Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-6-2016] Có ai đó đã tố giác bà Liễu Cách Tân và con trai bốn tuổi của bà, cùng bà Trần Tú Vinh, và một học viên khác với công an khi họ đang nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công ở khu Mã Pha thuộc quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh. Công an đưa họ đến Đồn công an Mã Pha tối ngày 3 tháng 6 năm 2016.

Các học viên từ chối không tiết lộ tên cho công an và bị thẩm vấn đến nửa đêm. Sau khi bị công an tạm giam hơn 20 tiếng, công an đã đưa con trai bà Liễu đến “nhà trẻ tình thương”. Cháu bé ở đó hơn 10 tiếng đồng hồ, đến khi gia đình bà Liễu đến đón cháu về.

Bà Liễu và bà Trần đang bị giam tại Trại tạm giam Nê Hà quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh.

Bà Trần Tú Vinh

70b2f578a6f367da68040b978e9fd13f.jpg

Bà Trần Tú Vinh

Bà Trần Tú Vinh là một học viên Pháp Luân Công ở quận Thạch Cảnh Sơn tại Bắc Kinh, cả gia đình bà đã bị bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Trần đã đến quảng trường Thiên An Môn để luyện công vào mùa xuân năm 2000. Công an đã bắt giữ và đưa bà đến Đồn công an Quảng trường Thiên An Môn. Họ đánh đập và giật rất nhiều tóc của bà.

Mùa hè năm 2000, họ đưa bà đến Trại tẩy não Bắc Đái Hà giam cầm trong hai tuần. Thời điểm đó, chồng bà cũng đang thi hành án một năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà, chỉ bởi ông cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công. Trong hai tuần đó, con trai của hai người phải sống một mình không người chăm sóc.

Bà Trần bị đưa đi lao động cưỡng bức vào năm 2002 và bị bắt trở lại năm 2005, tổng cộng là bốn năm. Trong lúc ở Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, bà bị cấm ngủ và phải lao động nặng nhọc. Hai tay của bà bị chấn thương khi ở trại lao động.

Sau khi trở về nhà, chính quyền lại tiếp tục sách nhiễu bà. Vào những “ngày nhạy cảm” như Đại hội nhân dân toàn quốc, hay Hội nghị hiệp thương Chính trị Trung Quốc, ngày 20 tháng 7, hay ngày Quốc Khánh, công an địa phương đều đến hăm doạ, và nhiều khi còn bắt giữ bà.

Bà Liễu Cách Tân

Bà Liễu Cách Tân là một học viên Pháp Luân Công ở quận Mật Vân tại Bắc Kinh. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1997.

Bà Liễu và chồng bà mỗi người bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức vào năm 2001. Thời điểm đó, con trai họ chỉ mới sáu tuổi. Bà Liễu bị bức thực tàn bạo ở trại lao động đến mức bà bị gãy một chiếc răng.

Sau khi được thả, chính quyền tiếp tục bắt giam bà tại trại tạm giam nhiều lần. Và để tránh bị bức hại, bà Liễu đã rời khỏi nhà và di chuyển liên tục kể từ năm 2009.

Chồng bà bị đưa đi lao động cưỡng bức hai lần và bị đưa đến trại tẩy não sau khi ông được thả khỏi trại lao động.

Chính quyền địa phương đã từ chối trả lại số tiền 20.000 tệ của chính phủ bồi thường cho gia đình bà Liễu vì đã dỡ nhà của họ. Thay vì bồi thường, họ dùng số tiền này để bức hại chồng bà Liễu.

Cha bà Liễu qua đời vào tháng 3 năm 2016, bà không thể gặp cha mình trước khi ông qua đời.

Cha của bà biết rằng Pháp Luân Công là tốt, ông đã chịu nhiều đau khổ trong 17 năm kể từ khi môn tu luyện này bị đàn áp. Con gái lớn của ông phải rời khỏi nhà để tránh bức hại vào năm 2009, và cô con gái thứ hai bị giam cầm tại trại lao động cưỡng bức. Mẹ bà Liễu cũng là một học viên Pháp Luân Công và đã bị bức hại.

Danh sách những tổ chức, cá nhân tham gia bức hại bà Trần và bà Liễu:

Đồn công an Mã Pha

Số 3 ở phố Hướng Dương, Mã Pha, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh: +86-10-69401859

Phòng công an quận Thuận Nghĩa

Số 8, đường Thuận Bình Tây, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh, 101300: +86-10- 69440212

Email của trưởng phòng công an: Sygafj69466641@126.com

Uỷ ban Chính trị và Pháp luật quận Thuận Nghĩa:

Số 27 đường Nam Thuận Nhai, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh, 101300

Chu Dĩnh Bác (周颖博), Ủy ban trưởng

Đội An ninh Nội địa và Phòng 610

Đội trưởng: Tịch Lôi (席雷),

Trưởng Phòng 610: Một người họ Lý (李)

trại tạm giam Nê Hà quận Thuận Nghĩa

Thôn Nê Hà, thị trấn Mã Pha, quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh, 101300


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/27/北京陈秀荣、柳革新再次被非法关押-330589.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158033.html

Đăng ngày 7-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share