Bài viết của một đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 30-5-2016] Có một thời gian, tôi bị một loại cảm xúc phức tạp can nhiễu, những lúc nghiêm trọng còn cảm thấy “chán đời”, có những lúc cảm thấy tâm mình như bị một thứ từng đống đen đen nặng nặng to đùng bóp nghẹt không thở nổi. Tôi vẫn luôn muốn vượt thoát khỏi trạng thái này, học thuộc Pháp, phát chính niệm chỉ đỡ được một lúc, sau đó lại nổi lên, cảm thấy mình có nỗ lực thế nào cũng chỉ như đấm bịch bông, không thể khởi nổi tinh thần lên, bởi tôi cảm thấy đằng sau sự thống khổ này còn có một gốc rễ sâu xa đang không ngừng cấp năng lượng cho nó.
Nhờ Sư phụ nhiều lần điểm hóa, tôi đối chiếu với Pháp để tìm đáp án, hướng nội hết lần này tới lần khác, thanh lý những thứ liên đới giữa các tâm chấp trước đằng sau cảm giác “chán đời”, cuối cùng thì tôi cũng đã phát hiện ra căn nguyên của cảm giác “chán đời” này.
Ban đầu, thuận theo cảm xúc “chán đời” tôi đã tìm ra sự tiêu cực và tâm oán hận. Điều khiến tôi tiêu cực và oán hận chính là những đồng tu là không tinh tấn theo ý chủ quan của tôi. Tôi ngộ được ra từ trong Pháp rằng nguyên nhân chủ yếu khiến Chính Pháp chưa kết thúc là do đệ tử Đại Pháp tu luyện chưa đạt và lượng người cứu chưa đủ. Đệ tử Đại Pháp không tinh tấn là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến số người được cứu không đủ, do đó Sư phụ đành phải kéo dài tiến trình của Chính Pháp hết lần này tới lần khác. Từ một vài đồng tu mà tôi tiếp xúc thì quả thực là như vậy. Họ đặt danh lợi tình lên trên ba việc, thậm chí coi việc sống thoải mái là điều kiện tu luyện và tiền đề cứu người, họ vừa hưởng thụ niềm vui bội thu của danh lợi tình, vừa truy cầu ham muốn vật chất không mệt mỏi, làm trầm trọng thêm nhân tâm của bản thân, đồng thời dùng những lời như “phù hợp với trạng thái của người thường”, “không chạy sang cực đoan” để đối phó với những lời nhắc nhở dành cho bản thân mà không nhìn thẳng vào tầng tầng lớp lớp nhân tâm của mình. Tôi oán trách những đồng tu này, cảm thấy vô vọng khi Chính Pháp xa vời vô hạn, đã khiến tôi “chán đời”. Nỗi thống khổ này bị cựu thế lực không ngừng phóng đại tăng cường, đã phát sinh ra tâm oán hận và tiêu cực nhiều hơn, làm dao động ý chí tinh tấn của tôi.
Tiếp đó, tôi lần lượt thuận theo hai sợi dây tiêu cực và oán hận để tìm ra chấp trước tại tầng sâu hơn. Tiêu cực là vì cảm thấy vô vọng vì Chính Pháp xa vời vô hạn. Bởi vì tôi hầu như không có hứng thú với những thứ của người thường, gồm cả sự nghiệp và hôn nhân. Tu luyện viên mãn chính là sự truy cầu trong kiếp nhân sinh của tôi, trong khi mục tiêu duy nhất trong kiếp nhân sinh ấy lại kéo dài lê thê không thể đạt được, tôi cảm thấy kiếp nhân sinh thực là vô vị, liền sinh tâm oán hận với những người gây ảnh hưởng khiến mục tiêu này không thể đạt được. Đây chính là chấp trước về thời gian, chấp trước vào viên mãn.
Oán hận những đồng tu không tinh tấn là vì cảm thấy họ đã kéo dài tiến trình Chính Pháp, tâm oán hận này bề ngoài có vẻ đường hoàng dường như là lo nghĩ vì chúng sinh, thực chất là cho rằng họ đã kéo dài thời gian của tôi, hại tôi đã phải hy sinh cả tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình, lại không biết còn phải đợi tới bao lâu mới có thể kết thúc. Điều này cũng thể hiện chấp trước vào thời gian và viên mãn.
Thuận theo chiều hướng này, tiếp tục đào sâu, tôi phát hiện ra việc “cho rằng những đồng tu không tinh tấn đã kéo dài thời gian của tôi” lại có thể chia nhỏ ra thành hai phương điện, một là cảm thấy mình giỏi hơn những đồng tu này, cũng chính là không cho rằng những người kéo dài thời gian trong đó bao gồm cả bản thân mình, tự cho rằng mình rất tinh tấn, không có truy cầu gì nơi thế tục, tự cho rằng mình rất giỏi, chủng tâm này nói nhẹ thì là tự cho mình là đúng, tự cao tự đại, nói nặng thì chính là tự tâm sinh ma, thực vô cùng nguy hiểm; Còn một phương diện khác cũng rất chủ yếu, chính là cảm thấy mình đã phó xuất nhiều hơn những đồng tu này, đặc biệt là những đệ tử Đại Pháp còn trẻ như tôi.
Rất nhiều người trong số họ đều đã rớt xuống, nghĩ tới việc Sư phụ vẫn đợi họ nhưng họ vẫn không tiến lên, cơn giận lại sôi lên sùng sục, những người chưa bị rớt xuống hoặc mới quay trở lại vẫn còn mang nặng nhân tâm, họ tài hoa và có năng lực, trẻ trung, giàu tinh lực, nhưng lại dùng những thứ này để truy cầu danh lợi tình, lãng phí thời gian Sư phụ kéo dài thêm ra, có những người biết tranh thủ thời gian thì cũng đợi tới khi đã thỏa mãn danh lợi tình, là do sợ mình bị rớt lại. So với bản thân mình thì không có gì đáng được gọi là “phó xuất”, lại vô cớ phải gánh vác hậu quả do người khác không tinh tấn, tôi cảm thấy trong tâm vô cùng bất công.
Vậy vì sao tôi lại không muốn phó xuất nhiều hơn người khác? Tiếp tục tìm kiếm, lại phát hiện ra tâm bất bình này là tâm sợ phải chịu thiệt, tâm so sánh, tâm tật đố, hướng ngoại tìm mắt chỉ nhìn chằm chằm vào người khác, không khoan dung với đồng tu, yêu cầu “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” của Văn hóa đảng, điều quan trọng nhất là tôi lại coi nguyện vọng và mục đích duy nhất của đệ tử Đại Pháp khi tới thế gian, coi chức trách thần thánh vô cùng vinh diệu mà Sư phụ ban tặng, ngay cả Thần cũng đều phải ngưỡng mộ mà không thể có được như một kiểu “phó xuất” của người thường.
Tiếp tục tìm kiếm, lại có những tâm khiến tôi không dám tin, bóc khỏi lớp vỏ ngoài đẹp đẽ có vẻ như là “suy nghĩ vì đại cục”, “lo lắng vì chúng sinh” lại là tâm hữu cầu, tức là, hóa ra cơ điểm tôi tu luyện, cứu người lại là tiền đề vì để phù hợp với sở thích của bản thân, thỏa mãn cái mà mình muốn, chỉ có vậy tôi mới thấy công bằng trong tâm, mới nguyện ý “phó xuất”, nếu không phải vậy thì tâm tôi bất bình, sau đó là oán hận, tiêu cực, thậm chí là chán đời, đây chính là đòi hỏi điều kiện, là hữu cầu mà tu.
Để kiểm nghiệm phán đoán này, tôi đã xem xét lại bản thân mình: Vì truy cầu này, mà nhìn thấy đồng tu tinh tấn thì vui, ngược lại thì buồn. Đây chính là vui vẻ và buồn chán, không phải là trạng thái thần thánh không có tâm tật đố, vô tư vô ngã, là cảm thấy đồng tu không tinh tấn, tức là một mình mình tinh tấn cũng sẽ không thể nhanh chóng đạt được lượng người cần cứu; còn khi đồng tu tinh tấn, thì dù thời gian còn rất lâu, nhưng chí ít cũng không phải là chỉ có một mình tôi đang dốc sức chiến đấu.
Tâm này giống như tâm ỷ lại, kỳ thực là đang nhìn vào người khác mà tu, chứ không phải tu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Người khác tinh tấn thì tôi mới cam tâm tinh tấn và “phó xuất”, dường như người khác tinh tấn mới là động lực để bản thân mình tinh tấn, người khác không tinh tấn thì tôi cũng chán nản, không thể cảm nhận được niềm vui tu luyện và việc cứu người cấp bách, đây là thái độ của “trung sỹ”.
Nhìn sâu hơn, tôi còn có suy nghĩ khi đồng tu tinh tấn thì lực độ cứu người sẽ mạnh, vậy thì tu luyện của chỉnh thể đệ tử Đại Pháp, thời gian cứu người sẽ rút ngắn lại, nên tôi mới có “nhiệt huyết”. Nhìn thấy hy vọng mới nguyện ý phó xuất thời gian, tinh lực, là mong chờ kết quả tốt đẹp của việc tu luyện và cứu người là điều kiện trao đổi để tinh tấn “phó xuất”, là tu luyện một cách hữu cầu, là tu luyện, cứu người có điều kiện. Điều này cũng không khác gì so với những đồng tu vừa đắc được lợi ích từ Đại Pháp, vừa truy cầu danh lợi tình trong khoảng thời gian quý báu mà Sư phụ đã kéo dài thêm ra, họ truy cầu những thứ của người thường, còn tôi lại truy cầu quả vị phúc báo trong tu luyện, đều là cơ điểm tu luyện bất thuần.
Liên tưởng tới việc tu luyện của bản thân, vì kết quả đạt được viên mãn không nên là động lực để phó xuất, cũng không thể vì cảm thấy hy vọng còn xa mà không tăng tốc tiến về phía trước. Nếu không có truy cầu, thì dù người khác có tinh tấn hay không thì tôi cũng sẽ không bị ảnh hưởng, dù thời gian dài hay ngắn tôi đều sẽ không vui mừng hay bi thương về bản thân mình. Nếu không có truy cầu, cũng sẽ không có khái niệm “phó xuất”, vậy thì bất kỳ ai và sự việc gì cũng đều không thể động được đến bản thân, không thể làm dao động ý chí tinh tấn của mình. Đối với những người chân tu nhất tâm tinh tấn dựa trên Pháp, trợ Sư chính Pháp mà nói, dù tại nhân gian hay ở trên thiên thượng thì chẳng phải cũng đều là đại tự tại hay sao!
Tôi đắc Pháp từ nhỏ, vì nhìn thấy Pháp tượng của Sư phụ mà quyết định tu luyện, tự cho rằng mình không có “chấp trước căn bản” như những đồng tu lớn tuổi và các đồng tu trưởng thành. Nhưng sau khi hướng nội một cách hệ thống, tôi mới phát hiện cái tâm này ẩn chứa rất sâu, vẫn còn được bao bọc bởi lớp áo khoác mỹ lệ “Suy xét cho đại cục”, “lo nghĩ vì chúng sinh”… Khi chấp trước thực sự bị che đậy tầng tầng lớp lớp bởi hiện tượng bề mặt là “chán đời”, cựu thế lực mới được không ngừng phóng đại tất cả những tâm chấp trước này của tôi, thông qua cảm xúc oán hận, tiêu cực, chán đời được nuôi dưỡng một thời gian lâu mà hủy hoại ý chí tinh tấn của tôi.
Phân tích xong lại nhìn lại những chấp trước bất luận là minh hiển hay ẩn sâu này đều có xuất phát điểm là “cái tôi”. Vị tư vị ngã, là ngọn nguồn của mọi chấp trước và tư tưởng xấu. Trước kia tôi vẫn luôn nỗ lực nhằm giải quyết sự thống khổ do cảm giác “chán đời” này mang tới, kỳ thực cũng là đang truy cầu: Tinh tấn làm tốt ba việc nhằm giải quyết sự thống khổ, cho nên làm thế nào thì cũng đều chỉ có thể giải quyết nhất thời trên bề mặt, không thể nào tiếp xúc được tới căn nguyên tự căn bản đang cuồn cuộn không dừng cấp năng lượng cho tà ác đó.
Lời kết
Tôi từng nằm mơ thấy Sư phụ điểm hóa cho tôi thông qua một miếng bánh ga tô: Sư phụ mặc áo cà sa màu cam chuẩn bị giảng bài cho các đồng tu trên lớp, trước khi giảng, Sư phụ gọi tôi lên, đưa cho tôi một miếng bánh ga tô hình tam giác, bảo tôi chia cho từng đồng tu trên lớp, và bảo tôi miếng bánh này có một phần rất không tốt, phải cắt nó đi trước. Tôi không thể nhìn thấy bánh hỏng chỗ nào, không đợi tôi động tay vào, Sư phụ đã giúp tôi cắt đi phần bánh hỏng và đặt lại vào tay tôi, tôi liếc nhìn thấy đã cắt bỏ một nửa. Sư phụ muốn tôi cắt bỏ phần bánh hỏng trước, quay về sẽ chia cho tôi một nửa khác. Tôi có chút nghi hoặc, bởi vì một miếng bánh chỉ đủ một người ăn lại bị cắt mất một nửa, làm thế nào có thể đủ chia cho mười mấy, hai chục đồng tu đang ngồi ở phía dưới đây?
Hướng nội tìm, tôi ngộ ra rằng bánh ga tô được ví với tâm khinh mạn cao ngạo của tôi, cái tâm này mặc dù không có chấp trước về những thứ tốt trong dục vọng vật chất, nhưng cũng bao hàm sự không rộng lượng đối với “hơi thở thế tục” của các đồng tu, vứt bỏ chấp trước vì truy cầu thành quả tu luyện.
Tôi nghĩ rằng Sư phụ đang điểm hóa tôi, không được tiêu trầm vì những đồng tu không tinh tấn, nếu quả thực đồng tu còn thiếu sót, thì ngược lại nên khiến bản thân lớn mạnh lên để giúp đỡ họ. Nhìn thấy những thiếu sót của đồng tu không dám chỉ ra, không muốn đối mặt với khí thế của đồng tu, là văn hóa đảng “triết lý sáng phòng thân”, là bất thiện nghĩ xấu về đồng tu, đồng thời oán hận và chỉ trích trong tâm, giả tạo và không bao dung. Đây đều là những tâm sinh ra vì muốn duy hộ tự tư tự lợi, chính là nửa “miếng bánh ga tô hỏng” phải cắt bỏ đó. Cắt bỏ đi phần không tốt của bản thân hoàn toàn không khó, Sư phụ đã giúp tôi “cắt” đi phần hỏng đó, đã đặt vào tay tôi, bản thân tôi chỉ là đi hoàn thành động tác “cắt bỏ” này mà thôi.
Ban đầu, tôi không hiểu lắm về về một nửa miếng bánh ngon nhưng không đủ chia đó, bởi vì có chia thì mỗi người cũng không được vài mi li mét, có nhất thiết phải chia không? Lúc này đồng tu mẹ nhắc nhở tôi, bà nói sau khi Milarepa viên mãn, đã để lại một mảnh vải bông và một viên đường trông rất nhỏ, nhưng mọi người vẫn tuân theo dặn dò của Milarepa mà cắt đường, cắt vải ra, dù cắt nhỏ bao nhiêu lần thì viên đường đó cắt mãi cũng không hết, dù cắt bao nhiêu lần thì mảnh vải đó cũng không nhỏ bớt đi. Tôi ngộ được là Sư phụ muốn tôi mang những điều tốt đẹp đắc được trong Đại Pháp chia cho mỗi một đồng tu. Dù sức mạnh của bản thân mình xem ra có vẻ nhỏ bé bao nhiêu cũng đừng hoài nghi, bởi vì giúp đỡ đồng tu, đề cao chỉnh thể, triển hiện sự tốt đẹp của Đại Pháp, đạt được hiệu quả cứu người tốt hơn, đó chính là điều Sư phụ bảo các đệ tử đi làm, nếu đứng tại góc độ vô tư vô ngã, đứng tại góc độ Chính Pháp của Sư phụ, thì năng lượng đó nhất định là vô cùng vô tận.
Do vậy, tôi nên thấu hiểu, bao dung đồng tu, nghĩ về những điều đồng tu nghĩ, giúp đỡ đồng tu xuất phát từ nội tâm. Giúp đỡ đồng tu không phải để khoe khoang bản thân tu tốt thế nào, không phải là chỉ trích không muốn thấu hiểu, không phải là sự hời hợt không thực lòng, hoặc cưỡng ép kiểu hạ kết luận, là vì tôi là sinh mệnh do Đại Pháp tạo nên, tôi nên làm một sinh mệnh vị tha.
Sự thống khổ chán đời, tiêu cực và oán hận cũng giống như bị chặt mất gốc, tôi mới minh bạch hóa ra điều mà Sư phụ và các đồng tu mong đợi chính là sự đề cao của bản thân!
Cảm tạ Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu!
Tầng thứ có hạn, những chỗ không thỏa đáng vui lòng cải chính, hợp thập!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/30/329330.html
Đăng ngày: 16-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.