Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-3-2016]

Giữ vai trò là người phân phát tài liệu và điều phối ở địa phương

Tôi được xem là một người có suy nghĩ đơn giản nhưng ngộ tính kém. Ví dụ, khi những khảo nghiệm và khổ nạn xảy đến, tôi thường phải dành một đến hai ngày để điều chỉnh bản thân theo các yêu cầu của Pháp và kiểm soát chúng. Nhưng trong quá trình sản xuất và phân phát tài liệu giảng chân tướng, tôi đã có những cải biến vượt bậc!

Kể từ năm 2005 đến nay, tôi đảm nhận trách nhiệm cung cấp các tài liệu giảng chân tướng và Tuần báo Minh Huệ cho các học viên ở địa phương. Tôi cũng được đề nghị tiếp nhận vai trò điều phối viên sau khi điều phối viên ở địa phương chúng tôi chuyển đi nơi khác.

Cuộc sống bận rộn khiến tôi trở thành một phụ nữ khó tính

Trong hai năm đầu, tôi nhận thấy nếu tôi đặt tâm của mình xuống và học Pháp trước khi sản xuất tài liệu giảng chân tướng, thì tôi thường hoàn thành rất nhanh công việc của mình và kịp thời chuyển tài liệu tới tay các đồng tu.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, đặc biệt là trong vụ mùa bận rộn, tôi bắt đầu than phiền. Tôi phải đi bộ cả ngày với khuôn mặt bám đầy bụi bẩn. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn vì gia đình cũng muốn tôi có trách nhiệm hơn đối với việc nhà và việc đồng áng nặng nhọc.

Tôi cũng không hài lòng với một số đồng tu, bởi nếu họ chịu khó đến nhà tôi lấy tài liệu giảng chân tướng thì họ đã có thể giúp tôi bớt vất vả hơn. Trong khi đó, tôi cũng bực bội với những học viên không báo trước cho tôi biết họ sẽ vắng nhà để tôi phải đi bộ ba hoặc bốn dặm vô ích. Hơn nữa, tôi bắt đầu oán trách chồng mình khi anh ấy không làm tôi hài lòng.

Tâm oán trách lấp đầy tâm trí khi chúng ta không thiện

Một đêm, tôi trấn tĩnh lại và tập trung vào việc học Pháp. Tôi đã giật mình sau khi đọc những lời giảng Pháp sau của Sư phụ:

“Như mọi người đã biết, đó chỉ là một chấp trước, dục vọng của người thường, chỉ là một cái tâm, chỉ vứt bỏ được một cái tâm. Còn phải bỏ tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, các loại tâm; tâm người ta rất nhiều, tất cả các tâm, các loại dục vọng, đều phải vứt bỏ, thì mới có thể đạt đến tu luyện viên mãn.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hướng nội và tìm thấy tất cả các tâm chấp trước của tôi trong đoạn Pháp trên. Tôi nhận ra rằng tâm oán trách lấp đầy tâm trí của tôi khi tôi không đủ thiện. Tôi tự nói với chính mình rằng cần phải học Pháp nhiều hơn, và cố gắng tu bỏ hết thảy các nhân tâm đang cản trở tôi trên con đường tu luyện.

Các chấp trước yếu dần khi suy nghĩ của tôi chiểu theo Pháp

Một ngày nọ, tôi đến nhà một đồng tu để giao Tuần báo Minh Huệ. Thật không may cô ấy không có ở nhà. Lúc đó, tâm oán hận của tôi lại nổi lên. Tôi càu nhàu với bản thân mình: “Một lần nữa, chuyến đi của mình lại vô ích! Thật lãng phí thời gian”.

Trên đường về, tôi đã nhận ra rằng chính là tâm oán hận đã khiến tôi tức giận với đồng tu đó. Tôi tự nói với mình: “Chẳng phải đây là một cơ hội tốt để tôi trừ bỏ tâm oán trách và than phiền sao?”

Tôi bình tĩnh lại và nghĩ rằng: Làm sao tôi có thể đổ lỗi cho học viên này khi cô ấy không biết là tôi đang đến nhà cô ấy? Cô ấy cũng có cuộc sống bận rộn với gia đình của mình cô ấy mà.

Đêm đó, tôi đã rất xúc động khi đọc đoạn Pháp này của Sư phụ:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã minh bạch được tầm quan trọng của việc học Pháp để duy trì chính niệm. Tôi vui mừng nhận thấy các chấp trước của tôi ngày càng yếu đi khi các suy nghĩ của tôi luôn chiểu theo Pháp.

Tu luyện bản thân trong chính niệm

Mùa xuân năm ngoái, tôi đi ra ngoài để đưa tài liệu cho một học viên mà lần trước cô ấy không có nhà khi tôi đến. Khi tôi đến thì cửa nhà cô đang khóa, cô ấy lại không có nhà.

Lần này, thay vì bực bội, tôi bình tĩnh và mỉm cười. Tôi tin rằng chuyến đi của tôi không vô ích, bởi trên đường đến nhà cô ấy, tôi đã gọi điện thoại cho người dân để giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Mùa đông hai năm trước, tuyết rơi ở miền Bắc Trung Quốc rất lớn và dai dẳng, mặt đường rất trơn. Khi tôi đi đến nhà một học viên để đưa tài liệu, tôi đã bị trượt ngã nặng, khiến cho lưng và chân của tôi rất đau. Tôi từ từ đứng dậy, với niềm tin vững chắc rằng tôi sẽ không bị đau, bởi không ai có thể cản trở nỗ lực giảng chân tướng của một đệ tử Đại Pháp.

Tôi tự hỏi, làm sao tôi có thể bị ngã nặng như vậy? Tôi nhớ lại rằng trước khi ra khỏi nhà, tôi đã tự nhủ với bản thân không để đường trơn làm mình trượt ngã. Ngay lập tức tôi nhận ra nhân tố tà ác đã lợi dụng quan niệm người thường này của tôi và dùi vào sơ hở trong tâm tính của tôi!

Tôi quyết định đọc bài thơ của Sư phụ để giúp tôi kiên định trong khi thực hiện các cuộc gọi giảng thanh chân tướng:

“Đại giác bất uý khổ
Ý chí kim cương chú
Sinh tử vô chấp trước
Thản đãng Chính Pháp lộ”

Tạm dịch:

Đại Giác không sợ khổ
Ý chí kim cương đúc
Không chấp vào sinh tử
Thanh thản Chính Pháp lộ

(Chính Niệm Chính Hành, Hồng Ngâm II)

Cuối cùng, tôi đã đến nhà học viên đó. Sau đó, cô ấy cùng tôi đến thăm một học viên khác ở gần đấy, và cả ba chúng tôi cùng học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với nhau.

Trước khi nói lời tạm biệt, hai học viên chân thành nói với tôi: “Bây giờ chúng ta đều hiểu thời gian rất cấp bách, tất cả chúng ta cần tu luyện bản thân một cách chân chính và làm tốt ba việc mà một đệ tử Đại Pháp cần phải làm. Nếu không, chúng ta sẽ phụ sự từ bi khổ độ của Sư phụ.”

Trong hơn 10 năm qua, tôi đã cung cấp các bài giảng của Sư phụ, các tài liệu trực tuyến, tờ rơi, và Tuần báo Minh Huệ cho các học viên trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục làm tốt công việc này, đồng thời thúc giục nhóm học viên ở địa phương chúng tôi theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/30/325963.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/10/156639.html

Đăng ngày 21-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share