[MINH HUỆ 15-1-2016] Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động chiến dịch toàn quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, một môn tu luyện tự thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ đó, vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, tra tấn hoặc thậm chí bị giết hại vì kiên định không từ bỏ đức tin của mình. Tính đến nay đã có 3.906 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị giết hại trong cuộc đàn áp.

Trong khi nhiều học viên tại Trung Quốc nỗ lực đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào tháng 8 năm 2000, thì chính quyền lại thờ ơ từ chối tiếp nhận đơn kiện của người dân. Mặc dù có nhiều đơn kiện gửi thẳng từ nước ngoài tới chính quyền Trung Quốc trong những năm sau đó, nhưng các học viên ở Trung Quốc luôn gặp phải trở ngại trong việc gửi đơn kiện tới tòa án.

Một làn sóng mới khởi kiện Giang Trạch Dân đã bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 năm 2015 khi Tòa án Nhân dân Tối cao thực thi “cải cách hệ thống đăng ký” mới, trong đó quy định tòa án phải đăng ký tất cả đơn kiện hình sự khi tiếp nhận đơn.

Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã đệ đơn kiện Giang lên Tòa án Tối cao Trung Quốc.

Những đơn kiện cáo buộc Giang tội vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, Luật hình sự Trung Quốc, Công ước Chống Tra tấn, Chống Diệt chủng và Luật quốc tế theo Phong tục. Các nguyên đơn yêu cầu Giang phải chịu trách nhiệm với những tội ác ông ta đã gây ra: tra tấn, sát hại, giết người phi pháp, thu hoạch tạng, cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng bức lao động, bắt giữ và giam cầm phi pháp, tham nhũng, đàn áp, trộm cướp và phá hoại tài sản.

Những nỗ lực của các nguyên đơn nhằm đưa Giang ra trước công lý đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân ở trong và ngoài Trung Quốc, từ những người dân bình thường tới những nhà lập pháp nổi tiếng, từ các tổ chức phi chính phủ tới các nhà lãnh đạo thế giới.

Mặc dù nhiều học viên bị điều tra hay thậm chí còn bị đe dọa bắt giữ vì khởi kiện Giang, họ vẫn kiên định cáo buộc Giang phải chịu trách nhiệm bởi tội ác chống lại nhân loại của ông ta. Năm mới đang đến gần, chúng ta thấy ngày càng có nhiều các đơn kiện cựu lãnh đạo độc tài này.

Trong báo cáo thường niên này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tổng quát về những đơn kiện đã được gửi đi trong năm vừa qua. Để tiện theo dõi, vui lòng xem phần mục lục dưới đây:

• 201.803 người khởi kiện Giang Trạch Dân kể từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2015
• Các đơn kiện được gửi đi từ mọi tỉnh thành của Trung Quốc và 28 quốc gia khác
• Hồ sơ các nguyên đơn
• Sức khỏe hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công
• Pháp Luân Công giúp nâng cao đạo đức
• 1.338 trường hợp tử vong được báo cáo trong các đơn kiện hình sự
• Các đơn kiện tố cáo việc tra tấn thường xuyên phổ biến
• Trung Quốc Đại lục: Ủng hộ kiện Giang từ cơ sở
• Trung quốc Đại lục: Các nhà luật pháp nổi tiếng ủng hộ khởi kiện Giang
• Bên ngoài Trung Quốc: Các nhà lãnh đạo phương Tây lên án tội ác của Giang
• Bên ngoài Trung Quốc: Hàng triệu người dân Châu Á ủng hộ việc kiện Giang
• Lời kết

201.803 người khởi kiện Giang Trạch Dân kể từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2015

Từ giữa tháng 5 và ngày 31 tháng 12 năm 2015, Minh Huệ Net đã nhận được tổng cộng 171.056 bản sao đơn kiện của 201.803 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ.

48620e666f0ce3ded7b1a65d42d51d40.jpg
Bất chấp sự trả thù và nỗ lực của chính quyền địa phương ngăn chặn các học viên gửi đơn kiện, trong số 171.059 trường hợp mà trang web Minh Huệ tổng hợp có 134.176 trường hợp (chiếm 78,4% tổng số đơn kiện đã gửi) đã nhận được xác nhận gửi thành công tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Các đơn kiện được gửi đi từ mọi tỉnh thành của Trung Quốc và 28 quốc gia khác

Trong số các nguyên đơn có 2.189 trường hợp ở Đài Loan và 28 trường hợp ở các quốc gia khác, gồm có Mỹ, Canada, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Singapore, Pháp, Tây Ban Nha, Indonesia, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Ý, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Ba Lan, Romania, Bỉ, Peru và Hungary.

Các nguyên đơn ở Trung Quốc ở 33 khu vực hành chính cấp tỉnh, gồm có 22 huyện, 4 thành phố (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh), 5 khu tự trị (Quảng Tây, Nội Mông Cổ, Tây Tạng, Ninh Hạ, Tân Cương) và hai đặc khu hành chính (Hồng Kông, Ma-Cao).

8f6c12b793f38fe4f8ff09013451dca4.jpg

Các thành phố của Trung Quốc với hơn 1.000 nguyên đơn đã khởi kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc được liệt kê dưới đây:
bdd46ddfa359ca92660988d8934947a4.jpg

Hồ sơ các nguyên đơn

Các nguyên đơn thuộc mọi giai tầng khác nhau được minh chứng qua các trường hợp đã công bố trên Minh Huệ Net. Dưới đây là một số tiêu đề các báo cáo tiêu biểu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên đơn:

Cựu quản lý Marketing kiện Giang Trạch Dân bởi bị cầm tù bốn năm

Người vợ của một thợ sửa xe đạp thay mặt người chồng bị cầm tù kiện cựu độc tài Giang

Doanh nhân kiện Giang Trạch Dân bởi công ty và danh tiếng của anh bị hủy hoại

Cựu hiệu trưởng kiện Giang Trạch Dân vì bị bắt giữ năm lần và bị tra tấn trong suốt sáu năm bị cầm tù

Bác sỹ thôn kiện Giang Trạch Dân bởi cả gia đình bị bức hại và người chan bị tra tấn đến chết

Một kỹ sư thay mặt người vợ quá cố kiện Giang

Nhà nghiên cứu người Trung Quốc đang tị nạn tại Canada kiện cựu độc tài Trung Quốc bởi sách nhiễu và giam cầm ông

Giáo viên Quảng Tây kiện Giang Trạch Dân bởi bị cưỡng bức lao động và gia đình phải chịu thống khổ

Cựu quan chức chính phủ: thông qua thống pháp luật Trung Quốc yêu Giang Trạch Dân bồi thường tổn thất bởi cuộc bức hại mà ông ta phát động

Nguyên phó Ban tuyên truyền kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân

Cựu kế toán viên kiện Giang Trạch Dân vì xâm phạm quyền tự do tính ngưỡng và khiến bà phải sống tha hương

Một phụ nữ kiện Giang Trạch Dân bởi khiến bà từ một công nhân kiểu mẫu trở thành một tù nhân lương tâm

Cựu chiến binh đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc bởi bị cầm tù bất công 10 năm

Nhà thiết kế trang phục đã nghỉ hưu ở San Francisco kiện Giang Trạch Dân

Cuộc phi công sau khi rời khỏi Trung Quốc tị nạn để tránh bị bức hại đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân

Vợ một nông dân kiện Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công

Điểm chung của những đơn kiện hình sự là tất cả các nguyên đơn đều phụ hồi sức khỏe và/hoặc đạo đức được nâng cao nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Sức khỏe hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Nhiều học viên đã chia sẻ trải nghiệm sức khỏe của mình được hồi phục như thế nào sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Thiệu Thừa Lạc là bác sỹ Trung y từng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong suốt hơn 20 năm, ông phải chịu chứng mất ngủ và tiêu chảy mãn tính. Tình trạng sức khỏe của ông rất yếu tới mức ông phải nghỉ làm. Khi chỉ mới 43 tuổi, ông đã xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. May mắn thay bốn năm sau vào năm 1998, ông đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Các triệu chứng bệnh tật của ông biến mất nhanh chóng sau đó. Ông tràn đầy năng lượng và cảm thấy mình như thanh niên 20 tuổi mặc dù hiện tại ông đang ở tuổi 60.

0f6fd1804a5d495d50dfd3d748d26786.jpg

Ông Thiệu Thừa Lạc

Pháp Luân Công giúp nâng cao đạo đức

Nhiều học viên cũng chia sẻ rằng Pháp Luân Công đã giúp họ trở thành người tốt hơn.

Cô Khương Vĩ là một ví dụ điển hình. Cô từng là chủ khách sạn tại thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, cô từng có 30 gái mại dâm làm việc tại khách sạn và kiếm lợi nhuận khổng lồ. Cô không cảm thấy việc làm đó là sai trái vì các chủ khách sạn khác trong xã hội Trung Quốc hiện nay cũng vẫn làm vậy. Chỉ sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô nhận ra việc làm này là sai trái và không chần chừ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh mại dâm.

1.338 trường hợp tử vong được báo cáo trong các đơn kiện hình sự

Các học viên được hưởng nhiều lợi ích nhờ Pháp Luân Công nên họ thường tận dụng mọi cơ hội để nói với người khác về cuộc bức hại đang diễn ra đối với môn tu luyện. Vì thực hành theo quyền tự do tín ngưỡng của mình mà họ bị buộc phải trả giá quá đắt: cuộc sống gia đình hạnh phúc bị tan vỡ, bản thân họ bị bắt giữ, tra tấn hoặc thậm chí bị giết hại.

Tổng cộng có 1.338 trường hợp bị chết do bức hại được đề cập tới trong các đơn khiếu nại gửi đi trong năm ngoái.

Ví dụ trường hợp của bà Đường Lệ Quyên, cựu giáo sư đại học 65 tuổi ở tỉnh Hắc Long Giang, tố cáo trong đơn kiện rằng con trai bà, anh Vương Triết Hạo đã bị tra tấn đến chết ở tuổi 27.

5d42a73caf67480ad7ff76e7905ed5f9.jpg

Anh Vương Triết Hạo

Bà Triệu Ngọc Lan ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải cáo buộc Giang đã gây ra cái chết của con trai và con dâu bà. Anh Hạ Vạn Cát cùng vợ cô Triệu Hương Trung đã bị bức hại tới chết trong tù cách nhau ba tháng vào năm 2003, khiến bà Triệu rơi vào đau khổ tột cùng.

5231fbc92377b262f9667a55e552199a.jpg

Anh Hạ Vạn Cát

Các đơn kiện tố cáo việc tra tấn thường xuyên phổ biến

Trong các đơn kiện hình sự đã thống kê cho thấy có 28.002 người từng bị đưa tới trại lao động hoặc nhà tù, 839 người bị đưa tới bệnh viện tâm thần và 68.450 người bị đưa tới các trại giam và trung tâm tẩy não. Tổng cộng có 3.819 người bị thương tật do bị tra tấn trong khi bị giam giữ.

Nhằm ép buộc các học viên từ bỏ đức tin, chính quyền Cộng sản đã áp dụng hàng trăm phương thức tra tấn gây đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần các học viên. Ví dụ các bài viết về tra tấn đăng trên Minh Huệ Net đã lột tả một bức tranh đáng sợ về những gì các học viên phải chịu đựng khi nằm trong tay của chính quyền Cộng sản.

Trại Lao động Cưỡng bức đe dọa: “Chúng tôi có 108 phương thức tra tấn”

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Tra tấn bằng nước

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Đóng băng

Phương thức tra tấn: Tra tấn thị lực và thính lực

Phương thức tra tấn: Cảnh sát cùng lính canh ngục dùng hàng loạt các đồ dùng sinh hoạt để tra tấn các học viên Pháp Luân Công

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Treo người bằng còng tay

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Xông hơi và làm ngạt

Các phương thức tra tấn: Làm bỏng bằng nước sôi, dầu nóng và các chất lỏng khác (ảnh minh họa)

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: Trói nạn nhân trong các tư thế gây đau đớn

Minh họa các cách tra tấn để bức hại học viên Pháp Luân Công (phần I)

Minh họa các cách tra tấn để bức hại học viên Pháp Luân Công (phần II)

Minh họa các cách tra tấn để bức hại học viên Pháp Luân Công (phần III)

Minh họa các cách tra tấn để bức hại học viên Pháp Luân Công (phần IV)

Bà Hồ, cư dân thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh thuật lại chuyện đau thương về cô con gái bị chết trong Trại Lao động Thập Bát Lý Hà ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

Trong đơn kiện bà Hồ viết: “Tôi tới Bệnh viện Số ở Trịnh Châu và nhìn thấy thi thể của Quản Qua. Trên thân thể con tôi có nhiều vết cắt và bầm tím. Lúc đó mắt nó đang mở và có máu ở trong miệng.

“Tôi thấy có vết sưng to và vết cắt sâu nơi đầu cháu khi tôi mặc quần áo mới cho cháu tại nhà tang lễ. Tai cháu bị đánh mạnh tới nỗi bị dập nát. Tay trái có vết trầy xước trên da, và một vết sưng to phía sau cổ. Một vết sẹo tím dài khoảng 3cm còn rõ ở phía sau lưng và toàn bộ chân trái bị bầm tím. Hai tay nó nắm chặt lại thành nắm đấm. Theo tôi, những dấu hiệu này chứng tỏ con gái tôi bị tra tấn dã man trong trại lao động.

“Khi chúng tôi cố gắng chụp ảnh cơ thể nó, cảnh sát tại hiện trường giật lấy máy ảnh và không trả lại cho chúng tôi. Họ vội vàng hỏa táng thi thể Quản Qua bỏ qua mọi thủ tục cần thiết.

61800a5bf7b29c285bd6d8c8ff1a2de0.jpg

Cô Quản Qua

Cô Quản từng bị tra tấn cực hình trong tư thế trói chặt như hình minh họa dưới đây:

f5492c745596616ffc07c3b1cc928ad2.jpg

Tra tấn trói chặt

Một nhà thư pháp tài năng tại tỉnh Sơn Đông cũng bị tra tấn ở trong tù. Ông Lưu Tích Đồng viết trong đơn kiện:

“Họ véo da tôi và vặn xuôi ngược như là vặn chặt và nới lỏng một con ốc vậy. Họ dùng hết sức lực để tra tấn tôi như thế. Khi tôi la hét vì đau họ cười nhạo tôi và tiếp tục tra tấn. Da tôi mưng mủ vào ngày hôm sau.

”Trong khi họ tra tấn thân thể tôi, các tù nhân còn đánh vào đầu tôi. Mắt tôi trở nên đỏ ngầu và đầu tôi đầy rẫy thương tích.

“Các tù nhân không để cho tôi ngủ. Họ ép tôi phải ở trong tư thế nửa ngồi xổm, với hai tay đặt trên gối. Lúc đó tôi quá yếu và đã ngất đi vài lần. Nhưng các tù nhân đã đánh đập và chửi rủa để tôi phải tỉnh dậy”, ông Lưu nhớ lại.

22d8541f5a06d0b59fb23692e025fdcf.jpg

Ông Lưu Tích Đồng

Trung Quốc Đại lục: Ủng hộ kiện Giang từ cơ sở

Nhằm giúp công chúng hiểu tầm quan trọng của việc khởi kiện Giang Trạch Dân, các học viên tại Trung Quốc đã mạo hiểm tính mạng của mình để giăng những tấm biển ngữ, áp phích và biển hiệu mang thông điệp phong trào khởi kiện.

08aef0bd428bc2e8e83dfb83e3d3bee0.jpg

7a8ee5575f64245be8014c9c88b7f1cd.jpg

Áp phích tại Bắc Kinh công bố phong trào đưa Giang ra công lý

7002bea638a3c7a8f5227e8925d459c2.jpg

4f68c6d89d197b4ba483df722c98dc7e.jpg

Áp phích tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

009d692c4f8f03d35c4725fd1b27e3b6.jpg

Người dân đọc áp phích tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc

30af68784dcd80936478b64027702ce3.jpg

de768c0aca7787d93f25e46d4c7414df.jpg

Lan Châu, tỉnh Cam Túc

9d65802060616637042db2345160d204.jpg

Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc

aacef8e8f5a269982729e7b529691ec0.jpg

Yên Đài, tỉnh Sơn Đông

Nhiều người dân đã dần nhận thức ra việc khởi kiện và ký tên thỉnh nguyện kêu gọi đưa Giang ra công lý. Riêng tại huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh đã có 4.651 người dân ký tên thỉnh nguyện ủng hộ phong trào kiện Giang.

2a3b52752f635a2e3c8707dfb2935b1d.jpg

Người dân Thanh Nguyên ký tên hoặc điểm chỉ ủng hộ khởi kiện Giang Trạch Dân.

Những trường hợp dưới đây đã đăng tải trên Minh Huệ Net minh chứng rõ ràng hơn sự ủng hộ của người dân trên khắp đất nước Trung Quốc về làn sóng việc kiện Giang Trạch Dân bởi đã bức hại Pháp Luân Công:

Hơn 2.000 người dân Bảo Định ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân

Nhiều người dân không phải là học viên Pháp Luân Công ký tên thỉnh nguyện yêu cầu đưa Giang ra công lý

Hơn 1.400 người dân muốn đưa Giang Trạch Dân ra công lý vì đã bức hại Pháp Luân Công

Gần 30.000 người tại một thành phố Trung Quốc ký tên thỉnh nguyện ủng hộ khởi kiện Giang Trạch Dân

Trung Quốc Đại lục: Các nhà luật pháp nổi tiếng ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân

Ông Trịnh Ân Sủng, một nhà nhân quyền nổi tiếng cho biết: “Rất nhiều người dân đang kiện Giang Trạch Dân cho thấy một sự thay đổi căn bản tại Trung Quốc.”

Ông Trương Tán Ninh, một giáo sư luật của Đại học Đông Nam, tỉnh Giang Tô nhấn mạnh: “Các đồng nghiệp và tôi đều cho rằng việc khởi kiện Giang là đáng khích lệ. Nó cho thấy người Trung Quốc đang trở nên có ý thức về pháp luật hơn. Chúng ta nên ủng hộ những người cố gắng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.”

Ông Bào Đồng, thư ký của cố bí thư Triệu Tử Dương nói: “Tội ác mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài suốt 16 năm qua của ĐCSTQ là hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn. Nó là sự nhạo báng công lý và cản trở phát triển của xã hội. Mỗi kẻ tham gia vào tội ác mổ cướp tạng này, kể cả là dân thường hay các quan chức chính quyền, đều phải bị lên án và chịu sự phán xét của lịch sử.”

c08b504708b84006810863780248d5d5.jpg

Ông Bào Đồng

Bên ngoài Trung Quốc: Các lãnh đạo phương Tây lên án tội ác của Giang Trạch Dân

Theo bài viết đăng tải trên trang Minh Huệ với tiêu đề: “Các Nghị sỹ Quốc hội Mỹ ủng hộ các học viên khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân,” nhiều chính trị gia Mỹ đã lên án Giang và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của mình.

Nghị sỹ Dana Rohrabacher phát biểu trong buổi phỏng vấn ngày 27 tháng 10 rằng ông ủng hộ việc các học viên khởi kiện Giang Trạch Dân tại Trung Quốc, và cho rằng Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những tội ác họ gây ra.

bc89ed74767e7b199d4fa8374780ad80.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Dana Rohrabacher

Nghị sỹ Rohrabacher nhấn mạnh rằng ĐCSTQ là kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất, bức hại tự do tín ngưỡng và bức hại Pháp Luân Công, Cơ-đốc giáo và những người khác.

Ông cũng bày tỏ quan ngại về việc sách nhiễu và giam giữ các học viên khởi kiện Giang tại Trung Quốc, theo ông việc làm này cần phải chấm dứt nếu không Liên Hợp Quốc cần phải lên án các hành động sai trái này và giúp đỡ các nạn nhân.

Năm nhà lãnh đạo của Châu Âu cũng kêu gọi đưa Giang ra công lý. Ông Martin Patzelt, một Nghị sỹ Quốc hội Đức phát biểu trên trang mạng cá nhân rằng nếu chính phủ Trung Quốc không có khả năng hoặc không muốn điều tra các tội ác của Giang, thì Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ vào cuộc.

49f9682eba36378344a9e9c7f67aabe6.jpg

Nghị viên Quốc hội Đức Martin Patzelt

Bốn nhà lãnh đạo khác cũng bày tỏ sự ủng hộ việc khởi kiện gồm có: Giáo sư, Tiến sỹ Klaus Buchner, ủy viên nước Đức trong Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu; Tiến sỹ Cornelia Ernst, ủy viên nước Đức trong Nghị viện Châu Âu; ông Cristian Dan Preda, ủy viên Romani của Nghị viên Châu Âu thuộc Ủy ban Nhân quyền; và Stefan Eck, ủy viên nước Đức trong Nghị viện Châu Âu.

Bên ngoài Trung Quốc: Hàng triệu người dân Châu Á ủng hộ việc khởi kiện

Một cuộc họp báo với chủ đề “Một triệu người ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác của độc tài Giang Trạch Dân” đã được tổ chức tại Gwanghwamun Plaza ở thành phố Seoul, Hàn Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 2015 nhân ngày Nhân quyền Thế giới.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc đã tổ chức sự kiện và ông Wu Shilie – phát ngôn viên của Hiệp hội đã công bố rằng có 1.009.784 người dân ở Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông và Ma-cao đã ký tên thỉnh nguyện từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 7 tháng 12 năm 2015. Trong số họ có 466.775 người dân Đài Loan, 381.561 người dân Hàn Quốc và 63.682 người dân Nhật Bản.

Ông Wu cho biết ý nghĩa của chiến dịch này là nhằm giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và kêu gọi Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Trung Quốc đưa Giang ra công lý vì vai trò của ông ta trong việc phát động chiến dịch đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công.

Lời kết

Trước làn sóng khởi kiện, nhiều chính quyền địa phương đã yêu cầu tiến hành điều tra và/hoặc bắt giữ các học viên đã gửi đơn kiện Giang. Hành động trả đũa này là trái với pháp luật bởi Hiến pháp Trung Quốc đảm bảo công dân có quyền tố cáo hành vi phạm pháp của các cơ quan chính phủ hoặc cán bộ công chức nhà nước.

Khi được hỏi về việc khởi kiện, nhiều học viên đã nhân cơ hội này giải thích cho những người thắc mắc lý do họ gửi đơn kiện, và rằng Giang là thủ phạm chính kéo theo nhiều đồng phạm và những người đi theo ông ta trở thành nạn nhân của cuộc bức hại. Các học viên chỉ muốn Giang phải chịu trách nhiệm và kêu gọi những người đang thực thi theo mệnh lệnh của Giang chấm dứt tham gia vào cuộc bức hại.

Các học viên kệu gọi nhiều người hơn nữa tham gia vào làn sóng đưa Giang Trạch Dân ra công lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/15/322134.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/18/154854.html

Đăng ngày 03-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share