[MINH HUỆ 28-4-2016] Theo thông tin do Minh Huệ Net tổng hợp và công bố, chính quyền Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Công trong năm 2015, trong đó ít nhất 19.095 trường hợp học viên bị sách nhiễu, bắt hoặc giam giữ bởi tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã nhiều lần trở thành mục tiêu của [chính quyền] trong năm qua.

Hình thức bức hại

Tổng cộng có 5.213 (27.3%) học viên bị sách nhiễu tại nhà hoặc nơi làm việc, 13.882 học viên còn lại bị bắt giữ.

Mặc dù nhiều học viên (trong tổng số 7.626 trường hợp) đã được trả tự do ngay trong ngày bị bắt, nhưng hiện vẫn còn 6.256 trường hợp bị giam giữ dài hạn.

Các học viên bị sách nhiễu, bắt và giam giữ là cư dân của 26 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Sơn Đông là tỉnh có số học viên bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công nhiều nhất (3.048), tiếp theo là tỉnh Liêu Ninh (2.108), tỉnh Hắc Long Giang (1.865), tỉnh Hà Bắc(1.685), Cát Lâm (1.509), và Tứ Xuyên (1.070). Các khu vực khác số lượng học viên bị bức hại dưới 1.000 người.

42b8086cde4b2bca7e5f39e3896405be.jpg

Nguyên nhân của các vụ bắt giữ và sách nhiễu

Các học viên thường trở thành mục tiêu bức hại bởi hai nguyên nhân trực tiếp: hoặc là họ đã đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân tội phát động đàn áp Pháp Luân Công (7.056 vụ), hoặc là họ bị tố cáo với cảnh sát vì đã giảng chân tướng hay phát tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công (2.565 vụ).

Các vụ còn lại (9.474 vụ) là những học viên bị cảnh sát liệt vào danh sách đen và bị theo dõi sát sao đến từng cử chỉ hành động. Một số học viên nằm trong diện bị sách nhiễu hoặc bắt giữ trong những ngày chính trị nhạy cảm (chẳng hạn như các kỳ họp Quốc hội, những sự kiện thể thao lớn, và diễu binh), còn các trường hợp khác bị bắt giữ trong khi đang đọc sách của Pháp Luân Công tại nhà.

39a077eeb1a316318fba90d4e06235f7.jpg

Học viên bị bắt giữ vì kiện Giang Trạch Dân đang gia tăng

Từ tháng 5 năm 2015 đến nay, đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án Tối cao Trung Quốc, khi một quy định mới có hiệu lực quy định rằng tất cả mọi đơn kiện hình sự đều phải được đăng ký với tòa án thì mới được tiếp nhận.

Các nguyên đơn thuật lại trong đơn kiện rằng họ bị tra tấn, cầm tù, phá hoại tài chính bằng rất nhiều hình thức ngược đãi. Họ yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý vì tội phát động chiến dịch bức hại tàn báo Pháp Luân Công cách đây 17 năm.

Trước làn sóng mạnh mẽ kiện Giang Trạch Dân, cảnh sát đã trả đũa bằng cách cách tăng cường sách nhiễu và bắt giữ. Nhiều cảnh sát cũng uy hiếp thân nhân các học viên để ngăn cản họ kiện Giang Trạch Dân.

Chỉ tính riêng thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, có hơn 300 học viên bị bắt giữ vào cùng một ngày trong tháng 11 năm 2015. Mặc dù phần đa trong số họ trả tự do ngay sau đó, nhưng 54 người hiện đã hoặc đang đối diện với việc bị xét xử kể từ tháng 1 năm 2016, còn 14 trường hợp hiện đã bị quản thúc tại nhà và đang chờ xét xử.

Bà Ngô Thu Nga, một cụ bà 80 tuổi ở tỉnh Hắc Long Giang, bị cảnh sát uy hiếp vì kiện Giang. Bà đã sợ hãi đến nỗi bị ngất xỉu sau khi cảnh sát rời đi. Vài ngày sau, bà qua đời.

2892ba75bcd1979906394a05f86381cc.jpg

Bà Ngô Thu Nga

Vào một buổi sáng Chủ Nhật trong tháng 9 năm 2015, cô Ngô Đông Huy, người Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, đã nhận được một cuộc điện thoại từ lãnh đạo đơn vị công tác, yêu cầu cô phải đến văn phòng làm việc để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Ngay khi cô Ngô vừa đến văn phòng làm việc, cảnh sát liền bắt giữ cô. Cảnh sát đẩy cô, khiến cô bị gã xuống cầu thang.

Tại đồn cảnh sát, cảnh sát tra hỏi việc cô kiện Giang Trạch Dân. Khi cô Ngô khẳng định rằng việc cô đệ đơn kiện Giang là hoàn toàn hợp pháp, một viên cảnh sát đã nói với cô: “Đừng nói luật với tôi. Tôi là một người không tuân theo luật pháp.”

Cả cha mẹ già của cô Ngô chịu áp lực to lớn sau khi cô bị bắt giữ. Sau đó, trước khi trả tự do cho cô Ngô, cảnh sát tống tiền cha cô 15.000 nhân dân tệ.

Hăm dọa, dối trá, và tống tiền

Trong số các học viên bị cảnh sát sách nhiễu, nhiều người bị uy hiếp qua điện thoại, còn một số người khác, trong đó có thân nhân của họ, bị sách nhiễu tại nhà hoặc ở nơi làm việc.

Cảnh sát sử dụng mọi cách thức có thể để đột nhập được vào nhà của các học viên. Họ đe dọa cắt điện nước, dùng khóa đa năng, thậm chí cướp giật chìa khóa của các học viên khi họ đang đi trên đường.

Trong khi lục soát nhà của các học viên, cảnh sát thường tịch thu các sách và tài liệu Pháp Luân Công, máy tính, máy in, thẻ ngân hàng, tiền mặt và các vật dụng giá trị khác của họ.

Cũng có nhiều trường hợp cảnh sát tống tiền các học viên và thân nhân của họ. Một số học viên buộc phải rời khỏi nhà sau khi bị sách nhiễu để tránh bị bắt giữ.

Sự tàn bạo của cảnh sát

Cảnh sát không chỉ dùng vũ lực trong khi bắt giữ các học viên, mà họ còn thường xuyên dùng bạo lực và tra tấn và hành hung tàn bạo các học viên trong các phiên thẩm vấn.

Ba học viên người Thượng Hải bị bắt giữ vào ngày 21 tháng 4 năm 2015 trong khi đang đọc sách của Pháp Luân Công cùng nhau. Một viên cảnh sát trẻ đã chĩa súng vào đầu một học viên 80 tuổi hòng ép bà phỉ báng Nhà sáng lập Pháp Luân Công

Bà Vương Tuệ Trân, người Thiên Tân, cùng hơn 20 học viên khác bị bắt giữ hồi đầu tháng 3 năm 2015. Cảnh sát đã lục soát nhà cửa và tịch thu máy tính, điện thoại di động, và tất cả tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát dùng vũ lực trong khi đưa bà đến đồn cảnh sát, bất chấp tình trạng sức khỏe của bà lúc đó rất yếu. Sau khi bị thẩm vấn, sức khỏe của bà Vương nhanh chóng xấu đi. Bà qua đời vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, ngay sau khi cảnh sát trả tự do cho bà để về điều trị y tế.

Tạm giam vượt thời hạn luật pháp cho phép

Cảnh sát và lực lượng an ninh nội địa Trung Quốc được trao cho quyền lực vượt trên luật pháp để bức hại Pháp Luân Công, nhiều học viên bị giam giữ trong hàng tháng hay hàng năm trời, mặc dù thời hạn tạm giam theo luật định đã hết hạn từ lâu.

Ngoài các cơ sở giam giữ “hợp pháp” như trại giam, các học viên còn bị giam giữ trong các “hắc lao” ngoài vòng pháp luật, như trung tâm tẩy não, trung tâm cai nghiện, hoặc bệnh viện tâm thần.

Sau khi tạm giam hành chính hay hình sự hết thời hạn “được phép theo luật định”, một học viên có thể bị chuyển qua lại giữa các hắc lao khác nhau, ở đó họ liên tục bị tẩy não và tra tấn, cuối cùng, họ bị kết án vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Bài viết liên quan:

Báo cáo thường niên Minh Huệ 2015: Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân

Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh: hơn 300 vụ bắt giữ, 54 vụ xét xử, 14 trường hợp chờ xét xử vì khởi kiện Giang Trạch Dân

Một phụ nữ 80 tuổi qua đời sau khi bị cảnh sát đe dọa trừng phạt vì khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc

Bài viết tiếng Hán liên quan:

明慧人权报告-2015年法轮功学员遭绑架抄家等迫害综述(下)


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/28/327164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/9/156606.html

Đăng ngày 1-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share