Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-4-2016] Luật sư Lý Trọng Vĩ là luật sư biện hộ cho bà Ngô Quế Mẫn, 61 tuổi, một học viên Pháp Luân Công. Ông thấy rằng thẩm phán Đỗ Khải Quốc rõ ràng đã thiên vị bên nguyên, vì vậy ông đã yêu cầu Đỗ cáo tỵ (thay đổi thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng) vụ kiện. Phản ứng của Đỗ là lệnh cho nhân viên tòa án trục xuất ông Lý khỏi phòng xét xử.

Đỗ Khải Quốc là thẩm phán của Toà án huyện Dịch thuộc tỉnh Hà Bắc, kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp học viên Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông ta đã kết án tù hơn 20 học viên Pháp Luân Công. Năm 2009, Đỗ đã chủ trì phiên toà xét xử bảy học viên và tất cả họ đều bị kết án tù.

Theo luật sư Lý, Đỗ Khải Quốc đã vi phạm pháp luật trong nhiều phương diện như:

Thứ nhất, Đỗ không tuân thủ đúng nội quy của toà án và thiên vị bên nguyên. Mặc dù chưa được thẩm phán cho phép nói, nhưng công tố viên đã ngắt lời luật sư biện hộ một vài lần. Khi luật sư Lý giơ tay lên để yêu cầu thẩm phán Đỗ ngăn công tố viên lại, thì Đỗ lại ngăn luật sư nói.

Thứ hai, Đỗ không cho phép luật sư Lý biện hộ cho thân chủ của mình. Sau khi nhận thấy sự thiên vị của Đỗ đối với bên nguyên, ông Lý đã yêu cầu Đỗ tự rút khỏi vụ kiện. Khi đó, Đỗ tỏ ra giận dữ và lệnh cho nhân viên chấp hành án trục xuất ông Lý khỏi phòng xử án, đồng nghĩa với việc ông Lý không thể tiếp tục biện hộ cho bà Ngô.

Thứ ba, Đỗ đã đưa ra quyết định mà không thuộc thẩm quyền của ông ta. Khi luật sư Lý đề nghị Đỗ tự rút khỏi vụ kiện, Đỗ đã trả lời rằng: “Lời đề nghị không được chấp nhận.” Tuy nhiên, vì yêu cầu đó là đối với chính ông ta, cho nên nó cần được được quyết định bởi Chủ tịch Toà án, chứ không phải là đối tượng được đề nghị.

Thứ tư, Đỗ không tuân theo thủ tục pháp lý một cách thích đáng sau khi đuổi luật sư biện hộ ra khỏi phòng xử án. Theo Luật Hình sự, nếu luật sư biện hộ không có mặt, thẩm phán phải hỏi bị cáo rằng liệu bà ấy có muốn tiếp tục phiên xét xử không. Tuy nhiên, sau khi luật sư Lý bị trục xuất khỏi phòng xử án, Đỗ đã không hỏi bà Ngô câu hỏi quan trọng này. Ông ta chỉ ra lệnh tiếp tục phiên xét xử.

Thứ năm, Đỗ không cho phép bị cáo tự biện hộ cho chính mình. Bất cứ khi nào bà Ngô bắt đầu biện hộ cho mình, Đỗ đều ngắt lời bà và bảo rằng bà không được tiếp tục. Đỗ nói: “Ở đây, tôi nói gì thì là như thế.”

Luật sư Lý cũng nhận thấy rằng người dân không được phép tham dự phiên toà. Luật Hình sự quy định rằng người dân có quyền tham dự phiên toà mở. Trong vụ kiện của bà Ngô, phiên toà được diễn ra trong một phòng nhỏ và chỉ có hai người là người nhà của bà Ngô được phép tham dự.

Luật sư Lý đã đệ đơn kiện lên Viện kiểm sát Trung cấp Bảo Định tỉnh Hà Bắc, nơi phụ trách giám sát Toà án huyện Dịch. Ông Lý cũng đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Đỗ chịu trách nhiệm về việc vi phạm thủ tục pháp luật để đưa ra quan điểm của Viện kiểm sát đối với toà án huyện Dịch và yêu cầu toà án huyện Dịch xét xử lại vụ án của bà Ngô Quế Mẫn.

Gia đình bà Ngô cũng lên kế hoạch đệ đơn kiện nếu chính quyền không giải quyết khiếu nại của luật sư Lý một cách thoả đáng.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/3/326184.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/14/156274.html

Đăng ngày 07-05-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share