Bài viết của một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 13-4-2016] Trong một buổi chia sẻ nhóm, một đồng tu đã chia sẻ về kinh nghiệm gọi điện thoại giảng chân tướng cho một đồn cảnh sát ở Trung Quốc. Trong khi cô vui mừng vì những nỗ lực của bản thân trong việc tiếp cận với người dân Trung Quốc đạt được một số hiệu quả, quá trình thực hiện công việc cũng đã giúp cô nhận ra và loại bỏ được các chấp trước liên quan đến tâm tật đố của mình.

Nhận ra tâm tật đố của mình

Một ngày nọ, khi tôi gọi điện để giảng chân tướng, người ở đầu dây bên kia nhấc máy lên và lắng nghe khá lâu. Một suy nghĩ chợt xuất hiện trong đầu tôi: “Gọi điện thoại giảng chân tướng cho đồn cảnh sát không phải là khó khăn lắm, có vẻ như họ đều nhấc máy. Nếu mình gọi điện thì họ cũng sẽ nhấc máy và lắng nghe khá lâu.”

Ngày hôm sau tôi gọi rất nhiều cuộc gọi đến một đồn cảnh sát nhưng không có ai nhấc máy cả. Tôi hướng nội và nhận ra rằng tất cả là do tôi có tâm tật đố với các đồng tu đã làm tốt việc gọi điện thoại này. Các học viên gọi điện thoại để cứu người. Lẽ ra tôi phải nên vui mừng với thành quả của họ, cớ sao tôi lại cảm thấy ghen tị như vậy?

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trước khi xảy ra sự việc này, tôi thường rất khó chịu với một đồng tu cùng làm hạng mục. Mỗi khi cô ấy được cả nhóm biểu dương, tâm tật đố của tôi lại trỗi dậy, tôi nghĩ rằng tôi đã phó xuất công sức nhiều hơn cô ấy.

Nhiều lần không đạt được tỷ lệ cuộc gọi thành công như kỳ vọng, nhưng tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm vì biết được các đồng tu khác cũng không thành công như mình.

Một hôm, khi biết các đồng tu khác đạt được tỉ lệ gọi thành công cao hơn mình, và hiệu quả cuộc nói chuyện của họ khá tốt, tôi cảm thấy lo lắng và không biết phải làm gì. Tư tưởng cạnh tranh và tâm danh lợi của tôi nổi lên. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn người khác giỏi hơn mình.

Tâm tật đố có những biểu hiện khác nhau

Tâm tật đố biểu hiện ra khi một người muốn việc gì cũng thực hiện giỏi hơn người khác và thấy khó chịu khi người khác hơn mình. Coi thường người khác cũng là một biểu hiện của tâm tật đố. Khi cùng thực hiện công việc với các bạn đồng tu, thỉnh thoảng tôi nghĩ: “Tại sao bạn làm theo cách này?” Dù không nói ra nhưng trong tâm tôi nghĩ rằng cách làm của tôi tốt hơn cách làm đó. Đây cũng là biểu hiện của tâm tật đố.

Một biểu hiện khác của tâm tật đố là tâm “truy cầu”. Chẳng hạn như truy cầu có được hiệu quả tốt như các đồng tu khác khi giảng chân tướng, khi khuyên mọi người tam thoái, hoặc truy cầu môi trường tu luyện tốt hơn. Tất cả các loại truy cầu này đều là biểu hiện của tâm tật đố.

Một lần, trong một phiên trực điện thoại vào buổi sáng, sau khi một học viên vừa hoàn thành một cuộc gọi, tôi hỏi thăm cô ấy về cuộc gọi đó. Trong khi nói chuyện với tôi, cô ấy nhờ một học viên khác giúp cô ấy gọi một cuộc gọi khác. Đây là học viên mà tôi đã hướng dẫn cách gọi điện thoại gần đây.

Trong tâm tôi có chút khó chịu, tôi chợt có một số suy nghĩ bất hảo về các đồng tu này. Tôi đăng xuất khỏi nhóm làm việc. Sau đó, nhận ra không nên làm như vậy, tôi nhanh chóng đăng nhập trở lại và tiếp tục cuộc nói chuyện của chúng tôi. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, những suy nghĩ tiêu cực của tôi về cô ấy đã biến mất.

Một lần khác, hai học viên thay phiên nhau gọi đến một số điện thoại. Người nhận cuộc gọi có một thái độ tốt, nhưng từ chối nghe giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Chúng tôi hội ý với nhau, và các học viên kia yêu cầu tôi gọi lại cho số máy này. Tôi đã rất tự tin nhận lời .

Tuy nhiên, sau khi bên kia nhấc máy, người đó nói những lời khó nghe và nói rằng tôi không tôn trọng anh ấy. Mặc dù anh ấy có thái độ khó chịu, tôi vẫn tiếp tục nói. Sau khi kết thúc cuộc gọi, tôi tự hỏi tại sao anh ấy lại nói những lời đó trong khi lúc đầu thái độ của anh ấy rất tốt.

Tôi nhận ra rằng tôi còn nhiều chấp trước cần phải tu bỏ. Tôi hướng nội và thấy rằng tôi vẫn còn tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tâm chứng thực bản thân, tâm tật đố, và tâm sắc dục vẫn chưa tu bỏ kiền tịnh. Đó là lý do anh ấy có phản ứng như vậy với tôi.

Tâm tật đố sinh ra các chấp trước khác và mâu thuẫn giữa các đồng tu

Tâm tật đố liên quan đến rất nhiều chấp trước khác, bao gồm tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tính kiêu ngạo, tính ngang bướng và bảo thủ. Người có tâm này thường hướng ngoại mỗi khi có phát sinh mâu thuẫn. Họ thường phán xét những người khác xem có phù hợp với Pháp không. Đây là một chủng tâm lý giảo hoạt, những người này tự họ không muốn thay đổi bản thân và từ chối trách nhiệm của mình. Đây chính là tâm lý của cựu thế lực.

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp, chư vị đều nói làm tốt những gì đệ tử Đại Pháp cần làm, thật sự có thể khởi tác dụng trong Chính Pháp, trợ Sư Chính Pháp. Chư vị cần dụng tâm thì mới có thể làm được; không dụng tâm thì sẽ trở thành gánh nặng bị kéo theo; làm không được lại còn can nhiễu và không thực hiện được nổi lời hứa của đệ tử Đại Pháp; thật sự phải coi trọng thì mới được.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên)

”’Nhân tâm’ ngáng trở con đường của bản thân chư vị, cho nên con đường ấy cứ mãi gập ghềnh trắc trở, bước đi không dễ, phiền phức không ngưng. Chính là vì nhân tâm quá nhiều, khi vấn đề xuất hiện thì duy hộ bản thân chứ không phải Pháp.“ (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên)

Tâm tật đố còn gây ra mâu thuẫn và can nhiễu đến việc phối hợp giữa các đồng tu với nhau. Nó làm giảm hiệu quả cũng như năng lực cứu người. Chúng ta phải tìm ra tất cả các chấp trước tật đố này, tu bỏ chúng đi, khi đó chúng ta mới làm việc cùng nhau một cách hiệu quả cũng như cải biến môi trường tu luyện tốt hơn.

Nỗ lực tu bỏ tâm tật đố

Trong khi làm việc với các đồng tu, tôi luôn cố gắng hết sức mình để nhận ra tâm tật đố và lập tức phủ nhận ngay khi nó vừa xuất hiện. Khi tôi thấy các đồng tu đạt được kết quả tốt, tâm tật đố của tôi bắt đầu nổi lên trong đầu, tôi liền chính lại suy nghĩ của mình và tự nhủ: “Các đồng tu đạt được kết quả tốt trong việc cứu người. Đây là một điều tốt, và tôi không tật đố với họ.”

Xin từ bi chỉ ra những điều chưa đúng trong nhận thức của tôi.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/13/326617.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/22/157108.html

Đăng ngày 11-6- 2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉn trong tương lao để sát hơn với nguyên bản.

Share