Bài viết của một học viên trong Đoàn Nghệ thuật Thần Vận

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Chào các bạn đồng tu!

Năm nay tôi 17 tuổi. Năm ngoái tôi từ Đài Loan đến với Đoàn Thần Vận, năm nay là năm đầu tiên tôi được đi lưu diễn cùng đoàn Thần Vận. Tôi muốn chia sẻ rất nhiều sự thay đổi của tôi kể từ ngày tôi gia nhập đoàn Thần Vận.

Tôi đắc Pháp đã được gần 10 năm nhưng tôi chưa bao giờ là một đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Khi tôi còn nhỏ, tôi thường mơ ước mình sẽ được đứng biểu diễn trong đoàn Thần Vận và giúp Sư phụ Chính Pháp. Tôi đã được nhận là thành viên của đoàn Thần Vận chi nhánh Đài Loan vào năm 2011, và trong một môi trường nơi mà chúng tôi có thể đối chiếu việc học tập cũng như tu luyện của bản thân tinh tấn như thế nào, tôi bắt đầu hành xử giống như một đệ tử Đại Pháp. Tuy nhiên, sự thay đổi lại bắt đầu từ bên ngoài chứ không phải từ bên trong, tôi còn nhiều tâm chấp trước người thường như tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hiển thị, đi cùng với tâm chấp trước lớn nhất của tôi là tâm ủy mị, tất cả chúng đều ẩn dưới con đường tôi đến với Thần Vận và tiếp tục tồn tại trên con đường tu luyện của tôi sau khi tôi tới đây. Những tâm chấp trước này đã khiến tôi quên đi và thậm chí để lạc mất ý định nguyên sơ-lời thệ ước tiền sử mà tôi đã lập để trợ Sư Chính Pháp cứu độ chúng sinh.

Trước khi vượt qua kỳ thi kiểm tra chất lượng tại Thần Vận năm ngoái, tôi đã thi hai lần nhưng đều trượt. Trên bề mặt thì là do chiều cao của tôi nhưng thực tế đó chính là vì tâm chấp trước người thường đối với các bạn và ngôi trường, đó là tôi cảm thấy không nỡ rời xa họ, và bởi vì tâm kiên định trợ Sư Chính Pháp ban đầu của tôi đã bị lung lạc. Thời gian tôi ở lại đoàn Thần Vận Đài Loan càng dài thì tôi lại càng đánh mất bản thân mình, đến mức mà tôi thậm chí còn không thể quyết định được xem liệu mình còn muốn biểu diễn cho Thần Vận nữa hay không?

Năm ngoái đoàn Thần Vận đến Đài Loan biểu diễn vì vậy tôi đã thử thi lại lần nữa. Sau bài thi này, họ nói với tôi rằng tôi sẽ có bài kiểm tra tiếp ở Mỹ. Khi tôi đến đó, Sư phụ đã tới để theo dõi cuộc thi. Khi tôi nhìn thấy Sư phụ, tôi không biết tại sao nhưng lúc đó thực sự tôi muốn được nhận vào đoàn Thần Vận. Có lẽ phần biết của tôi hiểu rằng tôi phải hoàn thành thệ ước của mình. Tại thời điểm đó tôi không cao và có đôi chút nặng cân hơn tiêu chuẩn nhưng Sư phụ đã cho phép tôi được nhập học, tôi thực sự cảm thấy vô cùng hạnh phúc và không thể tin được điều này.

1. Tu bỏ tâm không muốn chấp nhận lời phê bình, chỉ trích

Khi tôi mới đến nhập học, đoàn Thần Vận đang đi lưu diễn, tôi vào lớp số 14. Mặc dù tôi không thể hiện ra bên ngoài lúc đó nhưng trong tôi, những chấp trước người thường lại tuôn trào như thác đổ. Tôi cảm thấy rằng mình đã phải học những 4 năm trong trường tại chi nhánh của Đài Loan mà giờ đây tôi lại bị xếp vào lớp dành cho những học sinh mới. Sự việc này càng gia cường thêm chấp trước vào tình của tôi, tôi không ngừng nghĩ về mọi người, về các việc xảy ra, về những điều trong quá khứ của tôi. Tâm tranh đấu đã khiến tôi nghĩ rằng thực sự tôi khá giỏi và tâm giữ thể diện đã khiến tôi không muốn tập cùng các bạn trong nhóm, thay vào đó, tôi thích tập một mình. Tôi cũng không muốn ai nhìn thấy các ý định này của tôi. Trên thực tế, tất cả những chấp trước người thường này đều bắt nguồn từ việc tôi không muốn nghe những lời phê bình và chỉ trích.Tôi không thể chấp nhận việc người khác chỉ ra sai sót của tôi và tôi sợ mất mặt. Bất cứ khi nào tôi bị chỉ trích, tôi cảm thấy tức giận trong lòng. Vào thời điểm đó tôi không nhận ra được những vấn đề này và tôi đã không hướng nội.

Tôi đã ôm giữ những tâm chấp trước này thậm chí sau khi tôi vào lớp 13. Trong lúc tóm tắt nội dung giảng dạy, tôi luôn bị gọi là học sinh mới, các động tác múa của tôi luôn có vấn đề này khác và trong lớp múa cổ điển Trung Quốc, tôi thường bị giáo viên phê bình. Tôi cảm thấy thực sự bối rối và trở nên chán nản. Thực tế chính là các tâm chấp trước xấu xa của tôi đang bị dẫn động. Trong một khoảng thời gian, một bạn học cũng thường phê bình tôi và thỉnh thoảng tôi lại cảm thấy buồn ngay khi bị nói. Tôi đã tìm kiếm các lý do bên ngoài để biện minh cho việc đó, vì vậy tôi đã phát triển tâm chấp trước bao biện và bảo vệ bản thân và từ đó càng khiến tôi rời xa hơn khỏi việc hướng nội. Tôi cũng đẩy ra tất cả những phiền muộn, oán thán hay sự giận giữ mà tôi cảm thấy. Bên cạnh đó, tâm tranh đấu của tôi cũng rất mạnh mẽ.

Tôi đã không buông bỏ được các chủng tâm chấp trước vì vậy mà tôi không qua được các khảo nghiệm về tâm tính. Sau khi tham gia các buổi chia sẻ và học Pháp, một học viên đã trực tiếp chỉ ra tâm chấp trước bảo vệ bản thân của tôi và một học viên khác nói với tôi rằng “Các lớp trưởng muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, họ muốn chúng ta làm được tốt và đó là lý do tại sao họ tiếp tục chỉ ra những nhược điểm của chúng ta”.

Sư phụ đã giảng:

“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. (vỗ tay) Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với uỷ khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả; có lẽ khi nói chuyện với nhau làm xúc động chư vị, có lẽ cái nhân tố để phát sinh mâu thuẫn với chư vị có quan hệ đến lợi ích chính là do Sư phụ đưa vào.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Manhattan năm 2006)

Tâm tranh đấu của tôi luôn mạnh mẽ từ trước đến giờ. Tôi luôn muốn giành phần thắng và chứng tỏ rằng mình đúng. Sâu thẳm trong tâm tôi, tôi luôn che dấu cảm giác tự tôn và tâm tự bảo vệ bản thân. Sau này, khi tôi không ngừng học Pháp và hướng nội, tôi đã tìm ra gốc rễ vấn đề của tôi chính là tôi không có khả năng chấp nhận sự chỉ trích. Chỉ sau khi tôi nhận ra nó, tôi mới trừ bỏ được những tâm chấp trước này.

Trong tu luyện, chúng ta phải hướng nội tại mỗi thời khắc. Bất cứ khi nào chúng ta gặp phải khảo nghiệm khó khăn, chúng ta nên nhớ bài thơ trong Hồng Ngâm III:

Thiểu biện

“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn

Hướng nội trảo nhân thị tu luyện

Việt tưởng giải thích tâm việt trọng

Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”

Diễn giải:

Biện giải ít đi thôi

“Nếu gặp phải biện giải mạnh mẽ thì đừng tranh lời

Hướng nội tìm nguyên nhân, ấy là tu luyện

Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng

Mà lòng khoáng đãng không chấp thì lại nảy ý kiến sáng suốt”

2. Loại bỏ tâm ích kỷ

Tôi phát hiện ra tâm ích kỷ cố hữu của mình. Một lần trong chuyến lưu diễn, tôi đang chuẩn bị tài liệu sách vở, tôi lấy một cái giá nhạc cụ để treo phục trang và mũ của mình lên đó. Nhưng chỉ một lúc sau, tôi lại thấy một người bạn cùng lớp treo đồ của cô ấy lên một nửa giá treo của tôi. Tôi đã nghĩ ngay rằng tại sao cô ấy lại treo đồ của cô ấy ở đây? Cô ấy đã có một cái ghế, và hơn nữa vì sao cô ấy đã không hỏi ý kiến tôi trước. Tôi phàn nàn đôi chút với cô ấy nhưng tôi cũng không nói nhiều. Sau đó cô ấy đi lại phía tôi và kể rằng lớp chúng tôi đã hết giá treo, vì vậy cô ấy đã đưa giá của cô ấy cho một người khác và định dùng chung với tôi. Tôi nghĩ ngay về mình, tôi thấy mình thật ích kỷ. Cô ấy biết nghĩ cho người khác, vậy mà tôi thậm chí còn không muốn chia sẻ giá treo đồ của mình với cô ấy dù rằng tôi không có quá nhiều đồ.

Một lần khác tôi lại gặp phải khảo nghiệm về chỗ để các dụng cụ. Có lẽ vì trước đó tôi đã không vượt qua tốt khảo nghiệm nên nó lại xảy ra. Chuyện là do không có đủ chỗ nên một người bạn học cùng lớp lớn tuổi hơn đã dành cho tôi một chỗ để phục trang của mình ở đó. Khi tôi về với một chiếc ghế trên tay, tôi phát hiện ra rằng tất cả đồ của tôi đã bị để vào một góc. Tôi hỏi mọi người xung quanh, tôi phát hiện rằng chính người bạn học trong vụ việc lần trước đã đặt quần áo bẩn cần mang đi giặt vào chỗ để đồ của tôi. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là sao cô ấy có thể làm thế được. Nhưng ngay lúc đó tôi lại có một suy nghĩ khác “Tôi đã quá ích kỷ, có lẽ cô ấy cần chỗ đó”. Sau suy nghĩ này, đột nhiên tôi cảm thấy thật thanh thản trong tâm. Từ thời điểm đó trở đi, bất cứ khi nào chúng tôi chỉ có một số chỗ chật hẹp để đựng đồ thì người bạn cùng lớp này luôn để dành chỗ cho tôi và chia sẻ với tôi cái giá đựng nhạc cụ.

Trong khi sắp xếp dụng cụ và phục trang, chúng tôi luôn nghĩ xem làm thế nào để thực hiện được nhanh nhất. Thực tế là mọi người đều làm theo cùng một cách, chúng tôi đều thay đồ vào cùng một thời điểm. Mỗi khi chúng tôi biểu diễn tại rạp hát có cơ sở hậu trường biểu diễn nghèo nàn, mỗi người đều giúp đỡ người khác và nhắc nhở nhau, mỗi người đều nghĩ về người khác trước. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hành động của chúng ta sẽ cho thấy chúng ta nghĩ về người khác thế nào. Ví dụ, khi đi thang máy, liệu chúng ta có nghĩ về người vào sau thang máy trước khi chúng ta ấn nút đóng cửa không? Hay khi chúng ta tìm thấy đồ của người khác ở trong số quần áo mang đi giặt về thì cần làm gì. Qua những hành động này, tôi nhận ra rằng tôi có tâm thực sự ích kỷ. Tôi biết rằng mình cần phải bảo trì được tâm thái luôn đặt người khác lên trên bản thân mình và luôn nghĩ đến người khác trước.

3. Trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh

Tôi đã gặp phải rất nhiều sự cố trong màn diễn mở màn trong chuyến lưu diễn đầu tiên của tôi. Tôi đã đánh rơi một chiếc khăn tay. Đêm hôm đó một đồng tu đã chia sẻ với tôi nhưng trên thực tế cô ấy gần như phê bình tôi và chỉ ra những thiếu sót của tôi. Là một đệ tử, tôi đã không đủ tinh tấn và tôi đã mang những chấp trước người thường của mình đến lớp học 13 và lên sân khấu. Người học viên này đã khiến tôi nhận ra rằng tôi đã không tu luyện tốt và tôi hành xử giống như một “học viên mới”. Thêm vào đó, tôi không có chính niệm. Tôi không nghĩ đến việc tại sao tôi lại ở đây. Tôi chỉ nghĩ đến việc đạt được thành tích tốt và miễn là chúng ta không phạm lỗi thì mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng như vậy là chưa đủ.

Khi học Pháp tôi không chú tâm, khi luyện công tâm trí tôi không thanh tỉnh và tôi không tập trung khi phát chính niệm. Làm sao tôi có thể cứu người khi tôi không làm tốt ba việc! Và cũng có cả những chấp trước vào tình cảm trong cuộc sống đời thường như tình bạn và những kỷ niệm của tôi trong quá khứ-những chấp trước này cho thấy rằng tôi đã không toàn tâm cứu độ chúng sinh qua buổi biểu diễn của chúng tôi.

Những lời nói này như một gậy cảnh tỉnh đối với tôi và giúp tôi trở nên thức tỉnh. Tôi không thể tiếp tục ngoan cố và ngu muội mãi như vậy được.Tôi đã trì trệ trên con đường tu luyện của mình vì vậy tôi phải tiến lên và theo kịp mọi người.

Từ khi gia nhập Thần Vận, tôi đã có chút thay đổi và qua chuyến lưu diễn, tôi vẫn tiếp tục tu luyện bản thân mình. Sư phụ đã ban cho chúng ta khả năng và cho chúng ta được múa trên sân khấu để chúng ta có thể cứu độ chúng sinh trong thế giới này. Tôi hy vọng rằng mình có thể tinh tấn và kiên định hơn trên con đường Chính Pháp và tu luyện, hoàn thành sứ mệnh trọng đại gắn với chúng ta từ tiền sử.

Đây chỉ là một chút trải nghiệm trong tu luyện của tôi, xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Con xin tạ ơn Sư phụ!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại Pháp hội New York 2016)


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/26/157172.html

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/24/329182.html

Đăng ngày 13–6-2016: Bản dịch có thể đươc hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share