[MINH HUỆ 25-08-2004] Lưu ý: chúng tôi vẫn trong quá trình tập hợp, phân loại và hoàn thiện các tài liệu phản chiếu hành trình của Pháp Luân Đại Pháp. Người đọc, phải đảm bảo việc tài liệu mà mình tải xuống phải là tài liệu gần đây nhất khi trích dẫn các sự kiện từ trang web của chúng tôi. Nhiều sự kiện đã diễn ra kể từ giai đoạn chuẩn bị lúc ban đầu cho việc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay, các biên tập viên đã thu thập và biên soạn những dữ liệu sau đây để giúp mọi người tìm kiếm thông tin về Đại Pháp. Chúng tôi hiện đang công bố phiên bản hiện tại và hoan nghênh những phản hồi bổ sung từ các học viên Đại Pháp trên toàn thế giới để biên niên sử này được hoàn thiện và chính xác hơn.

  • Ngày 13 tháng 05 năm 1992, ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.
  • Tháng 07 năm 1992, Pháp Luân Công chính thức được chấp nhận là một chi nhánh trực tiếp của Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc, và đã nhận được giấy phép giảng dạy Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
  • Ngày 30 tháng 07 năm 1993, dưới sự chấp thuận của Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc, Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc đã được thành lập.
  • Ngày 31 tháng 08 năm 1993, Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa thuộc Bộ Công An Trung Quốc đã viết một lá thư cám ơn gửi đến Hội Nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ông Lý Hồng Chí, người đã tình nguyện điều trị và chữa bệnh miễn phí cho các đại biểu được huân chương tại hội nghị quốc gia lần thứ ba của tổ chức.
  • Ngày 21 tháng 09 năm 1993, Nhật báo Công an Nhân dân do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản, đã đăng một báo cáo có nhan đề: “Pháp Luân Công đã chữa lành bệnh cho các đại biểu được huân chương”. Báo cáo nói rằng những người nhận được huân chương nhưng bị chẩn đoán là mắc bệnh hoặc chấn thương “đã thấy sức khoẻ của họ được cải thiện đáng kể sau khi được [ông Lý Hồng Chí] điều trị bệnh cho họ”.
  • Ngày 11 – 20 tháng 12 năm 1993, ông Lý Hồng Chí và một số học trò của mình đã tham dự Hội chợ sức khoẻ Đông phương ở Bắc Kinh. Hội chợ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tam Nguyên Kiều ở Bắc Kinh. Ông Lý Hồng Chí đã tham dự hội chợ với tư cách là một thành viên của Ban tổ chức hội chợ triển lãm và đã giảng các bài giảng Pháp vào ngày 15 – 17 và ngày 20. Vào ngày cuối, ông Lý đã được trao giải “Đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của khoa học”, giải thưởng cao nhất của hội chợ. Ông cũng nhận được “giải vàng đặc biệt” của hội chợ và được gọi là “Sư phụ khí công nổi tiếng nhất”.
  • Ngày 17 tháng 12 năm 1993, ông Lý Hồng Chí đã được Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa thuộc Bộ Công an trao tặng Bằng khen Danh dự.
  • Ngày 14-15 tháng 05 năm 1994, ông Lý Hồng Chí đã giảng Pháp và dạy các bài công pháp của Pháp Luân Công tại khán phòng của trường Cao đẳng Cảnh sát ở Bắc Kinh. Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa đã tài trợ cho sự kiện này.
  • Đầu tháng 04 năm 1996, các thành viên của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc đã gửi đơn tới Uỷ ban Dân tộc Trung Quốc, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, và Ban Công tác Mặt trận của Chính quyền Trung ương Trung Quốc để xin thành lập một Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công phi tôn giáo. Ban Công tác Mặt trận của Chính quyền Trung ương Trung Quốc đã có công văn trả lời chính thức với nội dung “không đồng ý”, “không hỗ trợ” việc thành lập Hiệp hội Pháp Luân Công. Văn phòng cũng lệnh cho quản lý đơn thư  chuyển thông báo trực tiếp cho đương đơn.
  • Ngày 17 tháng 06 năm 1996, Nhật báo Quang Minh, một trong những tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài viết với nhan đề: “Gióng lên hồi chuông báo động chống lại khoa học giả”, trong đó tuyên bố rằng Pháp Luân Công truyền bá mê tín dị đoan, và là “ngụy khoa học”. Đây là lần đầu tiên chế độ của Giang công khai tấn công Pháp Luân Công.
  • Ngày 24 tháng 07 năm 1996, Cục Xuất bản Tin tức Trung Quốc, nằm dưới Cục Tuyên truyền Trung ương của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, đã ban hành lệnh nội bộ cho tất cả các thành phố và các tỉnh thành, cấm xuất bản sách Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công, và những cuốn sách khác của Pháp Luân Công vì bản chất “truyền bá mê tín dị đoan” của chúng.
  • Đầu năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra khắp Trung Quốc, cố gắng thu thập chứng cứ hình sự để cho rằng Pháp Luân Công là “một tà giáo”. Nhưng cảnh sát thuộc tất cả các cấp ở Trung Quốc đều trở về với cùng một báo cáo: “Không tìm thấy bất cứ vấn đề gì”, vì thế cuộc điều tra đã ngừng lại.
  • Tháng 11 và tháng 12 năm 1997: Các thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công đã gửi một báo cáo lên Bộ Quản lý Dân sự Trung Quốc và Bộ Công an Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra rằng họ đồng ý tuân thủ quyết định của chính phủ và sẽ không tiếp tục theo đuổi đơn xin thành lập Hiệp hội Pháp Luân Công chính thức nữa.
  • Tháng 05 năm 1998: Tổng cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra tổng thể về Pháp Luân Công. Trong tháng 09 năm 1998, một nhóm chuyên gia y tế đã làm một cuộc khảo sát lấy mẫu thống kê của 12,553 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông. Kết quả cho thấy tác dụng chữa bệnh của việc tập luyện Pháp Luân Công lên đến 97,9%.
  • Tháng 05 năm 1998: Chương trình “Đặc Khoái” của kênh truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng một buổi phỏng vấn với Hà Tộ Hưu, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, người đã tấn công Pháp Luân Công là mê tín dị đoan. Trong cùng chương trình này, một phóng viên của đài đã phỏng vấn các học viên tại điểm luyện công trong Công viên Ngọc Uyên Đàm ở Bắc Kinh và các học viên đã mô tả lại những lợi ích của Pháp Luân Công. Sau khi chương trình phát sóng, hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc đã viết thư hoặc trực tiếp đến thăm đài truyền hình để chỉ ra rằng sự tấn công của Hà Tộ Hưu đối với Pháp Luân Công là không đúng.
  • Ngày 02 tháng 06 năm 1998:  Sau khi thực hiện một cuộc điều tra nội bộ, Đài Truyền hình Bắc Kinh thừa nhận rằng chương trình tiêu cực trước đây về Pháp Luân Công là một nhầm lẫn lớn mà đài chưa từng mắc phải kể từ khi thành lập. Sau đó Đài Truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng chương trình phỏng vấn với một học viên Pháp Luân Công để sửa chữa sai lầm. Nhà sản xuất của chương trình trước đã bị sa thải.
  • Ngày 20 – 22 tháng 06 năm 1998: Sau khi tờ Bản tin Buổi tối Tề Lỗ đăng một bài báo vu khống Pháp Luân Đại Pháp, hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công ở Tế Nam đã đi đến toà báo để giảng chân tướng về Pháp Luân Công.
  • Ngày 21 tháng 07 năm 1998: văn phòng thứ nhất của Bộ Công an Trung Quốc ban hành tài liệu [1998] số 555, “Thông báo về cuộc điều tra Pháp Luân Công”, và tuyên bố rằng Pháp Luân Công là “tà giáo”. Bộ Công An đã thực hiện một loạt các cuộc điều tra về Pháp Luân Công để “tìm tội danh của [Pháp Luân Công] trước và sau đó thu thập chứng cứ”. Những hành động này không chỉ giới hạn trong việc nghe lén điện thoại, theo dõi các phụ đạo viên và đóng cửa các điểm luyện công, giải tán các nhóm luyện công, lục soát nhà của các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, mà còn bao gồm nhiều thủ đoạn khác.
  • Vào ngày 20 tháng 10 năm 1998, Cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc đã gửi một đội đến Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân để điều tra về Pháp Luân Công. Sau cuộc điều tra, trưởng nhóm đã xác nhận ảnh hưởng của Pháp Luân Công về mặt sức khoẻ và vai trò tích cực của nó trong việc cải thiện sự ổn định xã hội và văn minh tinh thần.
  • Ngày 04 tháng 03 năm 1999: Tổng trạm Phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã được công nhận là “tổ chức xuất sắc vì đã trao trả lại những đồ vật thất lạc”.
  • Cuối tháng 03 năm 1999, trang web “falundafa.org” được các học viên Pháp Luân Công tình nguyện người Mỹ thành lập, trên đó có thể tìm thấy các cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp ở hơn 30 ngôn ngữ.
  • Ngày 11 tháng 04 năm 1999: Hà Tộ Hưu đã cho đăng một bài báo có nhan đề “Thiếu niên không nên luyện khí công” trong một hội chợ triển lãm dành cho thanh thiếu niên. Ông ta trích dẫn những trường hợp mà một chương trình của Đài Truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng sai trước đây.
  • Ngày 23 – 24 tháng 04 năm 1999: Cục Cảnh sát Thiên Tân đã gửi 300 thành viên của đội S.W.A.T, sử dụng vũ lực và bạo lực để giải tán các học viên Pháp Luân Công đã đến Trường Cao đẳng Giáo dục Thiên Tân để giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã bắt giữ 45 học viên. Một số học viên đã bị cảnh sát đánh trọng thương.
  • Ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn 10 ngàn học viên Đại Pháp từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, và các vùng khác đã đi đến Cục Khiếu nại Quốc gia thuộc Văn phòng Hội đồng Nhà nước gần Trung Hải Nam, để thỉnh nguyện. Chu Dung Cơ, thủ tướng lúc bấy giờ, đã gặp các đại diện của Pháp Luân Công. Các đại diện Pháp Luân Công đưa ra ba yêu cầu: 1) Thả tự do cho các học viên bị giam giữ ở Thiên Tân; 2) Cung cấp cho các học viên Pháp Luân Công một môi trường tự do để tu luyện Pháp Luân Công; 3) Cho phép xuất bản các sách của Pháp Luân Công. Trong cùng ngày hôm đó các học viên bị giam giữ ở Thiên Tân đã được trả tự do. Tất cả các học viên Pháp Luân Công đã đến Cục Khiếu nại Quốc gia rời đi vào khoảng 9 giờ tối mà không có bất kỳ sự cố nào.
  • Vào buổi tối ngày 25 tháng 04 năm 1999, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng cộng sản, đã viết một lá thư cho Bộ Chính trị của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu Đảng cộng sản không đánh bại Pháp Luân Công, nó sẽ là chuyện lố bịch lớn nhất trên thế giới”. Lá thư được truyền trong nội bộ từ cấp cao nhất của chính quyền Cộng sản Trung Quốc đến tất cả các đơn vị bên dưới.
  • Ngày 27 tháng 04 năm 1999: Hơn 10,000 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên đã tụ họp lại tại điểm luyện công ở đường Hoa Bắc, thành phố Đại Liên và tổ chức một nhóm luyện công ôn hoà để hỗ trợ cho các học viên Pháp Luân Công đã đi đến Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 04 năm 1999.
  • Ngày 06 tháng 06 năm 1999: Chế độ của Giang đã thẩm vấn hơn 100 học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia thỉnh nguyện tại Cục Khiếu nại Quốc gia vào ngày 25 tháng 04 năm 1999.
  • Ngày 07 tháng 06 năm 1999: Giang Trạch Dân phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tuyên bố rằng: “Vấn đề Pháp Luân Công có hệ lụy quốc tế phức tạp và ảnh hưởng xã hội sâu sắc” và “là mâu thuẫn chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Phong trào Sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989”. Bài phát biểu đã được bí mật truyền trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 13 tháng 06 năm 1999.
  • Ngày 10 tháng 06 năm 1999: “Phòng 610 được thành lập để lên kế hoạch và thực hiện chính sách đàn áp quy mô lớn chống lại Pháp Luân Công. Sau khi cuộc đàn áp được đưa ra, “Phòng 610” trở thành một tổ chức chính thức ở cấp bộ trong chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có hơn 10 ngàn “Phòng 610” địa phương tại tất cả các cấp trên khắp Trung Quốc, sử dụng gần một triệu người để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Những “Phòng 610” địa phương này được rất nhiều tài trợ, và thậm chí còn vượt quyền những cơ quan thông thường như là các sở cảnh sát, các văn phòng công tố viên, các toà án nhân dân. “Phòng 610” địa phương chỉ báo cáo cho Uỷ ban Đảng Cộng sản Trung Quốc, và trả lời trực tiếp cho “Phòng 610” cấp trên của họ. Trách nhiệm của tất cả “Phòng 610” là hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức công an, truy tố, pháp luật, toà án, điều tra, các tổ chức an ninh để điều tra, bắt giữ và xét xử các học viên Pháp Luân Công tại toà án.
  • Ngày 14 tháng 06 năm 1999: Người đứng đầu Trung ương Đảng vụ của Trung Quốc và Cục Khiếu nại Quốc gia đã ban hành báo cáo tuyên bố rằng mọi người có quyền tin hay không tin khí công, và nói rằng chính quyền chuẩn bị đàn áp Pháp Luân Công là một tin đồn sai sự thật.
  • Ngày 18 tháng 06 năm 1999: Để chống lại sự đàn áp bí mật và bảo vệ quyền thực hành cơ bản, hơn một ngàn học viên Pháp Luân Công đã rời thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, đi đến Bắc Kinh để giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho Cục Khiếu nại Quốc gia. Cảnh sát Bản Khê đã lập các lớp rào chắn để ngăn không cho họ vào Bắc Kinh. Kết quả của cuộc phong toả là tàu số 28 tới Bắc Kinh đã bị mắc kẹt ở Thẩm Dương hơn một giờ. Cảnh sát đã tiến hành tìm kiểm tra rất kỹ lưỡng, nhưng hơn 500 học viên Pháp Luân Công đã xoay sở để vượt qua được cuộc phong toả và đến được Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 06. 500 học viên Pháp Luân Công đã đi đến Cục Khiếu nại Quốc gia. Hành động của họ đã khiến cho các nhà chức trách trong chính quyền Trung ương Trung Quốc bị sốc. Vụ việc này sau đó được gọi là “sự cố 6.19”.
  • Ngày 18 tháng 06 năm 1999: Trang web “Clearwisdom.net” (cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh) được thành lập. Nó được lập ra và hoạt động một tuần sau ngày 25 tháng 06 năm 1999 bởi sự quản lý của các tình nguyện viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Mỹ. Trang web có tên gọi “Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Mỹ, Clearwisdom.net.” Sau đó vào cuối năm 2000, nó được đổi tên thành “Pháp Luân Đại Pháp Clearwisdom.net”.
  • Ngày 14 tháng 07 năm 1999: Các học viên từ Duy Phường tổ chức một buổi thỉnh nguyện ôn hoà tại Cục Khiếu nại Duy Phường. Vào sáng ngày 15 tháng 07 năm 1999, chính quyền thành phố Duy Phường đã đưa ra trả lời chính thức với con dấu chính thức, trong đó nói rằng chính quyền Duy Phường sẽ không công khai tấn công Pháp Luân Công trên báo chí, cho phép người dân thực hành Pháp Luân Công ở nơi công cộng, cho phép các học viên Pháp Luân Công truyền bá cho nhau những thông tin liên quan, và sẽ không tấn công hoặc trả đũa chống lại những học viên đã đến thỉnh nguyện.
  • Tháng 05 năm 1992 – tháng 07 năm 1999: Theo Bộ điều tra nội bộ của Bộ Công an Trung Quốc, tổng số học viên Pháp Luân Công đã tăng từ 7,000 đến 100,000,000.
  • Ngày 19 tháng 07 năm 1999: Trong một cuộc họp bí mật của các quan chức cấp cao trong chính phủ, Giang Trạch Dân đã thông báo chính thức rằng ông muốn nhổ tận gốc Pháp Luân Công ra khỏi Trung Quốc.
  • Ngày 20 tháng 07 năm 1999: Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, lục soát nhà của họ, và tịch thu tài sản của họ trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu với các phụ đạo viên Pháp Luân Công tình nguyện. Trong cùng ngày, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã nghe tin và đi đến Cục Khiếu nại Quốc gia để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nhưng đã bị bắt giữ và bị tạm giam trong Sân vận động Phong Đài Bắc Kinh, Sân vận động Thạch Cảnh Sơn, và một số sân vận động khác trong khu vực.
  • Ngày 22 tháng 07 năm 1999: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công chính thức bắt đầu. Nhật báo Nhân dân, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài viết dài với nhan đề “Sự thật về Lý Hồng Chí” để bôi nhọ người sáng lập Pháp Luân Công. Bộ quản lý Dân sự chính thức tuyên bố cấm Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp. Bộ Công an công bố “Sáu điều cấm”, bao gồm: “cấm bất cứ ai, treo hoặc dán các biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp, biểu tượng, hình ảnh và các dấu hiệu khác của Pháp Luân Công ở bất kỳ vị trí nào; cấm tất cả mọi người không được phân phát hoặc quảng bá các sách, băng hình, băng tiếng và các loại tài liệu khác của Pháp Luân Công; cấm mọi người không được tụ họp để luyện Pháp Luân Công, quảng bá Pháp Luân Công hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác của Pháp Luân Công trong bất kỳ dịp nào; cấm sử dụng thiền định, thỉnh nguyện, và các phương pháp khác để bảo vệ hoặc quảng bá Pháp Luân Công trong các cuộc hội họp, tuần hành hoặc các cuộc biểu tình; cấm bất kỳ ai dựng chuyện hoặc bóp méo sự thật, cố ý lan truyền tin đồn, hoặc sử dụng các phương pháp khác để khuấy động và phá hoại trật tự xã hội; nghiêm cấm bất kỳ ai được phép tổ chức, kết nối với, hoặc lãnh đạo các hoạt động chống lại các quyết định của chính quyền”. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức thông báo rằng: “Các đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc không được tu luyện Pháp Luân Công.” Cảnh sát Trung Quốc trên toàn quốc tiếp tục bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, hoặc bắt cóc các học viên Pháp Luân Công đến các sở cảnh sát địa phương, nơi họ bị buộc phải xem các chương trình TV tẩy não. Cảnh sát cũng tiếp tục lục soát nhà của các học viên Pháp Luân Công, tịch thu các sách Pháp Luân Công, đốt các sách Pháp Luân Công, các băng hình băng tiếng của họ. Trong khi đó hàng triệu học viên Pháp Luân Công bắt đầu đi đến Bắc Kinh và các văn phòng chính quyền địa phương để thỉnh nguyện ôn hoà cho Pháp Luân Công. Họ đều kết thúc bằng việc bị giải tán hoặc bị bắt.
  • Ngày 22 tháng 07 năm 1999: Ông Lý Hồng Chí đã công bố “Một tuyên bố”, kêu gọi các chính quyền trên toàn thế giới, các tổ chức quốc tế, và những người tốt bụng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng mà các học viên Pháp Luân Công đang phải chịu đựng. Trong cùng ngày, ông Lý Hồng Chí đã được đài BBC phỏng vấn.
  • Ngày 24 tháng 07 năm 1999: Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc họp báo ở Washington DC gần Lãnh sự quán Trung Quốc, với nhiều phóng viên người Trung Quốc và phương Tây tham dự. Trong khi đó, hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công đã tụ họp tại Trung tâm Thương mại Quốc gia giữa Thư viện Nghệ thuật Quốc gia và Bảo tàng Không gian, và được các hãng truyền thông tiếng Trung và tiếng Anh phỏng vấn.
  • Ngày 25 tháng 07 năm 1999: Ông Lý Hồng Chí đã được Công ty cổ phần Phát thanh Quốc tế Pháp phỏng vấn ở New York.
  • Ngày 27 tháng 07 năm 1999: Ông Lý Hồng Chí đã gửi một lá thư đến lãnh sự quán Trung Quốc ở Mỹ và yêu cầu lãnh sự quán chuyển lá thư đến chính quyền của Giang. Bức thư kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức ngừng đàn áp Pháp Luân Công và giải quyết vấn đề với các buổi nói chuyện ôn hoà.
  • Ngày 27 tháng 07 năm 1999: Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một tuyên bố, thuyết phục chế độ của Giang kiềm chế thái độ của họ đối với Pháp Luân Công.
  • Ngày 27 – ngày 01 tháng 08 năm 1999: Hơn 200 học viên Pháp Luân Công từ New York, New Jersey, và Connecticut tụ họp lại tại quảng trường công cộng ngay phía trước toà nhà Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, kêu gọi ngay lập tức chấm dứt đàn áp chống lại Pháp Luân Công.
  • Ngày 28 tháng 07 năm 1999: Dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân và La Cán, Cục Công An ban hành lệnh một bắt giữ quốc tế đối với ông Lý Hồng Chí, cáo buộc ông lật đổ chế độ cộng sản Trung Quốc. INTERPOL đã từ chối phối hợp với chính quyền Trung Quốc. Hơn 5,000 học viên Pháp Luân Công tụ họp lại ngay phía trước Chính quyền Thành phố Đại Liên, kêu gọi chấm dứt đàn áp chống lại Pháp Luân Công.
  • Ngày 29 tháng 07 năm 1999: các học viên Pháp Luân Công ở Mỹ đã tụ họp lại ở Washington, DC để tổ chức một cuộc họp báo và kêu gọi chế độ của Giang chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
  • Ngày 29 tháng 07 – 06 tháng 08 năm 1999: các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver, Canada đã tụ họp phía trước Bảo tàng Nghệ thuật Vancouver trong chín ngày liên tiếp, kêu gọi thế giới tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công. Hơn 10 công ty truyền thông đã đến để phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công và phát sóng miễn phí cho sự kiện này.
  • Ngày 31 tháng 07 năm 1999: Ông Lý Hồng Chí đã công bố một tuyên bố bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc của ông về việc Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh bắt giữ đối với ông thông qua Tổ chức Đặc vụ Quốc tế.
  • Ngày 31 tháng 07, 07 – 8 tháng 08 năm 1999: Các học viên Pháp Luân Công ở Pháp đã tụ họp lại tại Quảng trường Nhân Quyền đối diện Toà tháp Eiffel, kêu gọi thế giới ủng hộ và giúp Pháp Luân Công. Kênh truyền hình Pháp, Đài phát thanh Pháp, Đài phát thanh Quốc tế và RFA đã đến đưa tin câu chuyện này.
  • Ngày 04 tháng 08 năm 1999: Hiệp hội Công dân Đoàn kết của Liên Hiệp Quốc đã lên án hành vi vi phạm nhân quyền và quyền tự do cơ bản của chế độ Giang Trạch Dân.
  • Ngày 06 tháng 08 năm 1999: 25 Nghị sỹ ở Hoa Kỳ đồng ký một lá thư gửi Giang Trạch Dân, yêu cầu ông ta chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
  • Ngày 07 năm 08 năm 1999: Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tiếng Anh đầu tiên chính được tổ chức ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Khoảng 60 học viên Pháp Luân Công đã tham dự Pháp hội.
  • Ngày 08 tháng 08 năm 1999: 138 học viên Pháp Luân Công đã luyện công cùng nhau ở Vạn Lục trong thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam. Mặc dù bị bao vây bởi cảnh sát Trung Quốc, họ vẫn cương quyết hoàn thành buổi luyện công của họ. Sự kiện này sau đó được gọi là : “Sự kiện Hải Khẩu 8.8”.
  • Ngày 08 tháng 08 năm 1999: Thị trưởng thành phố Jersey, bang New Jersey, Mỹ trở thành thị trưởng đầu tiên trên thế giới công bố: “Ngày của ông Lý Hồng Chí” kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày 20 tháng 07 năm 1999.
  • Ngày 06 tháng 08 năm 1999: Trần Anh, một nữ sinh 17 tuổi học của Trường Trung học Chu Liên, thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát bắt giữ khi đang trên đường đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp. Do bị cảnh sát đe doạ và đánh đập, Trần Anh đã bị buộc phải nhảy khỏi tàu và chết. Tin tức này và một tấm ảnh của Trần Anh và mẹ của cô được đăng trên trang web Minghui.org vào ngày 25 tháng 10 năm 1999. “Trần Anh đã trở thành cái tên đầu tiên trong danh sách các học viên Pháp Luân Công tử vong vì bị đàn áp được đăng trên trang Minghui.org.”
  • Ngày 09 tháng 10 năm 1999: Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính ở khu vực đô thị thành phố New York đến khu vực Philadelphia được tổ chức tại Rutgers, trường Đại học bang New Jersey. Hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã tham dự Pháp hội.
  • Ngày 16 tháng 10 năm 1999, trang Minghui.org (phiên bản tiếng Trung Hoa của Clearwisdom.net) đăng tải trường hợp đầu tiên mà một học viên Pháp Luân Công hoàn toàn lành mạnh bị ném vào một bệnh viện tâm thần như là một hình thức khủng bố. Chung Thành, một học viên Pháp Luân Công từ tỉnh Giang Tô, đã bị bắt cóc đến Bệnh viện Nhân dân III (một bệnh viện tâm thần) ở thành phố Vũ Tiến, nơi anh bị tiêm thuốc độc thần kinh và bị sốc điện.
  • Ngày 25 tháng 10 năm 1999: “Mạng tin tức” của Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phát sóng cuộc phỏng vấn với Giang Trạch Dân của một phóng viên người Pháp, tuyên bố rằng: “Pháp Luân Công là một tà giáo.” Sau khi cuộc phỏng vấn được phát sóng trên truyền hình, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã đi đến Quảng trường Thiên An Môn và Hội đồng Nhân dân để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ.
  • Ngày 26 tháng 10 năm 1999: Tất cả các phương tiện truyền thông chính của chính phủ Trung Quốc đã công bố bài diễn thuyết của Giang Trạch Dân vào ngày 25 tháng 10 năm 1999 dưới tiêu đề “Pháp Luân Công là tà giáo.” Nó được xem như thông báo chính thức của chế độ Giang chống lại Pháp Luân Công. Gần 1,000 học viên Pháp Luân Công đã đến Quảng trường Thiên An Môn tại Cục Khiếu nại Quốc gia và đã bị bắt giữ.
  • Ngày 27 tháng 10 năm 1999: Nhật báo Nhân dân đã đăng bài viết “Pháp Luân Công là một tà giáo” bởi một bình luận viên “đặc biệt”. Khoảng 600 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ khi họ giương cao các biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở Quảng trường Thiên An Môn. 17 học viên Pháp Luân Công đã đi đến phía trước cổng của Quảng trường Thiên An Môn để treo các biểu ngữ Pháp Luân Công. 15 người trong số họ là học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Họ đã bị kết án 4 tháng đến 2 năm tù giam. Hai học viên khác đã bị đưa đến các nhà tù trong thành phố nơi họ cư trú.
  • Ngày 28 tháng 10 năm 1999: Khoảng 30 học viên Pháp Luân Công đã bí mật tổ chức một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, nơi họ tự xưng đích danh của mình. Họ được các hãng truyền thông phương Tây như là AP, Reuters, RFA, New York Times chụp ảnh và phỏng vấn. Trong cùng ngày, AP và Reuters đã đăng tin các bài viết về cuộc phỏng vấn. Vào ngày hôm sau, tờ New York Times, Tin Buổi sáng Nam Trung Quốc và một số tờ báo châu Âu đã đăng tin các cuộc phỏng vấn với những tấm ảnh lớn. Sau đó nhiều học viên Pháp Luân Công xuất hiện tại cuộc họp báo bí mật đã bị bắt giữ. Cô Đinh Duyên và anh Thái Minh Đào đã bị tra tấn đến chết trong năm 2000. Cô Gu Lina đã bị kết án 04 năm tù giam. Anh Khương Triều Huy và cô Trương Khắc bị kết án 03 năm tù giam. Cô Lưu Đông Mai bị kết án 03 năm trong trại lao động cưỡng bức. Cô Lôi Tiểu Đình bị kết án 02 năm tù giam. Nơi ở của các học viên khác, những người tham dự cuộc họp báo hiện vẫn chưa được xác định.
  • Ngày 30 tháng 10 năm 1999: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc đã thông qua luật: “Cấm các Tà giáo, cũng như Ngăn chặn và Trừng phạt các Hoạt động của các Tà giáo.” Tất cả các hãng truyền thông lớn ở Trung Quốc đã công bố  “phần giải thích nên làm thế nào để Đàn áp các Hoạt động Tội ác của các Tà giáo” với luật hiện tại của Toà án Tối cao và Lập pháp tối cao của Toà án Nhân dân. Mặc dù Pháp Luân Công không được đề cập đến trong phần giải thích, nhưng công chúng có cảm giác rằng lời giải thích này sẽ được sử dụng như là cơ sở để đàn áp Pháp Luân Công.
  • Ngày 01 tháng 11 năm 1999: Các tổ chức lập pháp ở Trung Quốc đã thông báo thông qua các phương tiện truyền thông rằng 04 thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp gồm Lý Xương, Vương Trị Văn, Kỷ Liệt Vũ, Diêu Khiết, những người đã bị giam giữ trong nhiều tháng đã chính thức bị bắt giữ.
  • Ngày 06 – 07 tháng 11 năm 1999: Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Úc châu lần đầu tiên sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính được tổ chức ở Bờ biển Vàng. Hơn 250 học viên Pháp Luân Công từ Úc, Quảng Châu (Trung Quốc), Hồng Kông, Canada và New Zealand đã tham dự.

Ngày 13 tháng 11 năm 1999: Giang và những người đi theo ông ta lần đầu tiên công khai kết án tù các học viên Pháp Luân Công. 04 học viên Pháp Luân Công từ tỉnh Hải Nam đã bị kết án từ 02 đến 12 năm tù giam trong phiên xét xử tại Toà án Nhân Dân Trung cấp thành phố Hải Khẩu. Anh Tống Duyệt Thịnh bị kết án 12 năm tù giam, anh Trình Viễn 7 năm, anh Tưởng Thế Long 3 năm, Cô Lương Dụ Lâm 2 năm, và hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị kết án 3 năm trong trại lao động cưỡng bức. AP đã đưa tin về phiên toà này trong cùng ngày.

Trần Nguyên Triều (nam, 52 tuổi), Thẩm phán Toà án Nhân Dân Trung cấp thành phố Hải Khẩu, đã đưa ra sáng kiến xét xử cho trường hợp này. Bởi vì ông ta đã giả mạo “chứng cứ phạm tội” được sử dụng để kết án các học viên Pháp Luân Công, Giang và chế độ của ông ta đã trao cho Trần Nguyên Triều Huân chương Lao động hạng hai, Huân chương lao động hạng nhất, và danh hiệu “Thẩm phán gương mẫu”.

4 năm sau, theo tờ Nhật báo Hải Nam vào ngày 13 tháng 08 năm 2003, Trần Nguyên Triều đã phải nhập viện vào tháng 04 năm 2002, với một vài triệu chứng nghiêm trọng của bệnh ung thư phổi. Ông ta phải chịu đựng những cơn đau khủng khiếp, mất cơ hội phẫu thuật, và cuối cùng qua đời vào ngày 22 tháng 09 năm 2003. Điều này có thể được coi như là bằng chứng của nguyên lý “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

  • Ngày 18 tháng 11 năm 1999: Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 217 và 218, kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
  • Ngày 03 tháng 12 năm 1999: Các học viên Pháp Luân Công biết được rằng Toà án Nhân dân Trung cấp sẽ xét xử Lý Xương, Vương Trị Văn, Kỷ Liệt Vũ, Diêu Khiết tại toà án. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã đi đến toà án yêu cầu được phép lắng nghe thủ tục tố tụng xét xử nhưng đã bị bắt.
  • Ngày 06 tháng 12 năm 1999: 52 học viên Pháp Luân Công ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh đã bị đẩy vào Viện Tâm thần Chu Khẩu Điếm ở Bắc Kinh.
  • Ngày 06 tháng 12 năm 1999: Trong khi xã hội và truyền thông phương Tây đều tập trung vào các hoạt động cho ngày lễ Giáng Sinh, Toà án Nhân dân Trung cấp I đã tuyên bố các thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp, gồm Lý Xương, Vương Trị Văn, Kỷ Liệt Vũ, Diêu Khiết phạm tội “Dùng Tà giáo cản trở tư pháp” và đã kết án họ từ 18, 16, 12 và 7 năm tù giam. Trong cùng ngày, hàng ngàn học viện Pháp Luân Công đã đi đến toàn án yêu cầu được phép lắng nghe những thủ tục tố tụng xét xử và đã bị bắt.
  • Ngày 05 tháng 01 năm 2000: AFP đã đưa tin rằng mạng lưới tình báo của Trung Quốc ở nước ngoài đã thu thập được một danh sách đen của hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài.
  • Ngày 19 tháng 01 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên công bố hình ảnh của mình trên Minghui.org. Chú thích bên dưới: “Sư phụ Lý ở trong núi lặng nhìn các học trò và thế giới sau khi rời New York, sau ngày 20 tháng Bảy, 1999”. Ông Lý Hồng Chí cũng lần đầu tiên công khai đăng một thông điệp quan trọng gửi tới các đệ tử sau khi cuộc đàn áp toàn diện bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của tất cả các bài viết/bài giảng mới được đăng tải tên Minghui.org trong khoảng thời gian đặc biệt này. Bức ảnh này sau đó được đưa vào Tinh Tấn Yếu Chỉ II, và chú thích đã được đổi thành: “Sư phụ Lý ở trong núi lặng nhìn thế giới sau khi rời New York, sau ngày 20 tháng Bảy, 1999”.
  • Ngày 23 tháng 05 năm 2000. Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hồng Kông lên án mạnh mẽ sự đàn áp của Trung Quốc đối với các phong trào tinh thần ở Trung Quốc, bao gồm Pháp Luân Công.
  • Ngày 25 tháng 04 năm 2000: Minghui.org đã công bố bản dịch của The Wall Street Journal: “Tu luyện Pháp Luân Công là một quyền lợi, bà Trần nói, cho đến ngày cuối cùng của bà.” Bài viết gốc được phóng viên Ian Johnson công bố vào ngày 20 tháng 04 năm 2000 trên The Wall Street Journal. Cả AP và Reuter đều đưa tin rằng Ian Johnson giành được giải thưởng Pulitzer cho báo cáo của mình về các trường hợp Pháp Luân Công.
  • Vào ngày 17 tháng 02 năm 2000, bà Trần Tử Tú, 59 tuổi, học viên Pháp Luân Công ở làng Từ Giai, Bắc Quan, quận Duy Thành, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ đến một nơi tạm gọi là “Trung tâm Giam giữ/Chuyển hoá Pháp Luân Công” — Cục Quản lý Vùng lân cận Thành Quan, do Chính quyền quận Duy Thành thành lập. Cảnh sát đã tra tấn bà với nỗ lực buộc bà phải từ bỏ tu luyện.
  • Vào sáng ngày 21 tháng 02 năm 2000, bà Trần Tử Tú đã bị cảnh sát đánh đến chết tại “Trung tâm Giam giữ/Chuyển hoá Pháp Luân Công”. Thi thể của bà được Cục Quản lý Vùng lân cận Thành Quan đưa đến bệnh viện thành phố.
  • Ngày 29 tháng 02 năm 2000: Trường hợp của bà Trần Tử Tú đã được vạch trần trên Minghui.org và The Wall Street Journal. Bài này gây được mối quan tâm rộng rãi về cái chết của bà trong cộng đồng quốc tế.
  • Ngày 16 tháng 04 năm 2001, Ian Johnson đã đoạt giải Pulitzer 2001 cho báo cáo quốc tế. Anh Paul E. Steiger, biên tập viên quản lý tờ Wall Street Journal, đã nhận xét rằng báo cáo của Johnson là “một ví dụ to lớn của sự can đảm và quyết tâm, để lấy được câu chuyện trong khi đối mặt với áp lực của lực lượng cảnh sát chống lại các báo cáo, kết hợp với lối viết rất nhạy cảm và mạnh mẽ.” AP
  • Tháng 05 năm 2000: Các học viên Pháp Luân Công đã ra mắt một trang web mới, tên là XinSheng.net, trước đây có tên là Buhuo.net.
  • Ngày 22 tháng 05 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí đã công bố bài thơ đầu tiên của mình kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, bài thơ có nhan đề “Tâm tự minh”, được viết vào ngày 22 tháng 10 năm 1999, đã khiến cho các học viên trên toàn thế giới xúc động.
  • Ngày 15 tháng 06 năm 2000: Ban biên tập báo Minh Huệ đăng một bài báo có nhan đề “Bài viết mới xác thực thứ hai của Sư phụ Lý kể từ 22 tháng 07 năm 1999 sẽ được xuất bản trong một vài ngày tới” để thảo luận về các kinh văn giả đang được lưu hành tại thời điểm đó. Đây là lần đầu tiên việc công bố một bài viết mới được thông báo trước. Website cũng đăng lời dặn dò của Sư phụ Lý Hồng Chí: “những vấn đề trọng đại thì [chư vị] nhất định cần xem thái độ của Minh Huệ Net.” Lời giảng nguyên gốc là: [Tôi] không nói rằng Minh Huệ Net không có sai lầm, nhưng những vấn đề trọng đại thì [chư vị] nhất định cần xem thái độ của Minh Huệ Net. Tôi đăng ảnh và bài ‘Tâm Tự Minh’ trên Minh Huệ Net, mục đích là để chư vị dựng lập một website đáng tin cậy.” (Trích trong Bài kinh văn mới chân chính thứ hai kể từ ngày 22 tháng 07 năm 1999 sẽ đăng trong mấy ngày tới của Ban biên tập Minh Huệ [tiếng Hán] ra ngày 15 tháng 06 năm 2000)
  • Ngày 16 tháng 06 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí đã cho công bố bài “Tiến đến viên mãn” trên trang Minghui.org tiếng Trung, nhấn mạnh rằng những người tu luyện nên buông bỏ “những chấp trước căn bản” của họ.
  • Ngày 26 tháng 06 năm 2000: Bản nghiêm chính thanh minh đầu tiên với nội dung “Tất cả các văn bản tuyên bố đã được ký dưới áp lực cực độ của cuộc đàn áp để đồng ý từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công là vô hiệu” đã được công bố trên Minghui.org.
  • Ngày 29 tháng 06 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí đã công bố bài “dự ngôn tham khảo” trên Minghui.org.
  • Ngày 02 tháng 07 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí đã công bố bài “Tuỳ ý sử dụng” trên Minghui.org.
  • Ngày 05 tháng 07 năm 2000: Ông Lý Hồng Chí đã công bố bài “Bài trừ can nhiễu” trên Minghui.org.
  • Tháng 07 năm 2000: Adrienne Clarkson, Tổng Thống đốc của Canada, đã viết một lá thư ủng hộ Tuần Pháp Luân Đại Pháp.
  • Ngày 14 tháng 07 năm 2000: Bản tin Pháp Luân Đại Pháp đã công bố bài viết “Vấn đề trọng đại, các học viên phải chú ý đến Thái độ của Minh Huệ Net” nhằm kêu gọi tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp ngay lập tức hiểu và lan truyền rộng rãi các tài liệu trên Minh Huệ Net.
  • Ngày 18 tháng 07 năm 2000: Ban biên tập Minh Huệ đã công bố bài viết “Sư phụ từ bi vĩ đại”, tiết lộ sự thật sâu xa đằng sau việc các học viên và nhân loại đang đi qua thảm hoạ năm 2000 như thế nào, và động viên các học viên cần phải tinh tấn hơn trong trận chiến lịch sử giữa thiện và ác, và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp.
  • Tháng 08 năm 2000: Herb Gray, Phó Thủ tướng, Sheila Copps, Bộ trưởng Bộ Di sản Canada, A. Anne McLellan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng trưởng lý của Canada, và nhiều quan chức chính phủ Canada khác đã viết tổng cộng 70 lá thư chúc mừng gửi tới Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp ở Canada.
  • Tháng 08 năm 2000: Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (tiếng Anh) được thành lập ở Mỹ, do các tình nguyện viên Pháp Luân Đại Pháp điều hành.
  • Ngày 29 tháng 08 năm 2000: Chu Kha Minh, một học viên Pháp Luân Công đến từ Hồng Kông và Vương Kiệt, một học viên Pháp Luân Công đến từ Bắc Kinh, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và La Cán lên Viện kiểm sát Tối cao Trung Quốc vì tội vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và đàn áp Pháp Luân Công. Trong đơn kiện, họ cũng đưa ra sáu yêu cầu, bao gồm thu hồi lệnh bắt giữ chống lại ông Lý Hồng Chí, thu hồi “sáu điều cấm” của Bộ Công an, trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ, và mang Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, và La Cán ra trước công lý.

Để trả lời cho đơn kiện của họ chống lại Giang, các học viên Pháp Luân Công Chu Kha Minh và Vương Kiệt đã bị bắt tại Bắc Kinh. Điều này đánh dấu đơn kiện đầu tiên của các học viên Pháp Luân Công chống lại Giang, trong khi các nguyên đơn đã bị trừng phạt bất hợp pháp.

  • Ngày 26 tháng 09 năm 2000: Ban biên tập Minh Huệ đã công bố bài viết với nhan đề “các bài giảng trang nghiêm – được ghi lại từ một buổi thảo luận gần đây của Sư phụ”. Ông Lý Hồng Chí đã trang nghiêm hướng dẫn các đệ tử của mình về viên mãn trong tu luyện thời kỳ Chính Pháp, bao gồm làm sao để đề cao thể ngộ dựa trên Pháp, rất nhiều tình huống giữa các học viên, và những việc khác.
  • Ngày 08 tháng 10 năm 2000: Đài Phát thanh Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, một đài phát thanh do các tình nguyện viên Pháp Luân Công thành lập, bắt đầu phát sóng từ San Francisco, Mỹ.
  • Tháng 10 năm 2000: Để buộc các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phải tuyên bố từ bỏ niềm tin của họ vào Pháp Luân Công, Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã lột hết quần áo của các nữ học viên Pháp Luân Công và ném họ vào các nhà tù hình sự của nam giới.
  • Tháng 10 năm 2000: Hơn 30 đại biểu quốc hội và giáo sư trường đại học ở Mỹ và Anh đã đề cử Ông Lý Hồng Chí và các đệ tử của ông là ứng cử viên cho giải Nobel Hoà Bình.
  • Ngày 21 tháng 10 năm 2000: Hơn 800 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại San Francisco, Mỹ. Lần đầu tiên ông Lý Hồng Chí đã xuất hiện tại Pháp hội và giảng Pháp kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu. Bài giảng của ông sau đó đã được công bố trên cuốn “Đạo hàng” (Chú thích của dịch giả: Đây là tập hợp một số bài kinh văn Sư phụ giảng ở Mỹ và Canada)

Ngày 28 tháng 10 năm 2000, các học viên Pháp Luân Công đã sản xuất các chương trình truyền hình và phát sóng chúng qua vệ tinh và truyền hình cáp ở Bắc Mỹ. Những chương trình truyền hình này có thể xem được ở Mỹ, Canada và Mexico.

  • Ngày 02 tháng 11 năm 2000, Toà án Nhân dân Trung Quốc đã kết án Lương Kiện Thiên án chung thân và Lưu Kính Tùng 20 năm tù giam vì đã in và bán các sách Pháp Luân Công.
  • Ngày 19 tháng 11 năm 2000, các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc đã thành lập trang web chanhkien.org. Trang web được chính thức thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công ở Học viện Công nghệ Massachusetts và Washington DC. Mục đích của nó nhằm để thu thập các tài liệu về các nền văn minh và khoa học tiền sử.
  • Ngày 24 tháng 11 năm 2000, Ban biên tập báo Minh Huệ cho đăng bài “Quan vu mê hồn dược”. Ông Lý Hồng Chí đã công khải giảng về vấn đề này. Ông“không tin rằng thuốc thần kinh có thể đóng vai trò này. Quá sợ hãi, một số học viên của chúng tôi đã sử dụng điều này như là một cái cớ để không vượt qua khảo nghiệm mà họ nên vượt qua. Nếu thuốc thần kinh có thể thật sự đóng vai trò đó và nếu [các học viên] đã làm những điều sai lầm nghiêm trọng dưới ảnh hưởng của thuốc, họ nên chăm chỉ hơn để thông báo cho mọi người biết sự thật để bù đắp cho những gì đã mất.”
  • Tháng 11 năm 2000: Hội Những người bạn của Pháp Luân Công, còn được gọi là “Hội Công dân Mỹ ủng hộ tự do tín ngưỡng của những học viên Pháp Luân Công” được thành lập.
  • Ngày 19 tháng 11 năm 2000: “Hội Công dân Úc ủng hộ tự do tín ngưỡng của những học viên Pháp Luân Công” được thành lập.
  • Ngày 01 tháng 12 năm 2000: Minh Huệ đã công bố bài viết của Sư phụ Lý với nhan đề “Trừ ác”, trong đó ông tuyên bố: “đừng tin những tin đồn về việc tôi sẽ đi Bắc Kinh. Nếu tôi làm điều gì đó công khai hoặc xuất bản kinh sách, chúng chắc chắn sẽ được công bố trên trang web ClearWisdom (Minh Huệ). “Kinh sách” mà không được công bố trên trang Minh Huệ chắc chắn là giả. Tất cả những người đang lưu hành các loại “kinh sách” nên tìm ra nguồn gốc của những kinh sách giả đó và vạch trần tội ác.”
  • Ngày 19 tháng 12, năm 2000: Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Great Lakes Bắc Mỹ được tổ chức tại Ann Harbor, Michigan. Ông Lý Hồng Chí đã xuất hiện tại Pháp hội và giảng Pháp. Bài giảng của ông được tập hợp lại trong tập “Đạo hàng”.
  • Ngày 23 tháng 12 năm 2000: 3,000 học viên Pháp Luân Công từ 18 quốc gia và các vùng đã tổ chức một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại Đài Bắc, Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện quốc tế được tổ chức tại Đài Loan. Phó chủ tịch Lữ Tú Liên của Đài Loan đã có bài phát biểu tại Pháp hội.
  • Ngày 01 tháng 01 năm 2001: Bài viết của ông Lý Hồng Chí “Nhẫn vô khả nhẫn” được công bố trên Minghui.org.
  • Ngày 02 tháng 01 năm 2001: Có ít nhất 700 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã đi đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Cứ mỗi hai phút, cảnh sát lại vây bắt một học viên.
  • Ngày 10 tháng 01 năm 2001, giáo sư Trương Côn Luân đã bị kết án 03 năm tù giam. Nhờ có sự can thiệp của chính phủ Canada, giáo sư Trương đã được trả tự do. Đây là trường hợp giải cứu thành công đầu tiên của cộng đồng quốc tế.
  • Tháng 01 năm 2001: “Hội Những người bạn của Pháp Luân Công ở Canada” đã được thành lập.
  • Ngày 04 tháng 01 năm 2001: Trang fawanghuihui.org được thành lập để thu thập và biên soạn các trường hợp đàn áp chống lại Pháp Luân Công và tên của những thủ phạm.
  • Ngày 06 tháng 01 năm 2001: Trường Minh Huệ đầu tiên được thành lập tại Washington D.C. Tiếp sau đó, các trường Minh Huệ khác được thành lập ở nhiều thành phố trên toàn thế giới bao gồm: Sidney, Úc; Melbourne, Úc; Toronto, Canada; Vancouver, Canada; Ottawa, Canada; nhiều thành phố ở Đài Loan và Thái Lan; Tokyo, Nhật Bản; Seoul, Hàn Quốc; New York, New Jersey, Atlanta, Houston, Minnesota, Colorado, Chicago, và những thành phố khác ở Mỹ.
  • Ngày 23 tháng 01 năm 2001: Xảy ra màn kịch Tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Đại diện của Tân Hoa Xã, các phương tiện truyền thông chính thức của chế độ Giang Trạch Dân, đã phát sóng bản tin một giờ sau khi sự kiện xảy ra, tuyên bố rằng 05 học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu. Sau đó họ đã thay đổi số người tự thiêu từ 05 người thành 07 người. Trong cùng ngày, trang Minghui.org đã công bố bài báo được ấn hành bởi Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp: “ĐCSTQ đã tự dựng màn kịch tự thiêu; Tân Hoa Xã đã chụp mũ Pháp Luân Công với những vu khống dối trá”. Website cũng kêu gọi bên điều tra độc lập thứ ba tiết lộ sự thật.
  • Vào ngày 04 tháng 02 năm 2001, Bưu điện Washington đã công bố một bài viết với nhan đề “Ngọn lửa châm ngòi cho những bí mật ở Trung Quốc, động cơ mờ ám của vụ tự thiêu đã tăng cường cuộc chiến công khai chống lại Pháp Luân Công”. Bài báo lưu ý rằng chưa một ai từng nhìn thấy Lưu Xuân Linh, một trong những nạn nhân, tu luyện Pháp Luân Công.
  • Vào ngày 15 tháng 02 năm 2001, Hội đồng Châu Âu đã thông qua một nghị quyết ủng hộ tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Trung Quốc. Nghị quyết chỉ ra rằng, vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc trong hai năm trước, đã khiến cho hơn 50,000 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và hơn 25,000 học viên đã bị cầm tù, bị gửi đến trại lao động cưỡng bức, hoặc bị tống giam vào các bệnh viện tâm thần và ít nhất 137 người đã bị tra tấn cho đến chết. Nghị quyết kêu gọi chính phủ Trung Quốc trả tự do cho tất cả những người vô tội đang bị giam giữ vì thực hành môn tu luyện ôn hoà đã được quốc tế công nhận quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Ngày 14 tháng 03 năm 2001: Ông Lý Hồng Chí nhận được giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế được cấp bởi tổ chức nhân quyền Freedom House của Mỹ
  • Ngày 27 tháng 04 năm 2001: Các sách Pháp Luân Đại Pháp đã được trưng trong các hội chợ sách quốc tế hàng năm tại Geneva, Thụy Sĩ.
  • Ngày 19 tháng 05 năm 2001: Ông Lý Hồng Chí đã công bố bài viết “Sự vĩ đại của đệ tử” trên Minh Huệ. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Ottawa, Canada. Ông Lý Hồng Chí đã xuất hiện tại Pháp hội và giảng Pháp, sau đó bài giảng được công bố trên cuốn “Đạo hàng”. Đây là lần đầu tiên ông Lý Hồng Chí giảng cho các học viên về việc “phát chính niệm”.
  • Vào ngày 24 tháng 05 năm 2001, Asia Week đã xếp hạng ông Lý Hồng Chí là một trong số 50 người có ảnh hưởng nhất ở Châu Á.
  • Ngày 27 tháng 05 năm 2001: Ban biên tập báo Minh Huệ lần đầu tiên ban hành một một thông báo cho tất cả các học viên trên toàn thế giới phát về việc chính niệm theo một số khung giờ thống nhất.
  • Ngày 30 tháng 05 năm 2001: Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi Giang Trạch Dân là một trong số “Những tội phạm nhân quyền” của năm 2000.
  • Vào ngày 04 tháng 06 năm 2001, Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã công bố “Giải thích các vấn đề Pháp luật trong việc áp dụng các Luật liên quan đến tội phạm của Tổ Chức và Giáo phái” bởi vì các học viên đã phân phát một số lượng lớn các tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho công chúng. Trong bài viết, tuyên bố rằng bất cứ ai phân phát tờ bướm, DVD, VCD, hoặc CD có thể được coi là phạm tội “kích động ly khai” hoặc “lật đổ chính quyền”.
  • Ngày 10 tháng 06 năm 2001, nhóm biên tập của Clearwisdom.net (phiên bản tiếng Anh của Minghui.net) đưa ra một thông báo cho tất cả các học viên Pháp Luân Công để cùng nhau phát chính niệm vào ba thời điểm nhất định trong ngày.
  • Vào ngày 15 tháng 06 năm 2001, hơn 600 học viên Pháp Luân Công ở khắp nơi trên 23 quốc gia tụ họp lại tại Gothenburg trong thời gian diễn ra hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu. Họ đã tổ chức một cuộc diễu hành đi bộ vòng quanh thành phố và tổ chức một cuộc họp báo. Họ đề xướng “Kế hoạch giải cứu toàn cầu SOS” để thu hút cộng đồng quốc tế giúp họ ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
  • Vào ngày 20 tháng 06 năm 2001, “Trại lao động cưỡng bức tàn bạo Vạn Gia” đã xuất hiện. Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia nằm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Bi kịch liên quan đến các học viên Pháp Luân Công Lý Tú Thanh, Trương Ngọc Lan, Triệu Nhã Vận đã chết vì bức hại, 08 học viên đã bị bí mật đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, và 04 nữ học viên đã bị chuyển đến nhóm nam để bị cô lập. Trại lao động cưỡng bức quản lý thông tin rất chặt chẽ, người ngoài nghĩ rằng tất cả các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết.
  • Đầu tháng 07 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công ở Mỹ, Châu Âu, Úc, và một số quốc gia châu Á đã bắt đầu các hoạt động “SOS – giải cứu các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc” bằng việc đi bộ, đạp xe hoặc lái xe xuyên quốc gia.
  • Vào ngày 05 tháng 07 năm 2001, Hội đồng Nhà nước Hoa Kỳ đã công bố một thông báo về “Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, thuyết phục Trung Quốc phải trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.
  • Vào ngày 17 tháng 07 năm 2001, Bàng Lượng, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Vũ Hán đã kiện Triệu Chí Phi tại một toà án của Mỹ. Anh trai của Bàng là Bàng Minh và mẹ là Lý Tú Anh đã bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc. Triệu Chí Phi là người đứng đầu Cục Công an của tỉnh Hồ Bắc, và là trưởng “Phòng 610” tỉnh Hồ Bắc. Vào cuối tháng 08 năm 2001, nhiều học viên giúp Bàng Lượng đã bị bắt giữ. Tình trạng của Bàng Lượng hiện vẫn chưa rõ.
  • Vào ngày 20 tháng 07 năm 2001, Hội Nhân quyền quốc tế đã ban hành một thông báo trong đó kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp và giết hại các học viên Pháp Luân Công.
  • Vào ngày 21 tháng 07 năm 2001, khoảng 4,000 học viên Pháp Luân Công từ 30 quốc gia đã tụ họp lại tại Trung tâm Kenedy ở Washington D.C để tham dự pháp hội chia sẻ kinh nghiệm. Ông Lý Hồng Chí đã giảng Pháp tại Pháp hội. Bài giảng của ông sau đó được đăng trong cuốn “Đạo hàng”.
  • Vào cuối tháng 07 năm 2001,  hơn 130 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia đã tuyệt thực để phản đối việc gia hạn thời gian giam giữ.
  • Tháng 08 năm 2001, để ủng hộ các đồng tu bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã tổ chức một cuộc biểu tình hoặc tuyệt thực ngay phía trước các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong số đó, các học viên ở Vancouver, Canada đã có cuộc biểu tình kéo dài 24 tiếng một ngày trong 21 tháng đến tận cuối tháng 05 năm 2003.
  • Tháng 08 năm 2001, Báo Bông Sen Vàng (Kim Liên Hoa) đã đăng bài “Khắp trời đất ngợi ca Pháp Luân Đại Pháp” do Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bắc Mỹ biên tập. Cuốn sách đã thu thập hơn 600 công nhận của các quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và khác vùng khác dành cho Pháp Luân Đại Pháp.
  • Ngày 14 tháng 08 năm 2001, tại Hội nghị lần thứ 53 của Uỷ ban Xúc tiến và Bảo vệ Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Giáo dục của Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rằng “Sự kiện tự thiêu ở Thiên An Môn” được chỉ đạo bởi chính quyền Trung Quốc với mục đích duy nhất là để phỉ báng Pháp Luân Công. Tổ chức Giáo dục của Liên Hiệp Quốc đã lên án cuộc “khủng bố toàn quốc” của chế độ Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
  • Vào ngày 09 tháng 11 năm 2001, trang web Yuanming.net, đã được đổi tên thành Yuanming.net Châu Âu, đã được mở và hoạt động lại sau hơn 01 năm ngưng hoạt động.
  • Vào ngày 13 tháng 09 năm 2001, Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã được đề cử giải thưởng Sakharov của Nghị viện Châu Âu về Tự do Tư tưởng.
  • Cuối tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Canada ông Jean Chrietien nêu lên vấn đề Pháp Luân Công trực tiếp với Giang Trạch Dân tại hội nghị APEC được tổ chức ở Thượng Hải.
  • Vào ngày 27 tháng 07 năm 2001, theo báo cáo của Clearwisdom.net (www.minghui.ca), trong bốn tháng (từ tháng 05 đến tháng 08 năm 2001), số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy hơn 120 quan chức chính phủ và các sỹ quan cảnh sát bất ngờ qua đời và 325 người trong số họ bị tai nạn thương tích hoặc tai nạn xe hơi; những trường hợp này được cho là chịu quả báo vì đã bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Minh Huệ Net đã đăng một bài báo với tựa đề: “Sử dụng tốt thời gian để giảng thanh chân tướng cho những người dân Trung Quốc trân quý”, trong đó có đoạn: “Trạng thái của nhân loại hiện nay được hình thành bởi vô số những câu chuyện lịch sử bi tráng mà nhân loại ít biết đến. Trong một thời đại cách đây rất lâu, trên bầu trời bao la khổng lồ, các vị Vua và Pháp Vương của những thể hệ vũ trụ ở các tầng thứ khác nhau, xuất phát từ lòng từ bi đối với chúng sinh và để có thể đắc Pháp vào đúng thời điểm Chính Pháp của vũ trụ, từ đó cứu độ được những chúng sinh mà họ đại biểu, đã nếm trải đủ mọi gian khổ của lịch sử và chịu đựng khuất nhục bằng cách đi xuống thế giới nhân loại. Sau khi tiến nhập vào tam giới, họ đã trở nên mê mờ trong thế giới con người, và chịu sự ngược đãi của những chúng sinh cấp thấp trong tam giới. Để tồn tại, họ cũng đã tạo ra vô số nghiệp. Nhiều vị Vua, Thần, và Pháp Vương ở các tầng thứ cao đã phải đối mặt với các hiểm nguy trong tam giới và thế giới con người với hy vọng được đắc Pháp.”

Bài báo kêu gọi tất cả các đệ tử Đại Pháp “sử dụng tốt thời gian, và thông qua tất cả các kênh khác nhau, sử dụng mọi phương pháp hiệu quả để làm rõ chân tướng một cách sâu sắc và tỉ mỉ cho người dân Trung Quốc và giúp họ hiểu Đại Pháp một cách tích cực”. “Đồng thời, làm tất cả những việc này thật tốt bằng cách lý trí và khéo léo sử dụng các phương pháp mà mọi người có thể dễ dàng hiểu và chấp nhận là cực kì quan trọng.”

Bài báo đã đánh

Share