Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-5-2016] Tôi nhận thấy có một vài vấn đề đang tồn tại trong các học viên ở địa phương chúng tôi và chúng có một điểm chung là: chấp trước của một nhóm học viên nuôi dưỡng chấp trước của nhóm học viên khác.
Ví dụ, một số học viên quá quan tâm đến việc làm được nhiều sách Pháp Luân Đại Pháp và sau đó các học viên mua về chỉ để sưu tầm thay vì để học.
Ngoài ra còn có những người nghĩ rằng sứ mệnh giảng chân tướng của họ có thể được thực hiện bằng cách quyên tiền cho các điểm sản xuất tài liệu vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Không ngạc nhiên, một số học viên làm việc tại những điểm đó phàn nàn rằng họ không có đủ tiền để vận hành các điểm sản xuất.
Tôi mong rằng bài chia sẻ của mình khởi đầu một cuộc bàn luận về việc chúng ta phối hợp cùng nhau ra sao để giải quyết các vấn đề này.
Chấp trước vào việc sản xuất và sưu tầm các sách Đại Pháp mới
Một số học viên rất nhiệt tình trong việc làm sách Pháp Luân Đại Pháp. Họ thường hỏi các học viên xung quanh xem có ai cần một bộ sách Đại Pháp mới không và quảng cáo về những cuốn sách của họ được làm tốt như thế nào.
Mặc dù họ chỉ thu khoản phí đủ để trang trải chi phí sản xuất, nhưng tôi cho rằng họ đang khơi dậy và/hoặc làm tăng trưởng một số chấp trước nhất định cho các học viên mua sách từ họ.
Nhiều học viên không quan tâm đến các sách Đại Pháp của họ. Họ đặt sách ở bất cứ đâu, chạm vào sách bằng đôi tay dơ bẩn, hoặc lật các trang không chú ý làm rách sách. Tệ hơn nữa là, một số còn nộp các sách của họ cho cảnh sát khi bị đe dọa hoặc đốt sách để cho các quan chức thấy rằng họ không còn sở hữu chúng nữa. Điều mà những học viên này nghĩ đó là họ có thể dễ dàng có một cuốn sách mới, những cuốn sách Đại Pháp giá rẻ, và do đó đã không trân quý những cuốn sách cũ của họ.
Có những học viên khác thích thu thập các sách Đại Pháp, không phải để học mà là sưu tầm, như thể sách là đồ có thể sưu tập được. Đại Pháp là trân quý, do vậy chúng ta phải xem trọng những cuốn sách của mình như người thường đối xử với kho báu của họ vậy.
Chấp trước vào việc tích công đức
Một số học viên đã đưa rất nhiều tiền cho các học viên khác để làm tài liệu giảng chân tướng. Tôi thường tự hỏi tại sao họ lại quá nhiệt tình với việc đưa tiền để làm tài liệu như vậy. Tôi cho rằng những học viên này trong tiềm ý thức có ý muốn tích công đức.
Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Úc Châu: “không tồn giữ tiền, không tồn giữ vật.” Theo thể ngộ của tôi việc này là do Sư phụ không muốn những trao đổi tiền bạc làm khơi dậy chấp trước của người [tu luyện].
Một số học viên không làm tốt việc giảng chân tướng và đề xuất quyên tiền cho các hạng mục giảng chân tướng. Bằng cách này, họ cũng trở thành một phần của hạng mục và có thể tích công đức, khi mọi người được cứu bởi những tài liệu được làm ra. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã nhận xét về hành vi này trong Chuyển Pháp Luân: “Chư vị chỉ bỏ ra mấy chục đồng để mua Pháp Luân là sao?”
Cách đây vài năm cha mẹ tôi, cũng là học viên, quay lại quê nhà của họ. Một số học viên ở đó đã đưa tiền cho họ trước khi ra về và bảo với họ hãy dùng nó để sản xuất tài liệu Đại Pháp. Họ nói: “Bằng cách này chúng tôi đã làm một phần việc mà ông bà làm.” Trong mắt tôi hình thức này cũng giống như mặc cả với Thần Phật và cầu may bằng cách thắp hương hay đóng góp tiền cho các đền thờ. Sư phụ đã dạy chúng ta,
“Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo chung.”
(Đạo Trung, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu — mãi luôn ở trong Đạo.”
Những học viên này thật là dại dột, tin rằng tu luyện và giảng chân tướng có thể mua được bằng tiền. Tu luyện sao có thể biến thành một giao dịch tài chính được?
Có chấp trước truy cầu đức. Khi một điểm sản xuất tài liệu cho ra được một số lượng lớn tài liệu mà có thể cứu được nhiều người, thì sau đó liền có nhiều học viên thích tài trợ tiền cho điểm này hơn. Nó gần giống như chọn để đầu tư vào một dự án mạo hiểm cho tỷ lệ lợi nhuận cao. Những học viên đưa tiền cho những điểm sản xuất này cần phải hướng nội và xem động cơ của họ có thuần tịnh và chân chính không.
Mặt khác, một số học viên làm những tài liệu như vậy thường phàn nàn rằng những học viên khác không sẵn lòng đóng góp tiền. Trạng thái tu luyện của một học viên không nên được đánh giá thông qua số tiền mà anh ấy đã quyên [cho hạng mục]. Một trong những học viên ở địa phương của chúng tôi thường mang theo nhiều tiền mặt mà những học viên khác đã đưa cho anh. Mặc dù anh chỉ dùng tiền cho các hạng mục Đại Pháp, nhưng cuối cùng anh ấy vẫn gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Một gia đình hoặc một cá nhân có thể lập ra một điểm sản xuất tài liệu. Những gì họ làm tùy thuộc vào những gì cần phải làm. Cách họ vận hành những điểm sản xuất của họ sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình tài chính của bản thân họ. Nếu họ không có nguồn tài chính để vận hành một điểm, họ nên hướng nội và đề cao tâm tính trước hoặc giảng chân tướng theo cách khác. Những điểm sản xuất như vậy không nên dựa vào tiền quyên góp và khuyến khích các chấp trước.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/23/329108.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/2/157251.html
Đăng ngày 19-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.