[MINH HUỆ 27-6-2016] Theo thông tin tổng hợp từ Minh Huệ Net trong tháng 5 năm 2016, có 1.022 công dân Trung Quốc bị bắt giữ trong khi chính quyền Cộng sản bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Một trong số các học viên này trong vài giờ bị bắt giữ đã tử vong. Bà Vương Tú Vân, người thành phố Vũ Châu, tỉnh Hà Nam bị bắt giữ tại nhà vào ngày 13 tháng 5. Tối ngày hôm đó, bà đã tử vong. Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra một lời giải thích nào cho gia đình bà về cái chết đột ngột của bà.

Một học viên Pháp Luân Công khác, bà Dương Thụy Cần, qua đời vào ngày 24 tháng 5 năm 2016, năm tháng sau khi được trả tự do để điều trị y tế. Bà Dương, một phụ nữ của thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long giang bị kết án ba năm tù vào năm 2014 vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Sức khỏe của bà nhanh chóng suy giảm bởi bị tra tấn triền miên, nhưng cảnh sát vẫn không trả tự do cho bà cho đến khi bà rơi vào tình trạng hôn mê. Đến lúc đó thì đã quá muộn.

Nguyên nhân bắt giữ

Phần lớn học viên bị bắt giữ đều bởi họ đã bị tố cáo hoặc bị cảnh sát bắt gặp đang phân phát tài liệu thông tin về cuộc bức hại.

Một lượng lớn học viên bị bắt giữ bởi họ đã đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân tội phát động bức hại Pháp Luân Công.

Những người còn lại bị bắt vì bị cảnh sát theo dõi hoặc đang tìm cách để các học viên đang bị giam giữ khác được trả tự do.

Một nửa trường hợp bị bắt vẫn đang bị giam giữ

1.022 người bị bắt giữ thuộc mọi giai tầng xã hội và họ là những nhà quản lý khách sạn, các nghệ sỹ tài năng, kỹ sư, doanh nhân, nội trợ, những người đã nghỉ hưu, nhân viên chính phủ, giáo viên, và giám đốc điều hành.

Trong nhiều năm qua, nhiều người trong số họ liên tục bị bắt giữ vì kiên định đức tin của mình. Ông Diêm Kế Quốc, một kỹ sư ở huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giữ lần thứ tám vào ngày 6 tháng 5. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 18 tháng 5, một nghệ sỹ ở Bắc Kinh, ông Tần Úy, cũng bị bắt giữ lần thứ tám.

Tại thời điểm viết báo cáo này, khoảng một nửa số học viên bị bắt vẫn đang bị giam giữ trong các trại tạm giam, đồn cảnh sát, và trung tâm tẩy não. Một phần ba trong số họ đã chính thức bị bắt giữ và đang đối mặt với việc bị truy tố.

Những người được trả tự do cũng đã bị giam giữ với thời gian tạm giam khác nhau, từ vài giờ đến 45 ngày.

Học viên trên khắp Trung Quốc bị bắt giữ

Các vụ bắt giữ diễn ra rải rác trên toàn Trung Quốc, hầu hết là ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh Sơn Đông có số vụ bắt giữ nhiều nhất (169), tiếp theo là tỉnh Hắc Long Giang (136). 16 tỉnh khác số người bắt giữ dưới 100.

c0d7f9bc591c8e2223aa1c7bd55e6910.jpg

26 vụ bắt giữ trong hai ngày kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Gần 30 học viên ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm bị bắt giữ trong hai ngày sự kiện chào mừng kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng, ngày 13 tháng 5.

Mười người bị bắt trong ngày 11 tháng 5, gồm: Trương Thủ Sinh, Dương Hồng Nhạn, Dương Thụy, Ngô Mậu Điền, Hạ Tuệ, Hà Trường Long, Lý Tú Văn, Tống Xuân Hoa và Trần Lệ Quân. Trong số họ chỉ có bà Hạ đã được trả tự do, chín người còn lại hiện vẫn đang bị giam giữ.

Hơn 16 học viên bị bắt giữ trong hai ngày sau đó, gồm: Lý Thế Cương, Phác Triết, Vu Hải Hân, Lý Xuân Thanh, Triệu Diễm Thu, Phó Quế Thu, Tiểu Đẳng, Triệu, Lý, Vu, Loan, Vương Thục Lan, Triệu Ngọc Phân, Lưu Thục Phương, Vương Diễm Hồng, và Tào Ngọc Cần.

Ông Lý Thế Cương bị đánh đập tàn bạo đến không thể đi lại được.

Hơn 70 vụ bắt giữ trong cùng một ngày vì kiện Giang Trạch Dân

Hơn 70 cư dân của khu Song Thành, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang bị bắt giữ trong ngày 6 tháng 5. Các học viên này bị bắt giữ bởi họ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

Theo lời của cảnh sát, đợt bắt giữ quy mô lớn này là thừa lệnh của chính quyền cấp cao hơn.

Ngược đãi trong khi bị giam giữ

Ông Lý Thế Cương, 48 tuổi, bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 5 năm nay. Ông là một kỹ sư, người thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, 15 ngày sau đó họ mới trả tự do cho ông. Khi mẹ ông đến đón ông, tim bà đập mạnh, có vết xiết hằn trên cổ và vết bầm tím trên khắp cơ thể. Ông Lý khi đó đã không thể tự đi lại.

Ông Lý Thế Hải người thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông bị bắt giữ vào ngày 17 tháng 5. Trong lần vào thăm ông Lý hôm 14 tháng 6, luật sư của ông thấy ông bị nôn ra máu. Lính canh đã bức thực ông Lý để trừng phạt ông vì ông đã tuyệt thực. Bộ dạng ông trông vô cùng yếu ớt, và có nhiều cục bướu sưng vù trên đầu ông. Tuy nhiên, ngày hôm sau cảnh sát dọa rằng sẽ kết án tù ông khi luật sư của ông tìm cách để ông được trả tự do.

Tống tiền những khoản lớn

Trong số các học viên bị bắt giữ, 247 người bị lục soát nhà của và nhiều tài sản có giá trị bị lấy đi. Đặc biệt là, có 40 học viên bị cảnh sát tịch thu một khoản mặt khá lớn và tiền gửi tiết kiệm, tổng cộng lên tới 534.400 nhân dân tệ. Cho đến nay, cảnh sát vẫn không hề trả lại số tiền trên.

Gia đình kêu gọi trả tự do

Nhiều thân nhân của các học viên đã nỗ lực không mệt mỏi nhằm yêu cầu trả tự do cho các học viên. Nhiều người sống ở hải ngoại cũng nhân cơ hội này thông tin nhiều hơn tới công chúng về việc chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp tàn bạo học viên Pháp Luân Công.

Ông Hàn Vỹ, một doanh nhân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào ngày 5 tháng 5. Vợ ông và con gái hiện đang sinh sống ở Mỹ, đã gửi một bài viết đến Minh Huệ Net tường thuật lại những đau khổ mà gia đình họ đang phải gánh chịu và kêu gọi trả tự do cho ông.

Bà Viên Hiểu Mạn người Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 5. Con trai bà, hiện đang sinh sống ở Mỹ, đã tổ chức một cuộc họp báo ở bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington D.C. Vào ngày 27 tháng 5 để kêu gọi trả tự do cho bà. Bà Viên hiện đã chính thức bị bắt giữ và đang phải đối mặt với việc bị kết án.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Các bài viết liên quan:

Báo cáo của Minh Huệ: 1.826 người bị bắt trong tháng 3 và tháng 4 năm 2016 vì tu luyện Pháp Luân Công, 2 người chết tại đồn cảnh sát

424 người bị bắt giữ tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công trong tháng Hai năm 2016

Một phụ nữ Hắc Long Giang bị tấn tàn bạo đã qua đời năm tháng sau khi được trả tự do điều trị y tế

Ông Triệu Hải Quân ở thành phố Cáp Nhĩ Tân bị bắt giữ cùng 70 học viên khác

Washington DC: Con trai kháng nghị tại Đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi trả tự do cho người mẹ bị cầm tù phi pháp ở Trung Quốc

Người chồng tiếp tục bị bắt giữ, người vợ thuật lại những đau khổ mà gia đình họ phải trải qua vì tu luyện Pháp Luân Công

Nghệ sỹ tài năng bị bắt giữ lần thứ tám, hiện chưa rõ nơi ông bị giam giữ


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/6/27/330578.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/5/157685.html

Đăng ngày 11-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share