phương bắt giữ sau khi họ gửi đơn kiện Giang. Họ bị ép phải viết tuyên bố cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Nếu họ từ chối, họ sẽ bị đuổi học.

Có ba học viên đã qua đời sau khi bị cảnh sát sách nhiễu hoặc bắt giữ. Học viên thứ tư bị kết án tù, ba học viên khác đang bị đối mặt với việc bị truy tố. Tình trạng của các học viên còn lại vẫn đang được điều tra.

Việc trả đũa các học viên Pháp Luân Công lan rộng khắp 10 thành phố trong tỉnh. Năm thành phố có số vụ bắt giữ lên tới ba con số, từ 110 trường hợp ở Trương Gia Khẩu đến 266 trường hợp ở Đường Sơn. Các thành phố còn lại số vụ bắt giữ lên đến vài chục vụ, từ 32 vụ ở Tân Hoàng Đảo đến 85 vụ ở Lang Phường.

Ở mỗi thành phố, có khoảng từ 17 đến 83 phòng ban hay cơ quan tham gia vào việc trả đũa các học viên, họ thường nhận được cuộc điện thoại bất ngờ hoặc những chuyến viếng thăm bất ngờ của cảnh sát. Một số học viên thậm chí còn bị bắt giữ hoặc bị lục soát nơi ở.

Mặc dù chính quyền cộng sản uy hiếp, nhưng nhiều cư dân địa phương không tu luyện Pháp Luân Công vẫn đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công. Chỉ tính riêng ở Đường Sơn, có 57.000 người ký tên thỉnh nguyện kêu gọi truy tố Giang Trạch Dân.

Một số học viên cũng báo cáo rằng chỉ cần họ có động tĩnh gì là chính quyền liền phái người hoặc gọi điện tới. Một số gọi điện đến vì tìm hiểu về Pháp Luân Công sau khi biết đến cuộc bức hại.

Ba trường hợp tử vong

Ông Viên Thụ Thần, 65 tuổi, đột ngột tử vong vào ngày bị bắt giữ 21 tháng 8 năm 2015. Cảnh sát thông báo lý do tử vong là do “bệnh tim.” Gia đình ông đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của ông Viên.

Anh Hứa Tăng Lượng gửi đơn kiện Giang Trạch Dân qua đường bưu điện hồi tháng 6 năm 2015. Ba tháng sau, cảnh sát đến lục soat nhà anh. Anh đã ba lần đến đồn cảnh sát địa phương yêu cầu trả lại điện thoại đi động cùng cuốn sách Chuyển Pháp Luân của anh mà cảnh sát đã lấy đi trước đó. Cảnh sát đe dọa sẽ bắt giữ anh. Anh buộc phải sống lưu lạc và sau đó qua đời trong cảnh khốn cùng.

2016-2-20-minghui-hebei-changzhou-xuzengliang--ss.jpg

Anh Hứa Tăng Lượng

Bà Diêm Quốc Diễm bị bắt vào ngày 15 tháng 1 năm 215 bởi kiện Giang Trạch Dân. Giám đốc trung tâm tẩy não địa phương đã gọi điện đến gia đình bà hôm 2 tháng 2, yêu cầu họ phải nộp 1.500 nhân dân tệ để bà được tại ngoại. Gia đình bà thấy bà nằm trên giường và có vẻ rất yếu ớt. Bà đã qua đời tại nhà vào ngày 13 tháng 3.

2016-4-9-minghui-hebei-yanguoyan--ss.jpg

Bà Diêm Quốc Diễm

Một trường hợp bị kết án

Ông Lưu Thân Tân bị Tòa án Thành phố Hành Thủy kết án một năm tù giam.

Ba trường hợp đối mặt với việc bị xét xử

Ba học viên sau đây chính thức bị bắt giữ. Hiện chưa rõ thời gian bọ bị đưa ra xét xử.

Ông Hà Văn Tập, 71 tuổi, bị bắt giữ vào tháng 11 năm 2015 và hiện đang bị giam giữ trong Nhà tù Vạn Đê.

Bà Vương Phượng Lai bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. Luật sư của bà phải đệ đơn khiếu nại lên viện kiểm sát địa phương thì họ mới họ mới chấp nhận đơn chấp nhận đơn đề nghị được là đại diện hợp pháp của bà Vương.

Ba Sài bị bắt giữ vào ngày 14 tháng 12 năm 2015 và bị bắt giữ chính thức vào ngày 29 tháng 12 năm 2015.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/31/332088.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/7/158153.html

Đăng ngày 17-08-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share