Bài viết của học viên Đại Pháp ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-5-2016] Mỗi khi nhớ lại các học viên Pháp Luân Công chúng tôi đã tham gia lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á năm 1998 như thế nào, tôi lại nhận thấy đó quả là một phép màu.
Chúng tôi nhận được thư mời tới tham gia chỉ năm ngày trước khi sự kiện diễn ra. Dưới lịch trình kín như vậy, chúng tôi phải làm đồng phục, huấn luyện đội diễu hành và sắp xếp các học viên ngồi ở hàng ghế khán giả để tạo thành ba chữ Trung Quốc “Pháp Luân Công”.
Đó là một thành công lớn khi ban tổ chức đã trao cho chúng tôi giải thưởng “Văn minh Tinh thần” duy nhất, các kênh truyền thông đã có những báo cáo tích cực về Pháp Luân Công. Sau đó, khi chúng tôi đưa các bức ảnh chụp cho Sư phụ xem, Ngài nói ba chữ “thật đẹp!”
Nhận lời mời
Thành phố Thẩm Dương đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á năm 1998. Được tài trợ bởi tổ chức Liên đoàn và Hiệp hội Thể thao châu Á và Hiệp hội Thể thao quốc gia Trung Quốc, mục đích là để giới thiệu các môn thể thao phi-Olympic ở châu Á. Một trong những môn đó là khí công. Thời điểm đó, khí công được xem là một môn tập bí ẩn nhưng hiệu quả mà đã giúp mọi người lành bệnh và khỏe mạnh.
Chúng tôi rất muốn tham gia vào sự kiện để giúp mọi người thấy được vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Khi đại hội đến gần, chúng tôi vẫn chưa nhận được lời mời, mặc dù các nhóm khí công khác đã nhận được lời mời trước đó vài tháng.
Chúng tôi đã sớm biết rằng vào năm 1997, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân và tay chân của ông ta đã bắt đầu quấy rối Pháp Luân Công. Họ tổ chức các đợt điều tra bí mật, cố gắng tìm cớ để cấm Pháp Luân Công, nhưng các báo cáo điều tra không mang lại điều gì cả.
Biết được động thái này, Ủy ban Thể thao Thẩm Dương đã không mời chúng tôi.
Chúng tôi bắt đầu giải thích cho các quan chức chính quyền: Pháp Luân Công dạy mọi người không ích kỷ và sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Tôi đã đến ủy ban thể thao thành phố và gặp một vị trưởng ban bị bệnh tim nặng. Tôi kể cho ông nghe về bản thân mình, rằng tôi mắc nhiều bệnh mãn tính. Tôi không thể đứng thẳng được.
Vào lúc đỉnh điểm của bệnh tật, khi lên xuống cầu thang tôi phải có người khiêng. Tôi đã hoàn toàn phục hồi sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Tôi có thể đạp xe đạp 32 km mà không cảm thấy mệt mỏi.
Vị trưởng ban tổ chức rất ấn tượng và muốn học các bài công pháp. Một vài ngày sau, tôi mang cho ông một cuốn Chuyển Pháp Luân và ông đã rất cảm kích.
Các học viên khác đến công viên và quảng trường để luyện công, nói cho mọi người về Pháp Luân Công và chia sẻ những câu chuyện của họ. Nhiều người đã bắt đầu tu luyện.
Chúng tôi đã tổ chức luyện công tập thể quy mô lớn. Một buổi sáng tại Quảng trường Hội chợ Triển lãm Liêu Ninh, 10.000 học viên đã cùng luyện công tập thể. Vài nghìn học viên cũng luyện công tại Sân vận động quận Hoàng Cô thành phố Liêu Ninh.
10.000 học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể buổi sáng tại Quảng trường Hội chợ Triển lãm Liêu Ninh
Năm ngày trước khi sự kiện bắt đầu như dự tính, cuối cùng chúng tôi đã nhận được lời mời.
Xếp chữ “Pháp Luân Công”
Chúng tôi đã nhận được 1.500 vé để xem lễ khai mạc.
Tôi đề xuất với các học viên khác rằng: “Nếu chúng ta chia nhau ra mặc đồng phục trắng và vàng, chúng ta có thể xếp chữ ở khu vực khán giả.”
Họ thích ý tưởng đó. Chúng tôi chỉ có một suy nghĩ, để mọi người tại đại hội thể thao thấy được uy đức và vẻ đẹp của Pháp Luân Công!
Một học viên đã sử dụng một chương trình máy tính để thiết kế cho 1.500 người ngồi để tạo ra chữ “Pháp Luân Công” màu vàng trên nền trắng và phân chia chỗ ngồi dựa trên số lượng học viên của từng quận của Thẩm Dương.
Ngày trước khi diễn ra lễ khai mạc, tất cả các học viên tham gia xếp chữ tiến hành tập dượt. Chúng tôi phân phát các áo thun màu vàng và màu trắng mà các học viên đã mua và chia sẻ kinh phí. Sau khi tập dượt, người điều phối viên xếp chữ nói rằng các chữ không nổi bật.
Tôi nói: “Mỗi người có thể cầm một tấm biển được không? Như vậy nhìn các chữ sẽ lớn hơn.”
Một nữ học viên trẻ nói: “Thật tuyệt! Tôi sẽ làm việc đó. Tôi sẽ mua giấy và keo. Trong sáng ngày mai, tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ.” Một học viên khác đề xuất sẽ mang các tấm biển.
Tôi hôm đó, tôi đến nhà cô. Cô nói: “Mọi việc xong rồi!” Cô cho tôi xem 290 tấm biển, các tấm đỏ ở một bên và các tấm màu dương ở một bên. Cô vẫy hai cây gậy băng đầy màu sắc trong không trung và mỉm cười nói: “Cái này là cho điều phối viên.” Tôi vô cùng xúc động vì cô đã làm việc chăm chỉ và vô tư.
Hôm sau, ngày 20 tháng 8, chúng tôi tập hợp bên ngoài sân vận động lúc 5 giờ sáng. Cửa mở lúc 7 giờ 30 sáng. Các học viên mặc đồng phục vàng và trắng được xếp vào vị trí phù hợp. Chúng tôi phân phát các tấm biển màu đỏ và màu xanh nước biển cho các học viên mặc đồng phục màu vàng.
Chúng tôi không có thời gian để sắp xếp mọi người theo chiều cao của họ, vì vậy khi mọi người giơ các tấm biển lên, một số người sẽ cao và một số lại thấp. Các học viên tự điều chỉnh mọi thứ. Một số đổi chỗ. Các học viên thấp thì giơ cao các tấm biển của họ lên và những học viên cao thì hạ thấp các tấm biển của họ xuống.
Tôi đã đến hiện trường để đánh giá hiệu quả tổng thể. Dưới ánh mặt trời, các chữ tỏa sáng và bắt mắt. Màu đỏ và xanh lam thật trang nghiêm. Cùng đồng phục màu vàng bên dưới, họ đã tạo nên một hiệu ứng 3D.
Mặc dù các học viên chưa từng tập lật bảng, nhưng họ làm rất đều. Tôi đã vô cùng xúc động! Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt. Pháp Luân Công thật kỳ diệu!
Diễu hành và biểu diễn các bài công pháp
Đối với cuộc diễu hành tại lễ khai mạc, 68 học viên đã hợp thành một hình vuông của Pháp Luân Công. Một số sĩ quan quân đội nghỉ hưu có kinh nghiệm diễn tập dẫn dắt đội luyện tập. Vì thời gian quá gấp nên hàng ngày họ phải luyện tập từ sáng đến tối nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi vì họ chỉ có tất cả năm ngày để chuẩn bị và đồng phục đã sẵn sàng.
9 giờ sáng ngày 20 tháng 8 năm 1998, lễ khai mạc bắt đầu. Có tổng cộng 25 đội, mỗi đội đại diện cho một môn khí công, diễu hành và biểu diễn các bài công pháp của họ tại lễ khai mạc.
Đoàn diễu hành của Pháp Luân Công
Đoàn của Pháp Luân Công, mặc đồng phục luyện công màu vàng, đặc biệt nổi bật. Chỉ với năm ngày luyện tập, tính đồng bộ và phong cách độc đáo của những người tu luyện khá ấn tượng, so với những nhóm khác đã tập luyện trong vài tháng.
Họ biểu diễn các bài công pháp đứng trong sân và sau đó là bài công pháp ngồi.
Sự công nhận
Chúng tôi đã ngồi dưới ánh mặt trời trong sáu giờ đồng hồ. Không ai đứng dậy và đi lại. Không ai phàn nàn. Mọi người ngồi im lặng. Người từ các đội khác ra về giữa chương trình khi mặt trời lên.
Pháp Luân Công là nhóm duy nhất ở lại đến cuối cùng. Đoàn diễu hành của chúng tôi diễu hành đến cuối buổi lễ. Ban tổ chức đã trao cho Pháp Luân Công giải thưởng “Văn minh Tinh thần” duy nhất.
Người từ các môn khác bày tỏ sự khâm phục của họ. “Hãy xem những người luyện Pháp Luân Công kìa. Họ đã ở lại cùng nhau. Không một mẩu rác nào bị bỏ lại ở khu vực của họ.” Đó là sự thật. Khi chúng tôi ra về, chúng tôi đã nhặt hết tất cả rác của mình.
Không có đủ xe buýt cho mọi người tại sự kiện, vì vậy chúng tôi đã đi bộ về nhà. Chúng tôi nói chuyện về cảm nhận của chúng tôi trong buổi lễ và kinh nghiệm tu luyện. Chúng tôi không cảm thấy mệt khi đi bộ hơn 9 km về nhà. Chúng tôi chỉ cảm thấy vui mừng.
Sau đó, ban tổ chức đã xuất bản một ấn bản đại hội đặc biệt. Cả bìa trước và bìa sau đều trưng ảnh các học viên Pháp Luân Công đang luyện công tập thể.
Lãnh đạo Ủy ban Thể thao Thẩm Dương cảm ơn chúng tôi sau khi ông nhận được lời khen từ cục trưởng Tổng cục Thể thao Quốc gia. “Phát triển Pháp Luân Công ở Thẩm Dương thật tốt!”
Một số kênh truyền thông báo cáo về màn trình diễn vượt trội của Pháp Luân Công tại đại hội. Ngày 28 tháng 8 năm 1998, báo Thanh niên Trung Quốc báo cáo về lễ khai mạc trong một bài báo có tiêu đề: “Ngày lễ của cuộc sống.” Một phần ba của bài báo ca ngợi Pháp Luân Công và có chèn hai bức ảnh các học viên Pháp Luân Công. Một câu chuyện là về học viên Trần Quế Hoa, bệnh của bà đã khỏi sau khi tu luyện Pháp Luân Công, và cách bà đã hiến tặng một phần tư thu nhập của mình để hỗ trợ một sinh viên nghèo, giúp anh học xong chương trình đại học của mình.
Một học viên đã đưa cho Sư phụ xem các bức ảnh chụp các học viên tại lễ kỷ niệm. Sư phụ rất hài lòng. Khi Sư phụ nhìn bức ảnh đầu tiên, Ngài nói: “Thật đẹp!” Ngài xem bức ảnh thứ hai và nói: “Thật đẹp!” Khi xem bức thứ ba Ngài cũng nói: “Thật đẹp!”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/13/327720.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/21/157091.html
Đăng ngày 7-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.