Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 1-6-2016] Từ khi Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2015, tòa án phải thụ lý tất cả những vụ việc, đơn từ mà công dân đệ nộp, các đơn kiện của các học viên Pháp Luân Công đã lập tức dồn dập được gửi tới để kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã khởi xướng cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công, người nhà của họ và các công dân bình thường ở mọi tầng lớp xã hội đã thực hiện quyền pháp lý của mình để khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc vì vai trò của ông ta trong việc khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công, cuộc bức hại mà đã gây ra những thiệt hại và đau khổ to lớn trong suốt 16 năm qua.
Mặc dù có nhiều định kiến và những quan niệm sai lầm về Pháp Luân Công khi cuộc bức hại bắt đầu, nhưng qua thời gian, nhiều người Trung Quốc đã hiểu những nguyên nhân thực sự đằng sau những lời tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ và nhiều người Trung Quốc đã tham gia góp sức ủng hộ truy tố Giang Trạch Dân.
Ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, hơn 27.000 người đã ký đơn kiến nghị ủng hộ việc truy tố Giang Trạch Dân. Tỉnh Liêu Ninh là một trong những tỉnh có số lượng học viên bị bức hại tàn bạo nhất.
Theo báo cáo tổng hợp từ trang web Minh Huệ, 4.651 người ở huyện Thanh Nguyên và 3.240 người ở huyện Tân đã ký đơn thỉnh nguyện vào tháng Giêng năm 2016. 2.077 người ở các huyện trong thành phố Phủ Thuận và quận Phủ Thuận, 6.048 người ở huyện Tân và 11.302 người ở huyện Thanh Nguyên đã ký đơn kiến nghị ủng hộ truy tố Giang Trạch Dân vì những tội ác mà ông ta đã làm.
Những đơn kiến nghị này sau đó đã được gửi trực tuyến tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Những chữ ký và điểm chỉ của người dân thành phố Phủ Thuận trên đơn kiến nghị khởi kiện Giang Trạch Dân
Một công tố viên đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện và nói rằng ông rất hối tiếc vì những gì mình đã làm với những học viên Pháp Luân Công. “Giang Trạch Dân khi còn nắm quyền đã không làm được việc gì tốt đẹp cả.” Ông nói: “Ông ta đã tạo ra rất nhiều những quan chức tham nhũng. Tôi đã xử lý những trường hợp của Pháp Luân Công, nhưng sau khi hiểu được Pháp Luân Công là gì, tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi đã nghe theo Giang Trạch Dân và làm ra vô số những chuyện sai trái, do vậy tôi mong muốn bù đắp những tội lỗi do mình đã gây ra với các học viên. Tôi muốn thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó, không muốn nghe, tin vào ĐCSTQ nữa. Tôi ủng hộ việc khởi kiện Giang Trạch Dân vì những tội ác của ông ta.”
Một người phụ nữ cho biết, em gái của cô đã bị tra tấn đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công. “Em gái tôi tu luyện Pháp Luân Công, và cô ấy đã bị bắt và bị tra tấn đến chết vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, khiến cho hai con thơ mất mẹ, chồng mất vợ và bố mẹ tôi đã mất đi một người con. Cuộc bức hại này là một thảm kịch và những ví dụ như vậy không phải là hiếm ở Trung Quốc. Tôi ủng hộ việc đưa Giang Trạch Dân, kẻ đã gây nên tấn thảm kịch kinh hoàng này ra trước công lý.”
Một người dân ký tên vào đơn kiến nghị nói: “Giang Trạch Dân thực sự là kẻ xấu xa, ông ta không làm được việc gì tốt đẹp cả. Các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt, vậy mà ông ta lại ra lệnh bắt giữ, tra tấn và giết chết họ chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công. Tôi muốn dùng tên thật của mình để ký vào đơn kiện Giang Trạch Dân, ông ta nên bị bắt từ lâu rồi mới phải. Hãy để công lý được thực thi.”
“Tôi biết rằng cả ĐCSTQ và Giang Trạch Dân đều sẽ phải bị trừng phạt,” một người đàn ông nói. “Tôi là một đảng viên, tôi đã vài lần làm đơn xin ra khỏi đảng nhưng họ vẫn chưa đồng ý. Các quan chức của đảng đều tham nhũng và người dân đều đã chán ghét họ. Pháp Luân Công phát huy giá trị Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi ủng hộ các học viên khởi kiện Giang Trạch Dân. Ông ta xứng đáng bị bắt và bị trừng phạt vì những tội ác mà mình đã gây ra.”
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Giang đã rời khỏi vị trí là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2002. Nhưng ông ta vẫn còn rất nhiều quyền lực từ trong bóng tối thông qua một mạng lưới các quan chức do ông ta dựng lên.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/1/329513.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/15/157427.html
Đăng ngày 10-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.