Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Thiên Tân

[MINH HUỆ 28-1-2016] Theo báo cáo do Minh Huệ tổng hợp, tổng cộng có 454 cư dân Thiên Tân là đối tượng bị công an theo dõi, chỉ vì họ phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhiều học viên bị công an thẩm vấn không chỉ một lần, và có 737 lần công an đột xuất đến nhà hay chỗ làm của học viên trong năm qua.

Một số học viên chỉ bị công an sách nhiễu, một số khác lại bị họ giam cầm. Đặc biệt, công an đã bắt giữ 37 học viên chỉ trong ba ngày đầu tháng 3.

Nhiều học viên bị bắt hoặc bỏ tù đều bị ngược đãi trong lúc giam cầm. Có một học viên nữ đã qua đời sau 19 ngày bị bắt giữ.

Từ tháng 5 năm 2015, nhiều học viên ở Thiên Tân đã bắt đầu nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc bởi đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Công an đã đáp lại bằng việc tăng cường sách nhiễu và bắt giữ cư dân địa phương. Phân nửa trong số 737 chuyến viếng thăm của công an trong năm 2015, các học viên bị thẩm vấn về việc nộp đơn kiện Giang Trạch Dân.

Trong số những học viên bị bắt vì đệ đơn kiện, có một người đã bị kết án tù, ba người bị đưa ra xét xử và đang đợi bản án, năm người khác đang chuẩn bị bị đưa ra toà.

Bên cạnh 454 học viên là đối tượng mới bị theo dõi này, còn có 19 người bị bắt vào năm 2014 đã bị đưa ra xét xử vào năm 2015 chỉ vì tín ngưỡng của họ. Tại thời điểm viết báo cáo này, hồ sơ của họ vẫn đang bị treo hoặc đã bị tòa phán quyết là có tội.

Tổng cộng, đến cuối năm 2015 có thêm 20 trường hợp học viên ở Thiên Tân bị kết án tù từ 6 đến 7.5 năm. Như vậy mức án trung bình là 3.65 năm cho một người.

Ba học viên đã qua đời

Cùng với học viên nữ đã qua đời ngay sau khi bị bắt, có hai học viên ở Thiên Tân khác cũng qua đời vào năm 2015, sau một năm liên tục bị bức hại về thể xác và tinh thần.

Công an ở Đồn Công an Tân Cảng đã lục soát nhà bà Vương Tuệ Trân vào ngày 2 tháng 3 năm 2015 và tịch thu tài sản của bà, bao gồm các sách về Pháp Luân Công của bà Vương. Bắt chất việc bà Vương đang bị ốm ở thời điểm đó, họ vẫn kéo bà đến Trại cai nghiện Đường Cô để thẩm vấn. Bà bị suy kiệt dần vì bị ngược đãi và công an buộc phải thả bà để từ chối chịu trách nhiệm. Bà qua đời vào ngày 21 tháng 3, 19 ngày sau khi bị bắt giữ.

Bà Lưu Nguyên Kiệt, 79 tuổi, từng là kỹ sư cấp cao thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không Vũ trụ. Chồng bà là ông Hùng Huy Phong (熊辉丰), cũng là một học viên. Sau khi cuộc bức hại xảy ra, chồng bà Lưu bị đưa đến trại lao động trong 30 tháng, con trai bà thì bị tra tấn ở trại tẩy não. Ông Hùng đã gần 80 tuổi, bị bắt lại vào ngày 26 tháng 8 năm 2014 và bị giam tại Trại Tạm giam Nam Khai. Sau nhiều năm bị bức hại về thể xác và tinh thần, sức khoẻ của bà bị đã sụt giảm rõ rệt. Thêm nữa, việc chồng bà mới bị bắt lại cũng là một cú sốc lớn, bà qua đời vào ngày 3 tháng 3 năm 2015, trong lúc chồng bà vẫn đang trong trại tạm giam.

Ông Trương Tấn Trung (张金忠), 58 tuổi, đã từng bị giam tại Nhà tù số 1 Thiên Tân trong bốn năm và bị tra tấn vì từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Kết quả là tinh thần của ông trở nên không ổn định. Sau đó họ đưa ông đến một trại lao động và tra tấn ông hơn hai năm. Cuối cùng, vì cuộc bức hại này mà ông bị đuổi việc. Dưới áp lực tài chính và liên tục bị khủng bố, sức khoẻ của ông không thể hồi phục sau sáu năm bị giam cầm. Ông qua đời vào ngày 28 tháng 5 năm 2015.

20 học viên bị kết án

  • Bà Trần Thuỵ Cầm (陈瑞琴) 4.5 năm tù;
  • Bà Khổng Ngọc Thuý (孔玉翠) 4.5 năm tù;
  • Bà Hác Thục Diễm (郝淑艳) 3 năm tù;
  • Bà Lưu Tố Cầm (刘素琴) 3.5 năm tù;
  • Bà Chu Quế Lan (朱桂兰) 3 năm tù;
  • Bà Vương Thục Lệ (王淑丽) 3 năm tù;
  • Bà Thôi Hi Phân (崔希芬) 4.5 năm tù;
  • Ông Hùng Huy Phong (熊辉丰) 7.5 năm tù;
  • Ông Sử Phú Hoa (史富华) 4.5 năm tù;
  • Bà Vương Quế Vinh (王桂荣) 3 năm tù;
  • Ông Vương Thụ Lâm (王树林) 7.5 năm tù;
  • Bà Nhiễm Quan Quyền (冉官权) 3.5 năm tù;
  • Ông Tôn Kiến Dược (孙建跃) 4 năm tù;
  • Chồng bà Hoàng Phượng Liên (không phải học viên) 6 tháng;
  • Bà Lưu Lập Tân (刘立新) 17 tháng tù;
  • Bà Triệu Tường (赵翔) 17 tháng tù;
  • Ông Đổng Văn Thải (董文彩) 3 năm tù;
  • Bà Vương Văn Quả (王文果) 4 năm tù;
  • Bà Quách Bảo Hoa (郭宝花) 3 năm tù.

Những phiên xử hình thức

1. Một thanh niên trẻ bị cầm tù chỉ vì đức tin

Anh Tôn Kiến Dược (孙建跃) bị bắt vào tháng 1 năm 2015 trong lúc đang giải thích với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Anh bị đưa ra xét xử vào ngày 18 tháng 5. Công tố viên chỉ vào mẹ anh Tôn, người đã tu luyện Pháp Luân Công cả chục năm nay và nói bà là bằng chứng chứng tỏ anh Tôn là học viên.Phiên xử này diễn ra trong vỏn vẹn 80 phút. Tòa án huyện Ninh Hà đã kết án anh Tôn bốn năm tù vào tháng 6. Anh Tôn đã nộp đơn kháng cáo lên Toà Trung thẩm Thiên Tân.

Báo cáo liên quan: Một người dân ở Thiên Tân tự biện hộ trước toà: “Niềm tin không phải là tội ác”

2. Chuyên gia hàng không vũ trụ bị kết án bảy năm tù

Ông Hùng Huy Phong (熊辉丰) bị bắt vào ngày 26 tháng 8 năm 2014. Ông tiếp tục bị tạm giam đến khi xét xử vào ngày 14 tháng 8 năm 2015, một năm sau khi bị bắt. Tại toà, ông đã biện hộ cho mình là vô tội và lập luận rằng tu luyện Pháp Luân Công không vi phạm bất cứ điều luật nào của Trung Quốc.

Ngày 25 tháng 11, Toà án Quận Nam Khai đã mở phiên điều trần thứ hai nhưng mãi đến sát ngày mới thông báo cho luật sư của ông nên luật sư không kịp báo với gia đình ông Hùng về ngày ra tòa.

Phiên điều trần chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút.Sau đó hai tuần, bản án đã được gửi đến trại tạm giam nơi ông Hùng đang bị giam.

Ông Hùng bị kết án 7.5 năm tù vào ngày 4 tháng 12 năm 2015. Ngay sau đó, ông đã nộp đơn kháng cáo. Tuy nhiên, gia đình ông Hùng lại không nhận được bất kỳ biên bản nào về phán quyết và bản án của tòa.

Báo cáo liên quan: Một cựu chuyên gia hàng không vũ trụ về hưu 78 tuổi bị kết án bảy năm rưỡi tù vì niềm tin của ông

3. Một phụ nữ ốm nặng bị xét xử ở trại tạm giam

Bà Khổng Ngọc Thuý (孔玉翠) bị giam tại trại tạm giam Huyện Kế sau khi bị bắt giữ vào tháng 11 năm 2014. Trong lúc bị giam cầm, nhiều lần bà bị rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh. Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Tòa án huyện Kế đã đưa bà ra xét xử ngay tại trại tạm giam, bởi bà yếu đến mức không thể đến phòng xử được.

Tòa án chỉ cho luật sư của bà tham gia phiên xử. Họ tuyên bố rằng bà Khổng sẽ vui mừng thái quá nếu gặp người nhà, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà.

Bà Khổng bị kết án 4.5 năm. Ngay sau đó bà đã nộp đơn kháng cáo, nhưng Tòa Trung thẩm Thiên Tân đã tống bà vào tù mà không thông báo cho gia đình và luật sư của bà Khổng.

Báo cáo liên quan:

Bà Khổng Ngọc Thuý, học viên Thiên Tân tiếp tục bị kết án lao động cưỡng bức

Thẩm phán và Phòng 610 chối bỏ trách nhiệm

Học viên bị ngược đãi trong lúc giam cầm

Bà Vương Cảnh Hương (王景香), 59 tuổi, bị bắt vào tháng 5 năm 2014 và bị xét xử bí mật vào tháng 8 năm 2014. Khi gia đình bà biết được nơi bà bị giam thì bà đã bị liệt nửa người do bị tra tấn ở trại tạm giam.

Sau đó bà Vương bị chuyển đến Nhà tù Nữ Thiên Tân, bà bị đột quỵ, tiểu đường, và không tự đi lại được vì bị ngược đãi và tra tấn.

Khi gia đình đến thăm bà vào tháng 6 năm 2015, bà đã kiệt quệ và bị huyết áp cao, người đầy vết thâm tím vì bị cai trại đánh đập khi bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Ngoài ra, bà còn bị cấm ngủ.

Báo cáo liên quan:

Mạng sống của bà Vương Cảnh Hương bị đe dọa sau bốn lần giam cầm

Bà Vương Cảnh Hương bị liệt vì tra tấn

Bà Vương bị tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công

Bắt giữ trên diện rộng vào tháng 3 năm 2015

Ngày 2 tháng 3 năm 2015, Sở Cảnh sát Thiên Tân đã ra lệnh bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng. Chỉ trong ba ngày, đã có 37 học viên và gia đình họ bị sách nhiễu, bắt giữ, bị công an lục soát nhà. Theo thông tin từ sở cảnh sát, hơn 60 học viên đã bị bắt giữ, trong đó, 20 người bị giam, tám người bị đưa ra xét xử, một người đã qua đời sau 19 ngày bị bắt giữ.

Gần 20 công an đã xông vào nhà cha mẹ cô Tống Huệ Thiền (宋惠婵) để bắt cô Tống mà không xuất trình văn bản hay giấy tờ tùy thân gì. Trong quá trình khám xét, công an đã làm mẹ cô Tống bị thương và tịch thu một máy tính cùng nhiều tài sản khác của cô. Sau đó họ đã áp giải cô Tống đến nhà con trai cô và lấy đi máy tính của cậu khi anh không có nhà.

Ngày 16 tháng 3, gia đình cô Tống được thông báo là cô đang bị giam dưới diện hình sự , nhưng lại không có văn bản chính thức nào. Đến tháng 6 thì cô Tống bị chuyển đến trại tạm giam Vũ Bình, và đến tháng 12 thì bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Tân Hải. Cô tự biện hộ là mình vô tội và tại thời điểm viết báo cáo này, bản án vẫn đang tạm treo.

Báo cáo liên quan:

Cha mẹ kiện cảnh sát vì đã bắt giữ con gái họ ở Thiên Tân

Luật sư yêu cầu trắng án cho một phụ nữ ở Thiên Tân bị xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công

Công an đã xông vào nhà bà Triệu Nguyệt Hoa (赵月花) và đợi đến khi bà về nhà để bắt giữ bà. Sau đó công an đã cách ly chồng và con gái bà để thẩm vấn, âm mưu lừa hai cha con để họ đưa ra những lời khai chống lại bà. Sau đó những lời khai của chồng bà được dùng làm bằng chứng chống lại bà trong phiên xử đầu tiên, khi chồng bà không được phép tham dự.

Lần đầu tiên họ đưa bà Triệu ra xét xử là tháng 8. Lúc đó toà án chỉ cho hai con gái bà vào phòng xử án. Tuy nhiên, phiên tòa không thể diễn ra vì luật sư biện hộ cho bà Triệu kiên quyết là phải có sự hiện diện của bồi thẩm đoàn.

Phiên xử thứ hai được tổ chức vào tháng 9. Lần này, luật sư của bà Triệu đã thay mặt thân chủ để biện hộ bà vô tội. Phiên xử kết thúc trong 30 phút.

Phiên xử thứ ba được tổ chức vào tháng 11. Lần đó, sau khi phiên xử diễn ra được hai tiếng rưỡi thì bà đã quá mệt đến nỗi không đứng nổi nữa. Thẩm phán đã lệnh cho nghỉ giải lao và kết thúc phiên xử vào buổi chiều.

Báo cáo liên quan:

Học viên Pháp Luân Công ba lần bị xét xử vì niềm tin của mình

Thêm nhiều vụ bắt giữ người kiện Giang Trạch Dân vào cuối năm 2015

Hầu hết những học viên ở Thiên Tân đệ đơn kiện Giang Trạch Dân đều bị bắt vào tháng 8 và tháng 11 năm 2015. Những học viên này đến từ 14 quận/ huyện ở Thiên Tân.

1. Quận Tây Thanh

Tháng 8 năm 2015, đặc vụ của Phòng 610 và công an ở tám đồn công an quận Tây Thanh đã có 45 lần sách nhiễu các học viên. 17 học viên đã bị bắt, trong đó có 11 người bị giam cầm phi pháp từ 30 đến 36 ngày. Một học viên bị đưa ra xét xử, tám người được bảo lãnh, và một người phải lưu lạc để tránh bị bức hại. Tổng cộng số tiền bảo lãnh phải trả cho chính quyền là 61.000 tệ (tương đương $9.300)

2. Huyện Ninh Hà

Trong tháng 6, công an bắt đầu tiến hành cuộc bắt giữ trên diện rộng các học viên ở huyện Ninh Hà. Trong sáu tháng tiếp theo, 31 học viên bị lục soát nhà, 27 người bị giam cầm từ 5 đến 30 ngày. Sáu trong tổng số 27 học viên bị giam được bảo lãnh tại ngoại (tổng số tiền là 30.000 tệ, tương đương $4.600), một người bị đưa ra xét xử.

Khi cô Hoàng Phượng Liên (黄凤莲) bị bắt, chồng cô đã cố gắng ngăn công an lại vì thế mà anh bị đánh đập và bị bắt giữ. Một người qua đường đã quay lại sự việc và hô lên “công an đánh người” nên cũng bị đánh đập và giam cầm. Sau đó chồng cô Hoàng bị kết án sáu tháng tù vì tội “tấn công cảnh sát” và bị phạt 20.000 tệ.

3. Quận Bảo Trì

Công an đã bắt ông Hình Tuấn Kiệt (邢俊杰) vào tháng 6, khi ông đang đi gửi đơn kiện Giang Trạch Dân. Ông bị giam trong bảy ngày. Ngày 7 tháng 12, công an đã xông vào nhà ông Hình và bắt ông, vợ ông là bà Lý Tĩnh Nhã (李静雅), cha mẹ ông, rồi tịch thu nhiều tài sản cá nhân của họ. Gia đình ông được trả tự do ngay đêm đó, còn ông Hình bị giam tại trại tạm giam Bảo Trì vào hôm sau.

Ngày 21 tháng 12, công an đã bắt cha mẹ ông Hình (không phải là học viên), rồi âm mưu ép họ ký vào biên bản mà không đọc cho họ nội dung biên bản. Khi cha mẹ ông Hình từ chối hợp tác, cha ông Hình bị giam trong năm ngày, còn mẹ ông thì được trả tự do vì sức khỏe yếu.

Công an còn thường xuyên sách nhiễu vợ ông Lý, lúc đó đang mang thai, và yêu cầu bà phải trả tiền bảo lãnh cho ông Hình. Tuy nhiên, bà đã từ chối đáp ứng, ông Hình hiện vẫn bị giam tại thời điểm viết báo cáo này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/28/322816.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/11/155524.html

Đăng ngày 1-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share