Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 6-6-2016] Kể từ tháng 5 năm 2015, đã có hơn 200.000 người đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân về việc ông ta đã phát động đàn áp Pháp Luân Công. Nhưng sau đó nhiều học viên Pháp Luân Công gửi đơn kiện đã bị bắt vì nỗ lực phơi bày tội ác tàn bạo ở Trung Quốc.

Chỉ riêng ở thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu ninh, ít nhất 20 học viên bị kết án tù với thời hạn giam giữ lên tới 12 năm. Hơn 50 người vẫn đang đợi phán quyết.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên), bà Tina Mufford, nhà phân tích chính sách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tại Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cho hay, bà quan ngại về những hành động vi phạm nhân quyền cơ bản này. Bà chỉ ra rằng mọi người dân Trung Quốc đều mong mỏi có được “pháp quyền, và sự bảo hộ cho những quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và tự do bày tỏ quan điểm về những đức tin đó.”

Trò hề phản nhân loại

Bà Mufford nói rằng hành động khởi kiện này thực sự thể hiện sự thất vọng và tuyệt vọng của người dân, những người đã bị bức hại vì đức tin của mình quá lâu. “Họ không biết trông cậy vào đâu. Và bằng cách đệ đơn kiện, họ mang đến cho chính phủ và thế giới một thông điệp rằng họ không muốn bị phớt lờ nữa. Họ muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Họ muốn được chú ý. Họ muốn tội ác tàn bạo nhằm vào họ được cả thế giới biết đến.”

Bởi vì cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công là “ngoài vòng pháp lý”, bà Mufford nói rằng những vụ bắt giữ và giam cầm tùy tiện này là loại hành vi đe dọa pháp quyền chân chính. “Việc chính phủ Trung Quốc liên tục đe dọa, quấy rối, và tấn công thể chất chính người dân của mình chỉ vì đức tin của họ, chính là sự vô lương tâm. Chắc chắn đây không phải là hành động của một quốc gia đang khao khát trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu thực sự. Từ rất lâu, Chính phủ Trung Quốc đã bức hại những người theo tín ngưỡng tôn giáo. Và trong trường hợp của Pháp Luân Công, nó gây ra những vụ giam giữ ngoài vòng pháp luật và tra tấn, xâm hại tình dục, thí nghiệm tâm thần, mổ cướp nội tạng. Mỗi một hành vi này là một bi kịch đối với các học viên Pháp Luân Công. Và nói trắng ra đó là một trò hề phản nhân loại.”

“Một quốc gia đặc biệt đáng lo ngại”

Bà Mufford nhấn mạnh rằng việc bắt và giam giữ các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn không tuân theo quy trình pháp lý. “Họ không được xét xử theo trình tự, không có những quyền hợp pháp. Và họ nên được thả. Dường như là không có căn cứ để giam giữ họ và họ chỉ đơn giản là thể hiện quyền tự do tín ngưỡng hoặc đức tin của mình, thứ mà họ vốn có quyền được làm. Và chính quyền Trung Quốc nên đối đãi cho phù hợp.”

Vì sự vi phạm tự do tín ngưỡng cực kỳ nghiêm trọng, có tính hệ thống và liên tục của Trung quốc, USCIRF coi Trung Quốc là một đất nước cần quan tâm đặc biệt. Chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục liệt kê Trung Quốc trong danh sách này. “Hoa Kỳ có kế hoạch sẽ tổ chức cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc, như là một phần của cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế ở Bắc Kinh chỉ trong một vài ngày tới. Đây là một cơ hội hoàn hảo để nâng cao mối quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công, Cơ đốc giáo, Phật giáo Tây Tạng, và các nhóm người khác,” bà nói thêm.

Sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao Mỹ

Ngày 27 tháng 5, anh Đỗ Hải Bồng, 26 tuổi và các học viên Pháp Luân Công khác đã tổ chức họp báo trước Lãnh sự quán Mỹ ở thủ đô Washington. Mẹ của anh Đỗ, bà Viên Hiểu Mạn đã bị bắt tại nhà ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh vài ngày trước.

d891e1dc81474dd2e311b33f3cfe848a.jpg
Anh Đỗ Hải Bồng, một công dân của thủ đô Washington, biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 27 tháng 5, yêu cầu chính quyền thả mẹ của mình là bà Viên Hiểu Mạn, người đã bị bắt tại quê nhà Đại Liên hai tuần trước vì việc bà đã đệ đơn kiện cựu độc tại Giang Trạch Dân một năm trước.

Về việc giam giữ các học viên Pháp Luân Công, một bức thư từ Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì đã thể hiện đức tin của mình một cách hòa bình và cho phép họ được tự do cầu nguyện theo đúng cam kết của Trung Quốc về nhân quyền quốc tế.”

Bức thư khẳng định:“Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những quan ngại của mình về vấn đề đối xử với các học viên Pháp Luân Công, liên quan tới các trường hợp cụ thể, và kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng các quyền con người phổ quát của tất cả công dân Trung Quốc theo đúng với các cam kết về nhân quyền quốc tế của Trung Quốc.“


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/6/329706.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/9/157344.html

Đăng ngày 21-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share