[MINH HUỆ 16-6-2016] Các sinh viên đã cảm động và sửng sốt trước bộ phim “Trung Quốc tự do – Dũng khí và niềm tin” được trình chiếu ngày 23 tháng 5 năm 2016 tại Khoa kỹ thuật của trường Đại học Aristotle ở Thessaloniki.

e5944091596bb861c5833cc5c4bac4fd.jpg

Khoa Kỹ thuật của trường Đại học Aristotle

Một sinh viên Eramus (“Erasmus” là một chương trình trao đổi sinh viên trong khối Liên hiệp Châu Âu) từ Hungary nói: “Tôi đã nghe nói nhiều đến tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Trung Quốc, nhưng cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống vì lợi nhuận thực sự khiến tôi bị sốc. Ý tôi là, việc này đến nay vẫn đang diễn ra.” Ngay từ đầu cậu sinh viên này đã rất chú ý đến bộ phim, bởi cậu biết việc người Duy Ngô Nhĩ đang bị bức hại ở Trung Quốc.

Cậu tiếp tục: “Tôi cảm thấy bị sốc khi biết đến những tội ác khủng khiếp này, nhưng đồng thời bộ phim cũng cho tôi một hy vọng, đó là sẽ có một sự thay đổi sớm diễn ra, một sự thay đổi hoà bình, nhờ những nỗ lực ôn hoà của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.”

Bộ phim “Trung Quốc tự do-Dũng khí và niềm tin” kể về những câu chuyện của Jannifer Zeng và Charles Lee, hai con người dũng cảm bị giam cầm và bị tra tấn ở trại lao động cưỡng bức Trung Quốc vì đức tin của họ với Pháp Luân Đại Pháp. Pháp môn này còn gọi là Pháp Luân Công, một môn khí công Trung Quốc cổ truyền tu luyện đề cao bản thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Năm 1999, môn tu luyện đã thu hút hơn 70 triệu học viên, con số này nhiều hơn số đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điều đó khiến cựu độc tài Giang Trạch Dân bị kích động, ông ta đã phát động một chiến dịch tuyên truyền lớn và một cuộc bức hại tàn bạo. Tiến sĩ Charles Lee, một nhân vật chính trong bộ phim “Trung Quốc tự do”, đã cố kháng cự lại chiến dịch tuyên truyền bằng nỗ lực quảng bá những thông tin không kiểm duyệt trên truyền hình vốn bị chính phủ kiểm soát.

Một sinh viên Eramus khác từ Italy nói: “Tôi nghiên cứu ngôn ngữ học, bao gồm cả tiếng Trung Quốc, nên thật sự kỳ lạ khi tôi chưa bao giờ nghe về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp trước đó.” Một học viên đã giải thích rằng các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc bị kiểm duyệt, cho nên những người sống bên ngoài Trung Quốc, những người không bị đe dọa giam cầm, cần phải phơi bày những tội ác này.

Một sinh viên Hy lạp tham gia một trong các câu lạc bộ phim ảnh của trường đại học đã hỏi thêm thông tin về bộ phim và muốn chiếu nó cho bạn bè và người thân. Cô là một trong số những người ủng hộ và đã công bố sự kiện này trên Facebook.

Sau khi xem phim, nhiều sinh viên đã nhận thêm tư liệu về Pháp Luân Đại Pháp và về cuộc bức hại, đồng thời ký tên thỉnh nguyện kêu gọi công lý.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/16/157438.html

Đăng ngày 23-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share