Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

1. Oán hận là con dao hai lưỡi, làm tổn thương người khác và chính bản thân mình

[MINH HUỆ 23-6-2016] Trong “Giải thể Văn hóa đảng” có viết: “Trong tuyên truyền của Trung Cộng: ‘Cắn kẻ thù, cắn hận thù, nhai nát thật mạnh kẻ thù mà nuốt xuống, thù hận nhập tâm phải phát sinh’, các loại ca từ tràn ngập tại Trung Quốc. Thù hận là một động lực của Chủ nghĩa Cộng sản, cũng là một chủng tình cảm không kém quan trọng của Chủ nghĩa Cộng sản, thù hận trở thành một động lực sở tại xuyên suốt bao trùm trong các loại vận động quần chúng của Trung Cộng. Những giá trị phổ quát của nhân loại bao đời nay như đồng cảm, tình yêu thương, thiện lương, v.v.. vì lẽ đó mà trở thành thù địch tự nhiên của Đảng Cộng sản, tất yếu phải trừ bỏ.”

Trên đường đời con người ta có lúc sẽ gặp những ngày trong xanh, cũng sẽ gặp phải những ngày giông bão, dùng thái độ nào để đối đãi với tất cả những việc này? Các lý niệm xử lý sự việc khác nhau, tự nhiên sẽ có kết quả khác nhau, nếu khép kín tâm của bản thân mình vào trong một cái lồng, nhíu mày nhăn trán, thậm chí đau khổ thâm thù, lấy ác trị ác, ăn miếng trả miếng, thì sẽ mất đi hạnh phúc, vui vẻ. Khi người khác đối đãi tốt với chúng ta, chúng ta sẽ hồi báo bằng thiện và nụ cười, khi người khác làm hại chúng ta, thậm chí từng làm hại đến an toàn của sinh mệnh chúng ta, mà vẫn có thể tha thứ họ, thì cần có một tấm lòng rộng rãi đến nhường nào mới có thể làm được như vậy?

Một nữ đồng tu viết trong bài chia sẻ rằng: Cô ấy bị một số cảnh sát đánh đến mức hôn mê bất tỉnh, sau khi tỉnh lại, trong tâm lại muốn cảnh sát được đắc cứu, cảm thấy rằng họ đáng thương, còn từ bi giảng chân tướng cho họ, cuối cùng những cảnh sát này không chỉ thoái đảng, mà còn cảm ơn đồng tu rất nhiều. Khi những cảnh sát vừa đánh cô hỏi cô rằng cô có hận họ không? Thì cô trả lời rằng không hận, bởi vì họ mới là những sinh mệnh đáng thương. Đồng tu thật giản dị chất phác làm sao, lấy đức báo oán, thiện hóa người khác, đây chính là tấm lòng bác đại không sợ hãi không tư lợi của người tu luyện. Tâm địa vô tư trời đất rộng mở. Khoan dung là một loại trí huệ, là bao dung trong khi giữ vững đạo nghĩa, là sự quan tâm và trách nhiệm đối với người khác, đây là phẩm chất mà người tu luyện cần có.

Bất hạnh và thống khổ dạy chúng ta quên đi [thù hận], dạy chúng ta ôm giữ một tấm lòng biết ơn, dùng thiện đối đãi người khác nhiều hơn, biết ơn đối với người gây hại cho chúng ta. Nhất là khi bị ủy khuất, oán hận, thậm chí đánh mắng, thì học cách bình tĩnh tỉnh táo, khoan dung, không oán không hận, trong khi khổ như bị xẻo tim khoan xương mà vứt bỏ nhân tâm. Là họ đã giúp chúng ta trở nên thành thục hơn, từng trải hơn và rộng lượng hơn, có thể siêu thoát. Từ đó mới khiến chúng ta tôn trọng sinh mệnh hơn, trân quý sự hữu nghị, trân quý tương lai, trân quý duyên phận. Tu luyện rồi tôi biết rằng, tất cả bất hạnh và thống khổ, là để tôi luyện bạn thành người có trí huệ và nhân ái hơn, can đảm sáng suốt và đảm đương giỏi hơn, quyết đoán hơn…..

Những người từng đã bức hại tôi thậm tệ, mặc dù tôi trên miệng tôi nói rằng không oán hận họ nữa, nhưng những việc trước đây cứ như phim ảnh chiếu trước mắt vậy, minh chứng rằng tôi vẫn chưa hoàn toàn buông bỏ. Một lần Sư phụ triển hiện cho tôi xem những ân oán của tôi và những người này trong lịch sử. Và còn cho tôi thấy, trong đời này khi họ gây ra những đau khổ cho tôi, thì họ đang cho tôi những viên kim cương lấp lánh, là Sư phụ từ bi đã khiến tôi trong khi thống khổ thì vượt quan, đề cao tâm tính, hóa giải ân oán. Viết đến đây, nước mắt không cầm được rơi xuống, vì để các đệ tử đề cao, những gì Sư phụ làm cho đệ tử, phó xuất cho đệ tử thực sự là quá nhiều quá nhiều…

2. Tâm oán hận không bỏ sẽ can nhiễu đến cứu độ chúng sinh

Tâm oán hận, ác niệm, và các loại tư duy văn hóa đảng khác, cũng biểu hiện ra trong quá trình cứu người, khởi tác dụng phụ diện. Thường có đồng tu nói, không muốn làm thì tờ giấy dán cũng không có tác dụng, dán rồi cũng có người bóc đi; còn có người nói ai bóc đi thì sẽ làm tay người đó đau; còn có người nói ai bóc đi thì sẽ làm người đó chịu ác báo. Minh Huệ Net đã đưa tin rằng rất nhiều người vì xé bỏ tư liệu chân tướng mà phải chịu ác báo, có rất nhiều là bởi vì bản thân chúng ta chưa làm được tốt, khiến cho chúng sinh phạm tội đối với Đại Pháp mà chịu ác báo, chúng ta cần có trách nhiệm! Hơn nữa chúng ta phát ra niệm không thiện, là ác niệm. Bởi vì chúng ta động một niệm là có năng lực, là có thể chế ước người thường.

Nếu như chúng ta đều phát ra một niệm đầu như thế này: Tư liệu là pháp khí cứu người, chỉ cho phép xem không cho phép xé, ai xem thì sẽ tin, ai xem thì sẽ đắc phúc báo, đắc cứu độ. Gia trì cho tư liệu chân tướng truyền đến nghìn nhà vạn hộ, tuyệt đối không cho phép bất cứ một người không minh bạch chân tướng nào hủy hoại tư nguyên của Đại Pháp, càng không cho phép mưu hại Đệ tử Đại Pháp. Thông thường hiệu quả cứu người của tư liệu chân tướng sẽ tốt. Bởi vì tất cả đều là an bài có trật tự của Sư phụ, chúng ta chỉ là động chân tay, miệng nói một chút, nếu chúng ta không tu bản thân mình cho tốt, thì cơ hội đắc cứu của chúng sinh mà Sư tôn an bài sẽ lãng phí hoàn toàn. Vứt bỏ đi tư duy văn hóa đảng, đổi sang cách tư duy mới, hiệu quả cứu độ chúng sinh sẽ khác.

Một tiểu đệ tử 5-6 tuổi, và mẹ cùng ra ngoài phát tài liệu chân tướng, mỗi khi đến cửa một nhà, thì cháu lại cứ giành treo tài liệu lên cửa. Sau đó mẹ cháu hỏi vì sao không để mẹ treo mà toàn là con giành quyền treo, tiểu đệ tử nói: Bởi vì tư liệu mà con treo thì lấp lánh ánh quang, sau khi người có duyên lấy được, thì Pháp Luân đả xuất ra trong nháy mắt có thể giải thể những sinh mệnh cản trở họ đắc cứu, chúng sinh sẽ được đắc cứu, sẽ không hủy đi tài nguyên Đại Pháp, họ sẽ không tạo nghiệp, còn của mẹ và các bác treo thì không được. Hóa ra là thế, chẳng trách mỗi lần đại chiến trong không gian khác, Sư phụ lại luôn mang theo nhiều tiểu đệ tử đi tham gia trừ ác như vậy. Chớ thấy tiểu đệ tử tuổi nhỏ mà coi thường, công lực sẽ không vì tuổi nhỏ mà ảnh hưởng, bởi vì chúng thuần tịnh không có nhiều nhân tâm, hiệu quả cứu người sẽ tốt, do vậy mỗi người tu luyện chúng ta đề cao cảnh giới của bản thân, tu bỏ đi nhân tâm, đồng hóa “Chân-Thiện-Nhẫn” là quan trọng nhất, nếu tu không tốt bản thân, thì không chỉ lãng phí tài nguyên Đại Pháp, mà còn can nhiễu chúng sinh đắc cứu.

3. Nhìn vào điểm tốt của đồng tu, dùng thiện niệm cảm hóa bao dung hết thảy

Sư phụ giảng:

“Nhưng chư vị biết chăng, thế nào là người xấu và người tốt? Chứa đựng trong tâm chư vị là những thứ hận, những thứ ác, thì mọi người nghĩ xem đó là sinh mệnh gì? Sẽ biểu hiện ra ở hành vi, thậm chí biểu hiện ngay trên mặt, người ta xem chư vị thảy đều là ác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Cô Bình là một đồng tu cao tuổi, gặp phải một số phiền phức, trong khi vượt quan thì muốn đến nhà một nữ học viên là M trong một thời gian, nhưng lại bị M từ chối, cô Bình giận dỗi bèn nói không tu nữa. Thế là M nói trước mặt các đồng tu, quở trách cô Bình thì không nói, nhưng lại chỉ trích oán hận phát tiết gây gián cách chỉnh thể, phát tán vật chất đen này, mọi người lại truyền nhau, bàn tán xôn xao, trong các đồng tu địa phương hầu như đều biết chuyện này.

Văn hóa đảng nhồi nhét bao năm qua, khiến chúng ta coi thường sinh mệnh, đấu với nhau, không có sự tôn trọng tối thiểu đối với sinh mệnh, không có sự quan tâm và trân trọng, từ bi của chúng ta biểu hiện ở đâu? Nếu như cô Bình thực sự không tu nữa vì gián cách giữa các đồng tu, thì cô ấy và thể hệ mà cô ấy đại biểu đều sẽ bị tiêu hủy. Lúc này chúng ta nên dùng chính niệm gia trì cho các đồng tu ở trong nạn, chứ không nên nói những lời độc ác kia.

Sư phụ giảng:

“Mạt kiếp Thần hội lai Cứu độ giải tiền duyên” (Cơ duyên nhất thuấn gian, Hồng Ngâm 3)

Tạm dịch:

“Mạt kiếp Thần sẽ đến
Cứu độ giải tiền duyên” (Cơ duyên chỉ trong một nháy mắt thôi, Hồng Ngâm 3)

Kỳ thực họ đã từng là mẹ con, Sư phụ lợi dụng mâu thuẫn giữa họ, để hóa giải ân oán trong lịch sử của họ, muốn họ chuyển hóa nghiệp lực trong quá trình vượt quan tâm tính, đề cao tầng thứ. Cũng muốn để cho tất cả các đồng tu tham dự, đều có thể đề cao trên Pháp. Sự việc phát sinh mỗi ngày đều có quan hệ với việc tu luyện đề cao của chúng ta. Phàm là những người nghe lời của M mà không bài xích, hoặc là có đồng cảm, thì đều chưa thực tu bản thân mình, đều đang hướng ngoại tìm một cách mạnh mẽ, cho dù đi hỏi thăm thôi, thì sau khi quay lại cũng vẫn nghị luận không ngớt việc này, chỉ trong nháy mắt sẽ có một đàn quái thú mỏ vịt, tiến nhập vào trong không gian của người nghe, những thứ này còn có thể phân thể vô hạn, hơn nữa không tu khẩu thì cũng tạo nghiệp. Lúc này Sư phụ điểm hóa tôi: “Các học viên mà không tu khẩu, hoan hỷ truyền các tin đồn, nghị luận người khác sau lưng, nói chuyện thị phi, nghiệp lực tích lại thành đống rồi, quan lớn rồi không qua được thì sẽ bị rớt tầng thứ, đây là do không thực tu bản thân tạo thành, tự mình tạo ra ma nạn!”

Sư phụ giảng:

“‘Nghiệp’ hoặc ‘nghiệp lực’ là do người ta lầm lỗi ở đời này hoặc đời trước mà sinh ra, ví như từng sát sinh, từng bắt nạt ai đó, từng tranh đoạt lợi ích của ai, từng nghị luận sau lưng ai, từng không hữu hảo với ai, v.v., đều sẽ sinh ra nghiệp lực.” (Tu luyện tâm tính, Chương 3, Pháp Luân Công)

Sư phụ cũng giảng:

“Có người lại còn nhấn mạnh mãi: ‘A, người kia tại sao toàn có thái độ bất hảo như thế? Vị ấy đối với ai cũng thế là sao?’ Cũng có người nói: ‘Ai cũng có ý kiến về vị ấy.’ Nếu Sư phụ là tôi mà nói, thì [tôi nói] là mọi người đều sai hết. [Nếu] chư vị đều không còn cái tâm thích nghe lời ngon ngọt, khi chư vị đều có thể làm được ‘mạ bất động tâm’, thì chư vị thử xem vị kia có thể làm thế không? Chính vì chư vị vẫn còn cái tâm như vậy, nên mới có nhân tố nhắm vào tâm của chư vị mà xung kích; cũng chính vì chư vị vẫn còn khởi cái tâm ấy, nên chư vị mới cảm thấy khó chịu; chư vị đều còn cái tâm ấy, chư vị trở thành người dễ bị sự tức giận của người khác làm động tâm. [Nếu] chư vị đều có thể ngay khi có lời nói mạnh mẽ kích động mà vẫn hạ tâm bình ổn, hoàn toàn không động tâm, thì chư vị thử xem xem có còn có nhân tố như vậy tồn tại nữa không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Tôi đã từng đến thăm cô Bình ba lần, mỗi lần đều mua rất nhiều gà, vịt, lạp xưởng, bánh ngọt, có một lần vịt nướng còn nóng hổi, tôi chỉ là muốn cho bà cảm nhận được sự ấm áp và quan tâm đến từ đệ tử Đại Pháp. Tôi lấy sách Đại Pháp đưa cho bà bảo mang về. Con người ta đều có mặt minh bạch, bà ấy nói không muốn đi học Pháp ở nhóm nhỏ nữa, bà nói mọi người đều biết rồi, đều bàn luận về bà, tôi nói ở nhà cũng có thể tu luyện như vậy. Bà là có nhân tâm, nhưng cái trở ngại bà có thể quay trở lại, chính là vì chúng ta không thiện! Bởi vì nửa năm không học Pháp, các thứ loạn bát nháo sẽ đầy khắp không gian, trạng thái không tốt là tạm thời, mọi người lại cứ nghị luận bà ấy, tâm tình của bà ấy làm sao có thể tốt được đây? Tôi liên tục phát chính niệm cho bà. Khi tôi viết bài chia sẻ, Sư phụ điểm hóa cho tôi: “Không sao đâu, có Sư phụ quản rồi, không cần lo lắng”. Lúc này tôi thấy cô Bình nói với tôi: “Hiện giờ tôi rất tốt, bắt đầu học Pháp luyện công rồi, một thời gian nữa, nhất định sẽ đi cứu người.” Tôi tin rằng, chỉ cần học Pháp nhiều, lực lượng của Sư phụ và Đại Pháp là không gì không thể [giải quyết]. Trạng thái của cô Bình nhất định sẽ ngày một tốt hơn!

Mong rằng chúng ta đều trân quý cơ duyên tu luyện, thiện đãi đồng tu! Khoan dung với người khác, thì sẽ không có oán hận, vô tư vị tha, thì sẽ không có gián cách; phóng hạ tự ngã, thì không có mâu thuẫn, oán hận là con dao hai lưỡi, đâm đau người khác, và cũng hại bản thân!

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy.” (Tu luyện tâm tính, Chương 3, Pháp Luân Công)

Sư phụ cũng dạy chúng ta rằng:

“Vì vậy, bất kể gặp phải mâu thuẫn trong hoàn cảnh hay tình huống nào, chư vị phải bảo trì tâm thiện lương, tâm từ bi để đối đãi với mọi vấn đề. Nếu chư vị không thể yêu quý kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được. (Vỗ tay) Thế thì tại sao khi một người thường chọc giận chư vị, chư vị lại không thể tha thứ cho anh ta? Trái lại chư vị tranh luận, tranh đấu với anh ta như một người thường? Chẳng phải giữa các học viên với nhau cũng giống vậy sao?” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Xin trích một bài thơ nhỏ trên Minh Huệ Net để cùng đọc với các đồng tu:

“Lưỡi dày ba tấc đảo lên xuống, tin đồn thất thiệt tuôn thành hơi

Khuấy đảo thị phi cả trước sau, đồng tu gián cách ma ưa thích

Tu tâm tu khẩu nghe Sư phụ, chỉnh thể đồng bộ kết thành khối

Nhanh mồm nhanh miệng khuyên tam thoái, văn chương dùng tốt, biết tiếc cơ duyên.”

4. Chân tu thực tu, mở rộng sức chứa của nội tâm

Chúng ta xem các đồng tu khác làm thế nào. Minh Huệ Net có một bài chia sẻ, nói một nam đồng tu, bị một số nhóm nhỏ học Pháp bài xích, cuối cùng lại đi đến nhóm nhỏ học Pháp ở một nhà nọ, nhưng được vài ngày thì mọi người đều rất phản cảm anh này. Anh ấy đập cửa to, tùy tiện lật đồ của người ta xem, vô ý vô tứ, không lý trí, ở nhà người ta tùy tiện ăn các thứ, lúc học Pháp thì âm thanh kỳ quái v.v.. Nhưng lần này, mọi người lại không đuổi anh ta đi, cũng không oán trách chỉ trích, mà là tất cả mọi người đều hướng nội tìm, tìm thấy rất nhiều nhân tâm. Mặc dù ai cũng không tìm vị đồng tu nam này để giao lưu, nhưng khi anh ấy lại đến học Pháp thì đã thay đổi, so với trước đây cứ như người khác vậy.

Sư phụ đã từng giảng Pháp “tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]), đồng tu chính là một tấm gương của chúng ta, thấy đồng tu không lý trí, thấy đồng tu sợ, thấy đồng tu nói dối, thấy đồng tu tức giận,… thì trước tiên nên tìm trong bản thân mình, thực sự là tất cả sẽ cải biến! Chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm thì không sai.

Nhà văn học thời Bắc Tống là Phạm Thuần Nhân, con của Phạm Trọng Yêm, giáo dục con cháu mình như sau: “Nhân tuy trí ngu, trách nhân tắc minh, tuy hữu thông minh, thứ kỷ tắc hôn, thường dĩ trách nhân chi tâm trách kỷ, thứ kỷ chi tâm thứ nhân, bất hoạn bất đáo thánh hiền địa vị.” Nghĩa là cho dù là người ngu xuẩn đến đâu, thì đề xuất phê bình cho người khác cũng rất thành thạo, cho dù người thông minh đến đâu thì cũng rất hồ đồ trong việc khoan dung cho sai lầm của bản thân. Nếu chúng ta có thể thường xuyên lấy cái tâm yêu cầu người khác để yêu cầu bản thân mình, dùng cái tâm khoan dung cho bản thân mình để đối đãi với người khác, thì không sợ không đạt được địa vị Thánh hiền. Còn nói: “Duy giản khả dĩ trợ lưu, duy thư có thể thành đức”. Ý là chỉ có tiết kiệm mới có thể bồi dưỡng liêm khiết, chỉ có khoan dung người khác, mới có thể thành tựu kẻ sĩ đại đức.

Dì của tôi tu được rất tốt, những năm vừa qua không bao giờ ngủ trước 12 giờ đêm, buổi tối đọc “Giảng Pháp các nơi” của Sư phụ, bà ấy giống với mẹ tôi, sáng tối đều luyện công một lần, để tránh buồn ngủ thì uống trà đặc. Sư phụ luôn khích lệ bà, mới đọc thuộc xong Luận Ngữ, thì đã có thể bỏ mắt kính rồi. Lúc học Pháp, thường thấy Sư phụ triển hiện cho bà xem kim cương, vàng và châu báu. Gần đây nhìn thấy một cây hạnh lớn, bên trên có rất nhiều quả cây mọc khắp cả. Tôi nói là Sư phụ đang động viên dì đấy, trái cây đại biểu cho quả vị, sắp đến mùa bội thu, cần nỗ lực hơn!

Dì tôi thì lại toàn vì văn hóa đảng, mà không qua được quan oán hận với người nhà. Con trai bà (không tu luyện) xin tiền bà để mua cổ phiếu của công ty, bà cho cậu con trai 30 vạn tệ, lại mua nhà cho con, tiêu hết 75 vạn tệ, sau đó thì con dâu lại xin 5 vạn tệ để sửa sang nhà cửa. Lúc này thì bà động tâm, cảm thấy đúng là lòng tham không đáy: Anh chị ở nhà tôi ăn uống hàng ngày, tiền tự kiếm được thì sửa sang cho nhiều, mà vẫn chưa hết. Vốn gốc của tôi đều đưa cho anh chị rồi mà vẫn chưa được sao? Bực tức khôn tả. Còn có một lần không giữ vững tâm tính, cảm thấy không phải với Sư phụ, để lỡ một cơ hội tốt để đề cao, sau này hối hận cứ khóc mãi, đây là đệ tử chân tu, bản thân biết lo lắng, thấy được thiếu sót của bản thân, tự mình nỗ lực khổ công rèn luyện ở phương diện này, biết tiến lên. Sư phụ điểm hóa cho bà rằng cần phải biết nhẫn biết xả, bà ngộ được rằng còn phải mở rộng tấm lòng hơn nữa, triệt để tu bỏ đi tâm tranh đấu và oán hận, cứ như vậy mà ân oán với con dâu trong nhiều năm đã được hóa giải.

Tổng đốc Lưỡng Quảng là Lâm Tắc Từ từng nói: “Biển chứa trăm sông sức chứa lớn, vách dựng ngàn thước không dục tất cứng”. Là người tu luyện, mở rộng tấm lòng, mới có thể đề cao tâm tính và tầng thứ.

5. Cùng nhau đề cao

Phật gia có một câu chuyện tu luyện như thế này. Một tiểu hòa thượng bất chấp mưa gió đến một gia đình giàu có để hóa duyên, và còn xin ở nhờ một đêm, gia chủ lại không cho hòa thượng kia ở nhờ, thế là tiểu hòa thượng bèn ở dưới mái hiên của gia đình kia, nhẫn chịu đói chịu rét một đêm. Sáng sớm quản gia mở cửa, thấy một tiểu hòa thượng bị ướt mèm lạnh run cả lên, tiểu hòa thượng hỏi danh tính của gia chủ rồi đi. Nhiều năm sau, tiểu hòa thượng trở thành trụ trì của ngôi chùa, tiểu thiếp của gia đình này đến chùa để tế bái. Vừa vào lễ đường, thì giật mình thấy trên cột nhà có tên của gia chủ nhà mình, cũng thấy rất hiếu kỳ, thế là hỏi một vị hòa thượng nguyên do. Hòa thượng nói: “Trụ trì chùa chúng tôi vì gia chủ của thí chủ đã từng không chịu bố thí tăng nhân, nên mới ghi lại tên.” Tiểu thiếp phẫn nộ: “Trụ trì của các vị sao lại dám nhỏ mọn thế chứ.” Hòa thượng nói: “Không hẳn, trụ trì của chúng tôi cho rằng không cho tăng nhân đồ ăn, thì ắt là có ác duyên đời trước chưa hết, nên ghi lại tên, để ngày ngày niệm Phật tụng kinh, cầu khẩn cho gia đình nhà thí chủ được cả nhà bình an cát tường, để hóa giải ác duyên.” Nghe xong thì người tiểu thiếp kia cảm động khôn nguôi, thế là gấp rút về nhà báo lại cho chủ nhân. Vị chủ nhân kia nghe xong thì rất hối hận, tự thân đến chùa cầu xin được dâng hương đáp tạ trụ trì, và còn đồng ý lo liệu tất cả hương hỏa cho chùa, đồ ăn cho chúng tăng thì gia đình ông cũng bao hết. Đúng là thiện có thể hóa giải ác duyên, oan oan tương báo biết đến bao giờ?

Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Có chữ nào có thể làm nguyên tắc theo ta suốt cuộc đời không?” Khổng tử nói: “Thế thì đại khái là chứ ‘thứ’ (tha thứ),” ý tức là khoan dung, cổ nhân chú trọng tu thân, lúc nào cũng phải chú ý xem xét bản thân mình, hơn nữa có thể dùng tâm khoan dung, bao dung người khác, không chỉ là đức của bản thân có thể gia tăng, mà còn có thể cảm hóa thiện hóa người khác. Nhan Hồi cũng từng nói một câu tương tự: “Người thiện với ta, ta cũng thiện, người không thiện với ta, ta cũng thiện.”

Cổ nhân nói: Phàm là người thiện, người ta đều kính trọng, Thiên đạo bảo hộ, phúc lộc theo sau, kẻ ác tránh xa, thần linh bảo hộ, làm việc tất thành. Phàm là người chính nhân quân tử, người ta đều tôn kính anh ta, thần linh đều bảo hộ anh ta, phúc thọ lợi lộc đều thuộc về anh ta, tà linh không dám đến gần anh ta, người có được những phẩm hạnh đạo đức ấy, thì ở đâu lúc nào cũng có thể tìm ra thiếu sót của bản thân, thiện hóa người khác, vứt bỏ ác niệm. Vậy thì làm việc gì cũng như có thần giúp, nhân giả vô địch, những việc cần làm nhất định có thể thành công! Đệ tử Đại Pháp cũng như vậy, chỉ khi chúng ta đồng hóa Chân-Thiện-Nhẫn, ba việc mới có thể làm được thật hiệu quả!

Để chúng ta có thể luôn ôm giữ tâm cảm ân, mở rộng tấm lòng với nhau, chân thành đối diện, lý giải khoan dung, thiện niệm cảm hóa người khác, mới là người có đức dày thật sự, có phong thái của bậc quân tử.

Trong gian khổ, ma nạn mới biết trân quý thánh duyên giữa đồng tu với nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần không xa rời không vứt bỏ, sự quan tâm nồng ấm hơn cả thân nhân ấy, khiến người ta cảm động! Buông bỏ tự ngã, thì sẽ có nhiều bao dung hơn, sự không bằng lòng và chia rẽ sẽ tự nhiên được hóa giải, mâu thuẫn và oán hận sẽ tiêu đi lặng lẽ. Thực sự hy vọng tất cả các đồng tu, đều có thể đề cao trong Pháp nhanh hơn, giải thể gián cách, tu tâm hướng thiện, ổn định làm tốt ba việc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/23/330255.html

Đăng ngày 3-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share