Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 3-6-2016] Mười tám học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng truyền hình cáp nhà nước vào khoảng 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Chương trình “tự thiêu hay trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới” đã được phát sóng đồng thời trên tám kênh truyền hình trong khoảng 45 phút.
Sự việc này đã gây xôn xao thành phố Trường Xuân, và nhiều người đã biết chân tướng Pháp Luân Công. Một số người nghĩ rằng lệnh cấm Pháp Luân Công đã được bãi bỏ.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền Cộng sản Trung Quốc, đã ra mật lệnh “giết toàn bộ các học viên Pháp Luân Công có liên quan”. Chỉ trong vài ngày, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công ở khu Trường Xuân đã bị bắt, và bảy người bị đánh đập đến chết. Nhiều người buộc phải rời khỏi nhà để tránh bức hại. Mười lăm người bị kết trọng án, và ba người trong số họ bị tra tấn đến chết.
Một trong số các học viên quá cố, anh Lưu Thành Quân, được trao tặng giải thưởng Fidelity Vindicator sau khi qua đời năm 2007. Ông Trương Nhi Bình, phát ngôn viên của Pháp Luân Đại Pháp Học hội, đã thay mặt anh Lưu nhận giải thưởng nhân quyền này tại Hạ viện New South Wales.
Ông Trương ca ngợi sự dũng cảm của anh Lưu và các học viên Pháp Luân Công khác, đồng thời kêu gọi nhiều người hơn nữa hãy hợp lực để chấm dứt cuộc bức hại này. Tính đến hôm nay, đã có hơn 200.000 học viên đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, và đông đảo người ủng hộ đã ký tên hối thúc đưa Giang Trạch Dân ra công lý.
Giang Trạch Dân ban hành mật lệnh
Theo Minh Huệ Net đưa tin, vào đêm ngày 5 tháng 3 năm 2002, Giang Trạch Dân đã gặp mặt La Cán, Trưởng Phòng 610. Sau đó ông ta ra lệnh cho Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương sẵn sàng chiến đấu cấp hai. Cả tiểu khu quân sự Trường Xuân và Cảnh sát Vũ trang Cát Lâm nhận lệnh trực chiến cấp một trong hoạt động tìm kiếm tất cả các học viên có bất cứ mối liên quan nào tới việc chèn tín hiệu truyền hình.
Qua La Cán, Giang Trạch Dân cho phép tất cả cảnh sát được phép nổ súng và giết bất kỳ học viên nào nghi ngờ có can hệ đến việc chèn sóng: “Các vị có thể giết chết họ.” Họ yêu cầu cảnh sát Trường Xuân và tỉnh Cát Lâm xử lý sự vụ này trong vòng một tuần lễ. “Bằng không, trưởng công an các cấp ở Trường Xuân, cũng như bí thư Đảng ủy của khu vực, sẽ bị cách chức,” đây là một phần trong cuộc hội thoại của họ.
Vương Vân Khôn, Bí thư Đảng ủy tỉnh Cát lâm, khi đang tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 15 ở Bắc Kinh, đã nhận lệnh phải trở về đơn vị làm nhiệm vụ ngay lập tức. Lưu Kinh, Trưởng Phòng 610 và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đã được phái đến Trường Xuân để trực tiếp giám sát vụ việc.
Bảy học viên bị chết ngay sau khi bị bắt giữ
Tổng cộng bảy học viên đã bị chết chỉ trong vòng vài ngày sau khi bị bắt giữ
Cô Lý Dung, tốt nghiệp Đại học Cát Lâm, qua đời ở tuổi 35, từng công tác tại Viên Nghiên cứu Dược phẩm Tỉnh Cát Lâm. Cô bị bắt giữ vào tháng Ba và qua đời trong khi bị giam giữ vào cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư. Thông tin chi tiết về cái chết của cô hiện vẫn chưa được làm rõ.
Cô Thẩm Kiếm Lợi, giảng viên Khoa Toán Ứng dụng của Đại học Cát Lâm, bị bắt giữ ngay vào ngày hôm sau sau khi xảy ra vụ việc. Cô bị bức hại đến chết ở tuổi 34, vào cuối tháng Tư.
Cô Thẩm Kiếm Lợi
Anh Lưu Hải Ba bị bắt tại nhà vào chiều tối ngày 11 tháng 3 năm 2002. Cảnh sát đánh anh đến bị vỡ một mắt cá chân ngay trước mặt vợ và con trai anh. Họ tra tấn và thẩm vấn anh đến tận 1 giờ đêm hôm đó, cho đến khi tim anh ngừng đập. Mặc dù họ đã vội vàng đưa anh vào viện, nhưng người bác sỹ 34 tuổi này đã qua đời trong khi đang được chữa trị.
Anh Lưu Hải Ba
Một học viên được cho là bị đánh đập đến chết ở tuổi 30 vào ngày 16 tháng 3 năm 2002, ở Đồn Cảnh sát Cẩm Trình, Trường Xuân. Có nhân chứng thấy rằng trên cơ thể anh có nhiều vết thương và có dấu hiệu bị chảy máu trong sau khi bị đánh đập.
Anh Lưu Nghĩa bị đánh đập đến chết ở tuổi 34 tại Trụ sở Cục Cảnh sát huyện Lục Viên.
Anh Lưu Nghĩa
Ngày 20 tháng 3 năm 2002, bà Lý Thục Cần 54 tuổi, bị cảnh sát của Đồn Cảnh sát đường Trường Cửu bắt giữ và sau đó tra tra tấn bà đến chết tại Trại giam giữ Số 3 ở Trường Xuân.
Trong vòng vài giờ sau khi bị bắt tại nhà vào ngày 20 tháng 8 năm 2002, anh Hầu Minh Khải, 34 tuổi, đã bị đánh đập đến chết.
Mười lăm học viên bị kết án
Tòa án Phúc thẩm Thành phố Trường Xuân kết án 15 học viên sau đây vào ngày 20 tháng 9 năm 2002:
Bà Chu Nhuận Quân và Lưu Vỹ Minh: 20 năm
Ông Lưu Thành Quân và Lương Chấn Hưng: 19 năm
Ông Trương Văn: 18 năm
Ông Lôi Minh, ông Tôn Trường Quân và ông Lý Đức Hải: 17 năm
Ông Triệu Kiện: 15 năm
Ông Vân Khánh Bân và Lưu Đông: 14 năm
Ông Ngụy Tu Sơn: 12 năm
Ông Trương Hiển Khôn và bà Trần Diễm Mai: 11 năm
Ông Lý Hiểu Kiệt: 4 năm
Ông Lưu Thành Quân và ông Lương Chấn Hưng bị bức hại đến chết trong nhà tù lần lượt vào hai ngày 26 tháng 12 năm 2003 và ngày 1 tháng 5 năm 2010.
Ông Lôi Minh được trả tự do để điều trị y tế khi bị tra tấn đến gần chết. Ông qua đời vào ngày 6 tháng 8 năm 2006.
Ông Vân Khánh Bân bị tra tấn đến suy sụp tinh thần, và được trả tự do để điều trị y tế.
Bà Chu Nhuận Quân hiện vẫn bị giam cầm trong Nhà tù Nữ Trường Xuân.
Ông Tôn Trường Quân hiện vẫn đang bị giam cầm trong Nhà tù Số 2 Cát Lâm.
Ông Triệu Kiện, ông Ngụy Tu Sơn, ông Trương Hiển Khôn, bà Trần Diễm Mai, và ông Lý Hiểu Kiệt gần đây đã được trả tự do.
Sự kiện mang tính lịch sử
Truyền thông quốc tế mô tả sự kiện “chèn sóng vào hệ thống truyền hình ở Trường Xuân vào ngày 5 tháng 3” là một trong những hành động dũng cảm nhất của các học viên Pháp Luân Công. Nó minh chứng rằng cuộc đàn áp tàn bạo ở Trung Quốc đã không ngăn được học viên Pháp Luân Công nói sự thật về môn tu luyện và cuộc bức hại. Sau sự kiện này, hàng loạt sự việc tương tự xảy ra trên khắp Trung Quốc.
Anh Lưu Thành Quân
Bốn năm sau khi anh Lưu Thành Quân bị bức hại đến chết, Tổ chức Nhân Quyền Châu Á-Thái Bình Dương ở Australia đã tổ chức Lễ Trao Giải thưởng Nhân Quyền 2007 tại Hạ viện New South Wales vào ngày 5 tháng 9. Anh Lưu được trao Giải thưởng Fidelity Vindicator.
Tổ chức Nhân Quyền Châu Á-Thái Bình Dương vinh danh anh Lưu vì đã phát sóng câu chuyện sự thực tới hàng triệu khán giả truyền hình và xây dựng lên một hình tượng tiêu biểu cho các phong trào bảo vệ nhân quyền phi chính phủ.
Ông Trương Nhi Bình, phát ngôn viên của Pháp Luân Đại Pháp Học hội, nói rằng ông rất vinh dự khi thay mặt anh Lưu nhận giải thưởng. Ông bày tỏ rằng ông hy vọng giải thưởng này sẽ khích lệ nhiều người hơn nữa hiểu được giá trị của sự thật. Ông kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ công lý và chấm dứt cuộc bức hại.
Bài viết liên quan:
Tổ chức Nhân Quyền Châu Á-Thái Bình Dương trao tặng giải thưởng
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/6/325022.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/15/155917.html
Đăng ngày 27-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.