Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 11-7-2016] Khi tu thành “chân ngã” không có tư tưởng của con người, mà còn vi quan hơn tư tưởng của con người, thông thường phía con người sẽ không thể cảm nhận được, đối với tư tưởng của con người mà nói nó chính là “tĩnh”. Nếu tư tưởng của con người thực sự có thể tĩnh lại, thì “Chân ngã” dễ khống chế phía con người, sẽ đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn tại các tầng thứ khác nhau, ắt sẽ có uy lực của Pháp.

Từ không gian vi quan hơn mà nhìn thì mọi nhân tố vật chất trên bề mặt đều là nghiệp lực. Tư tưởng của con người hễ động niệm thì chính là đang kích động đến nhân tố vật chất trên bề mặt, cũng chính là đang bị lây nhiễm nghiệp lực. Hễ động niệm chính là nghiệp, có thể chính là ý nghĩa này. Ý niệm của con người chính là hình tượng của bản thân người đó, ý niệm này dù đi tới nơi đâu thì cuối cùng nó cũng sẽ quay trở lại bản thân mình. Những thứ của con người mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy từ vi quan hơn mà xét đều là nghiệp lực.

Đối với những môn tu luyện tiểu đạo thời cổ đại mà nói, không động niệm, bảo trì thanh tịnh, vô vi mới có thể thoát khỏi sự ước chế của nghiệp lực trên bề mặt, giảm thiểu tối đa khả năng bị ô nhiễm. Nhưng tu luyện Đại Pháp là phải cứu người, phải nắm bắt thời gian thực hiện sứ mệnh của mình đồng thời không ngừng học Pháp tu tâm tẩy tịnh bản thân. Đứng ở góc độ khác, là sinh mệnh có duyên trở thành đệ tử Đại Pháp, nếu vì tham thú sự thanh tịnh của bản thân mà không làm tốt việc cứu người, không hoàn thành sứ mệnh thì không phải là đang tu luyện Đại Pháp, hơn nữa về căn bản cũng không thể gánh nổi danh hiệu “Đệ tử Đại Pháp”.

Trên đây là thể ngộ cá nhân, vui lòng chỉ ra những chỗ chưa đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/11/331154.html

Đăng ngày 6-8-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share