Bài của phóng viên Minh Huệ thường trú ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 1-7-2016] Hai nhân viên của Đại Chúng Nhật Báo đã bị bắt vào ngày 27 tháng 6 năm 2016 ở thành phố Tế Nam vì kiện cựu độc tài Trung quốc Giang Trạch Dân. Họ đã bị tạm giam ở Đồn cảnh sát đường Khoa Viện trong bảy ngày và hiện đang bị giữ ở Trại giam Trọng Cung.
Năm 2015, ông Vương Hậu Thăng và ông Trương Kiệt Nhân, học viên Pháp Luân Công, đã nộp đơn tố cáo hình sự Giang Trạch Dân bằng tên thật. Cảnh sát từ đồn cảnh sát Đường Khoa Viện đã tiến hành giám sát họ. Ông Vương bị ra lệnh phải báo cáo bất kỳ lúc nào ông rời khỏi căn hộ của ông.
Cảnh sát không tuyên bố lý do thật cho việc bắt giữ trong hồ sơ bắt giữ. Thay vào đó, họ buộc tội ông Vương và ông Trương tội danh “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi luật pháp”, một loại tội trạng chung để bắt giữ và giam cầm các học viên.
Ông Trương, 41 tuổi, bị bắt ở khu dân cư của Đại Chúng Nhật Báo. Ông Trương đã từ chối đi cùng cảnh sát nên đã bị một số cảnh sát lôi ông vào xe cảnh sát. Vợ ông Trương đã xuất hiện lúc đó và cố ngăn cảnh sát.
Một số cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Đường Khoa Viện đứng đợi ông Vương 59 tuổi tại điểm chấm công của ông để bắt giữ ông.
Ban quản lý của tờ Đại Chúng Nhật Báo đã không bảo vệ nhân viên của họ khi xảy ra vụ bắt giữ trái phép này. Ngược lại, họ còn giúp cảnh sát bức hại họ. Ông Vương đã bị đình chỉ công việc 8 năm nay, kể từ năm 2007.
Ông Vương bị hai lần tống vào các trại lao động cưỡng bức
Ông Vương công tác ở tòa báo Tế Nam Đại Chúng từ năm 1976. Đến năm 1996, ông tình cờ đâm vào một học viên Pháp Luân Công trong khi lái xe mô tô. Người học viên đó không hề yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường nào và chỉ một lúc sau đã hồi phục. Việc này khiến ông Vương kinh ngạc và ông đã quyết định học Pháp Luân Công.
Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Vương đã phải chịu đựng rất nhiều vì kiên định với đức tin của mình và nói với công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Ông đã bị giam 15 ngày vào tháng 6 năm 2000 và bị giam ba năm ở Trại Lao động Cưỡng bức Thành phố Tế Nam chỉ vì thỉnh nguyện ôn hoà cho quyền tu luyện Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 2000. Ông bị tống giam vào trại lao động cưỡng bức Vương Côn trong một năm rưỡi kể từ tháng 12 năm 2005.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/1/330769.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/18/157870.html
Đăng ngày 24-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.